064 - page 8

8
thứ BẢY
15 - 3 - 2014
Họ đã nói
P
hap luat
Báo
Pháp Luật TP.HCM
ngày 6-3 có bài phản ánh tại hội
nghị tổng kết ngành tòa án năm 2013, Tòa Hành chính TAND
Tối cao có tham luận cho rằng: Theo Điều 131 Luật Bảo hiểm
xã hội (BHXH) thì BHXH các cấp là tổ chức sự nghiệp, không
phải là cơ quan hành chính nhà nước. Do đó, các quyết định,
hành vi của BHXH không phải là quyết định hành chính, hành vi
hành chính, không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.
Tuy nhiên, bài báo đã phân tích cho thấy Luật Tố tụng hành
chính quy định quyết định của BHXH là quyết định hành chính
và khi người dân khởi kiện, tòa phải thụ lý, giải quyết. Trong
thực tiễn, các tòa vẫn đang thụ lý, giải quyết bình thường.
Sau khi báo đăng, ông Thân Văn Hạnh (ngụ TP Buôn Ma
Thuột, Đắk Lắk) đã liên hệ phản ánh trường hợp tương tự của
ông vừa bị TAND tỉnh này từ chối thụ lý đơn kiện.
Ông Hạnh trình bày: Trước đây, ông làm đơn yêu cầu BHXH
tỉnh Đắk Lắk bổ sung thời gian đóng BHXH. Ngày 8-2, giám
đốc BHXH tỉnh ra quyết định bác yêu cầu của ông. Ngày 17-2,
ông khởi kiện yêu cầu TAND tỉnh Đắk Lắk hủy quyết định trên.
Ngày 5-3, TAND tỉnh có thông báo trả lại đơn khởi kiện với lý
do: “Theo Luật BHXH thì BHXH các cấp là tổ chức sự nghiệp,
không phải là cơ quan hành chính nhà nước. Khi các tổ chức
này có các quyết định, hành vi về một vấn đề cụ thể để thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình thì các quyết định, hành vi
này không phải là quyết định hành chính, hành vi hành chính.
Do vậy, các quyết định, hành vi của tổ chức BHXH không phải
là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính”.
Chúng tôi khẳng định một lần nữa là Điều 3 Luật Tố tụng
hành chính quy định rất rõ: “Quyết định hành chính là văn bản
do cơ quan hành chính nhà nước
,
cơ quan, tổ chức khác
hoặc
người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành”.
Có nghĩa rằng quyết định hành chính thuộc đối tượng bị kiện
theo thủ tục hành chính không chỉ là các quyết định hành chính
của cơ quan hành chính nhà nước. Nó còn bao gồm cả quyết
định hành chính của các cơ quan, tổ chức khác nếu quyết định
đó hội đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Tố
tụng hành chính và Nghị quyết số 02 ngày 29-7-2011 của Hội
đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
Đáng chú ý là tham luận của Tòa Hành chính TAND Tối cao
không phải là hướng dẫn chính thức của Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao. Như đã phân tích, tham luận này hiểu sai quy
định của Luật Tố tụng hành chính. Thiết nghĩ TAND Tối cao
cần sớm có văn bản hướng dẫn cho các tòa địa phương để việc
thụ lý, giải quyết các vụ kiện quyết định của BHXH bảo đảm
sự thống nhất, tránh chuyện tòa chấp nhận, tòa từ chối.
THANH TÙNG
Tòatừchối thụlývụánsai
HOÀNGYẾN
T
rước hết, theo TAND tỉnh
Tuyên Quang, hiện có tình
trạng các cá nhân, tổ chức tín
dụng đen vay tiền của nhiều tập thể,
cá nhân và hứa trả lãi rất cao. Trước
khi vay, họ đưa ra các lý do là vay
mua nhà, làm dự án, kinh doanh...
Nhưng khi lấy tiền xong, họ không
trả lãi, không đầu tư vào bất kỳ hoạt
động kinh doanh nào. Khi bị đòi nợ
thì không chịu trả trong khi họ có
rất nhiều tài sản.
Hình sự hay dân sự?
Khi bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản (Điều 139 BLHS), tại
giai đoạn điều tra, các cá nhân trên
thừa nhận khi vay tiền có nêu lý do
để đầu tư, kinh doanh... Nhưng sau
đó, họ phản cung, không nhận và
cơ quan tố tụng cũng không chứng
minh được họ đã dùng tiền vay vào
mục đích gì (hợp đồng vay không
nói rõ mục đích vay).
Có quan điểm cho rằng các cá
nhân trên không phạm tội vì đây chỉ
là quan hệ dân sự. Nhưng cũng có
quan điểm đây có hành vi gian dối,
nói vay tiền kinh doanh rồi không
thực hiện đúng, tuy có tài sản nhiều
lại không chịu trả là cố tình chiếm
đoạt tài sản, cần phải chịu trách nhiệm
về tội lừa đảo.
Bên cạnh đó, trong tội tiêu thụ tài
sản do người khác phạm tội mà có
(Điều 250 BLHS), hiện có hai trường
hợp mà tòa chưa thống nhất được là
có tội hay không:
Trường hợp thứ nhất, bị cáo trộm
Nhiềuán
hình sự chờ
hướngdẫn
Mới đây,TANDtỉnhTuyênQuangđãnêu lênmột sốtrườnghợp,
tìnhhuốngvướngmắc, cầntraođổi nhằmthốngnhất trong
ngànhkhi ápdụngpháp luậthìnhsự.
Người dưới 14 tuổi trộm
cắp tài sản khôngphải chịu
tráchnhiệmhình sự.Vậy
người tiêu thụ tài sản của
người dưới 14 tuổi này có
phạmtội hay không?
Cần hướng dẫn
chính thức
Hiện các tòa định tội rất khác nhau
về hành vi “lấy” tài sản của người bị
hại sau khi người bị hại chết hay ngất
xỉu, bỏ chạy... Có nơi định tội cướp tài
sản, tội cưỡng đoạt tài sản, có nơi định
tội trộm cắp tài sản, lại có nơi định tội
công nhiên chiếmđoạt tài sản hoặc tội
chiếm giữ trái phép tài sản...
Trong các hội nghị tổngkết,TòaHình
sự TANDTối cao cũng có tham luận về
việc định tội đối với loại hành vi này
nhưng chỉ dừng lại ở mức tham luận.
Cho đến nay, Hội đồng Thẩm phán
TAND Tối cao chưa có hướng dẫn vì
vấn đề này liên quan đến các cơ quan
tố tụng nên nếu có hướng dẫn thì phải
ban hành bằngmột thông tư liên tịch.
Đãđến lúc các cơquan tố tụng trung
ương cần thống nhất hướng dẫn loại
hành vi này có cấu thành tội phạmhay
không, nếu có thì đó là tội phạm gì?
Luật sư
ĐINHVĂN QUẾ
,
nguyên Chánh Tòa Hình sự TAND Tối cao
cắp tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng
trước đó đã bị phạt hành chính về
hành vi trộm cắp nên bị kết án về
tội trộm cắp tài sản. Vậy người tiêu
thụ tài sản bị cáo phạm tội mà có
(giá trị dưới 2 triệu đồng) có phạm
tội hay không?
Trường hợp thứ hai, người dưới 14
tuổi trộm cắp tài sản không phải chịu
trách nhiệm hình sự. Vậy người tiêu
thụ tài sản của người dưới 14 tuổi
này có phạm tội hay không?
Đánh xong lấy tài sản,
tội gì?
Theo TAND tỉnh Tuyên Quang, tội
cướp tài sản (Điều 133 BLHS) trong
thực tế vẫn gặp trường hợp vướng
khi xác định tội danh.
Tòa này dẫn chứng
bằngmột vụ án cụ thể:
A và B không quen
biết, vô tình gặp rồi cãi
chửi nhau. Bực tức,A
đã đấm đá B, rồi vác
gậy vụt đối phương.
Trong lúc bị A đánh,
ví tiền và điện thoại
di động của B bị rớt xuống đất. B
hoảng sợ quá bỏ chạy, không dám
chống cự. Thấy ví tiền và điện thoại
của B rơi, A lấy đút túi rồi đi về.
Các cơ quan tố tụng địa phương
có những quan điểm khác nhau về
tội danh của A: Có quan điểm cho
rằng hành vi của Akhông cấu thành
tội cướp. Bởi lẽ việc A dùng vũ lực
đánh B là do bực tức, cãi nhau chứ
không có mục đích nhằm chiếm đoạt
tiền và điện thoại của B, không thỏa
mãn dấu hiệu dùng vũ lực chiếm đoạt
tài sản trong tội cướp. Quan điểm
khác thì bảo lưu đây là tội cướp. Tuy
việc A dùng vũ lực ban đầu không
phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản nhưng sau đó, tài sản của B rơi
xuống đất, thấy B lâm vào tình trạng
không thể chống cự, Ađã lấy tài sản
của B với ý thức chiếm đoạt.
Vụ việc trên tương tự một trường
hợp mà
Pháp Luật TP.HCM
từng
phản ánh: Tối 24-7-2013, tại một
quận ở TP.HCM, anh Phạm Hữu
Hòa và bạn bè đang ngồi trước cửa
nhà thì bị nhóm Trần Tiến Đạt cầm
dao, cây… xông đến đánh. Nhóm
anh Hòa bỏ chạy, để lại hai xe máy.
Nhóm của Đạt đuổi theo không kịp
nên quay lại. Thấy xe máy của anh
Hòa đang cắm sẵn chìa khóa, nhóm
của Đạt lấy luôn, đem
bán được 2 triệu đồng
(theo kết quả định giá,
xe trị giá 2,5 triệu
đồng).
Sau khi bị bắt, tại cơ
quan điều tra, nhóm
của Đạt khai rằng khi
đang ngồi trước nhà
thì nhóm anh Hòa đi xe máy chạy
ngang rồ ga lớn. Cho rằng bị khiêu
khích nên Đạt mới rủ cả bọn đi đánh
nhóm của anh Hòa.
VKS quận đã truy tố nhóm của Đạt
về tội cướp tài sản theo khoản 1 Điều
133 BLHS nhưng TAND quận lại có
quan điểm khác. Theo tòa, hành vi
của Đạt và đồng phạm không phù
hợp các yếu tố cấu thành của tội
cướp tài sản, nếu áp dụng nguyên
tắc có lợi cho họ thì có thể truy tố
họ về tội công nhiên chiếm đoạt tài
sản theo khoản 1 Điều 137 BLHS.
Sau đó VKS quận vẫn bảo lưu quan
điểm nên TAND quận đã phải xin ý
kiến của TAND TP.HCM...
Nạn nhân không rõ
sống chết, xử sao?
Ngoài ra, theo TAND tỉnh Tuyên
Quang, các cơ quan tố tụng của tỉnh
này còn đang tranh cãi về một vụ án
khá lạ: Một người chạy ô tô trên cầu
bắc qua sông đâmvào hai người chạy
xe máy đi ngược chiều. Một người
đi xe máy chết tại chỗ, người còn lại
rơi xuống sông mất tích, đến nay đã
hơn hai năm cũng không rõ tung tích.
Tài xế ô tô bị xử lý về tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ. Khi giải quyết
án, VKS và tòa có quan điểm khác
nhau về khung hình phạt. TheoVKS,
tài xế phải bị truy tố theo điểm đ
khoản 2 Điều 202 BLHS vì gây tai
nạn làm chết nhiều người. Ngược
lại, tòa cho rằng chỉ có thể xét xử tài
xế theo khoản 1 Điều 202 BLHS vì
chưa có căn cứ để xác định tài xế gây
tai nạn làm chết nhiều người. Ở đây
chưa thể xác định người rơi xuống
sông còn sống hay đã chết. Tuy đã
quá hai năm không thấy về nhưng
không có căn cứ tuyên bố người đó
mất tích hay đã chết nên cần áp dụng
khung hình phạt theo hướng có lợi
cho bị cáo...
Từ khó khăn trong việc xác định
có tội hay không, tội gì, khung hình
phạt nào... ở các trường hợp trên,
TAND tỉnh Tuyên Quang đã đề nghị
TAND Tối cao cần sớm có hướng
dẫn để tháo gỡ.
Tội cướp tài sản (Điều 133 BLHS) trong thực tế vẫn gặp trường hợp vướng khi
xác định tội danh. Ảnh minh họa: HTD
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook