064 - page 13

13
thứbảy
15 - 3 - 2014
Doi song xa hoi
Cả nước có 1,75 triệu
lao động trẻ em
(PL)- Đây là số liệu từ kết quả điều tra quốc gia
về lao động trẻ em được Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục
Thống kê, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), công bố
tại Hà Nội, ngày 14-3.
Số lao động này tập trung ở độ tuổi 5-17, trong đó lao
động có nhóm tuổi 5-11 chiếm khoảng 15%. Trong số
này có 85% lao động trẻ em sinh sống ở khu vực nông
thôn, 15% sinh sống ở thành thị. Tỉ lệ lao động trẻ em
nam chiếm gần 60%, nữ chiếm trên 40%.
Theo thống kê, hiện 45,2% lao động trẻ emvẫn tiếp tục
đi học, 52%đã thôi học và 2,8% chưa bao giờ đi học. Có
1/3 trong số 1,75 triệu lao động làmviệc trên 42 giờ/tuần,
trên 2/3 lao động trẻ em là lao động hộ gia đình không
được hưởng tiền công, tiền lương vào thu nhập chung
của hộ gia đình. Các hoạt động kinh tế trẻ em tham gia,
gồm: trồng cây lâu năm, chăn nuôi, khai thác lâm sản,
may mặc, bán hàng lẻ, thu nhặt lâm sản…Tỉ lệ lao động
trẻ em tại Việt Nam được đánh giá thấp hơn tỉ lệ trung
bình của toàn thế giới và rất gần với tỉ lệ của khu vực.
Ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại
Việt Nam, cho rằng: “Lao động trẻ em cần được loại
bỏ bởi nó lấy đi tuổi thơ, tiềm năng và nhân phẩm của
những đứa trẻ, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển
về thể chất và tinh thần của các em”.
PHONG ĐIỀN
Ngànhytếvàcông
ankýkếtđảmbảo
antoànbệnhviện
Vào BV bắt cóc trẻ sơ sinh, vào BV đập phá đe dọa
hành hung bác sĩ, phổ biến nhất là móc túi lấy tiền,
điện thoại, giả danh bác sĩ lừa bệnh nhân lấy tiền, “cò”
lôi kéo bệnh… Đó là những thực trạng bất an trong
các BV của TP.HCM trong thời gian vừa qua. Mặc dù
các BV đã tăng cường phối hợp với công an các quận/
huyện nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để do các đối
tượng rất tinh vi. Xuất phát từ những bức xúc và yêu
cầu trên, sáng 14-3, Sở Y tế và Công an TP.HCM đã
ký kết quy chế phối hợp về công tác đảm bảo an ninh
trật tự trong lĩnh vực y tế.
Tại lễ ký kết, TS-BS Trần Vĩnh Hưng, Giám đốc BV
Bình Dân, cho biết BV nằm trên địa bàn hai quận 3
và quận 10. Mỗi ngày, có một công an phường và hai
dân phòng trực ở BV và tối công an, dân phòng đi tuần
qua đây hai lần. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều đối tượng
trà trộn vào và bằng thủ đoạn hết sức tinh vi để móc
túi bệnh nhân, thân nhân người bệnh. Theo BS Hưng,
đối tượng trộm cắp ở các BV có liên kết với nhau, có
người bị móc túi ở BV Thống Nhất nhưng quăng giấy
tờ bệnh nhân ở BV Bình Dân. Có đối tượng bị phát
hiện thì liền bỏ đi và vài ba ngày sau quay lại.
Ngoài ra, tình trạng “cò” lôi kéo bệnh nhân trước BV
Ung bướu, Da liễu… cũng khiến dư luận rất bức xúc.
Hay tình trạng giang hồ ẩu đả nhau, vào BV lại gây
hấn cả với bác sĩ, y tá cũng khiến nhân viên y tế bất an.
Phát biểu tại lễ ký kết, Thiếu tướng Lê Đông Phong,
Phó Giám đốc Công an TP.HCM, nhấn mạnh về trật
tự, ở các BV phải có nội quy, quy chế quản lý chặt
chẽ, không thể đặt ra vấn đề phải có lực lượng công an
trong BV, tức xây dựng lực lượng quản lý trong BV có
hiệu quả, như vậy công an mới hỗ trợ được.
PGS-TS-BS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế
TP.HCM, cho rằng quy chế phối hợp (gồm ba chương,
13 điều) là cơ sở pháp lý quan trọng để công an và Sở
Y tế TP.HCM phối hợp chặt chẽ hơn trong công tác.
DUY TÍNH
Bơm kim tiêm đầy trong nhà vệ sinh của một BV
quận. Ảnh: TÙNG SƠN
HUYHÀ
“N
hữngkhókhăn,
không hợp lý
của khối các
trường ĐH-CĐ ngoài công
lập (NCL) nhất định phải
tháo gỡ. Tôi nghe các ông
“con nuôi” kêu rất dữ, bởi
nhiều thứ chưa công bằng.
Tinh thần chung là phải thực
hiện quán triệt công bằng,
bình đẳng, từ chính sách nhỏ
bằng móng tay đến những
chính sách vĩ mô”. Phó Thủ
tướng Vũ Đức Đam nhấn
mạnh như trên tại hội nghị
Tổng kết 20 năm phát triển
các trường ĐH-CĐ NCL do
Bộ GD&ĐT tổ chức ngày
14-3 tại Hà Nội.
Phân biệt,
bất bình đẳng
Bà Trần Kim Phượng, Chủ
tịch Hội đồng quản trị Trường
CĐ Asean, cho rằng hiện có
sự bất bình đẳng trong chính
sách phát triển giữa trường
công và trường tư. “Trường
công được ưu đãi về mọi
mặt, được Nhà nước đầu
tư hỗ trợ toàn bộ, ngược lại
trường tư phải lo tất cả mọi
việc từ mua đất, xin đất xây
dựng trường rồi lo chi phí đào
tạo, trả lương giáo viên” - bà
Phượng phân tích.
Ông Đặng Ứng Vận, Hiệu
trưởngTrường ĐHHòa Bình,
cho rằng khó khăn lớn nhất
của trường NCL là vừa phải
đảmbảomục tiêu giáo dục phi
lợi nhuận vừa phải bồi hoàn
vốn đầu tư cho nhà đầu tư. Do
vậy mong muốn lớn nhất của
các trường NCL là được tạo
điều kiện về thuế, đất đai, cơ
cở vật chất để nhà trường có
“điểm tựa” phát triển.
Nhiều trường kiến nghị Nhà
nước nên quy định và xác định
rõ vai trò của trường công, chỉ
đào tạo theo đặt hàng của Nhà
nước, đào tạo những ngành
Nhà nước có nhu cầu. Sau khi
đào tạo phải làm việc dưới sự
phân công của Nhà nước, có
như vậy mới tạo ra sân chơi
bình đẳng, giúp trường tư có
thêm cơ hội cạnh tranh bình
đẳng với trường công.
Theo Hiệp hội Các trường
ĐH-CĐNCL, vấnđề lớnnhất
còn tồn tại ở cả Luật Giáo dục,
Luật Giáo dục ĐH và nhiều
văn bản quy phạm pháp luật
là chưa làm rõ cơ chế sở hữu
cũng như tính chất “không
vì lợi nhuận” của các trường
NCL. Vì thế cho đến nay vẫn
Đại học tư thankhó,
đòi côngbằng
Đại học tưđưa rabốnkhuyếnnghị về tài chính, đội ngũ, chất lượngvà
thươnghiệu.
20 nămchung tay cùng khối công lập
chưa có văn bản hướng dẫn
cách thức công nhận và những
chính sách khuyến khích đặc
biệt đối với loại trường này.
Hiệp hội cũng cho rằng quy
định pháp luật đã không thể
hiện sự khác biệt giữa một
trườngĐHNCLvớimột doanh
nghiệp. Do vậy, chỉ những
người góp vốn vật chất mới
được tham gia HĐQT, mới
được biểu quyết các vấn đề
lớn của nhà trường. Các giá
trị phi vật chất như công lao
sáng lập, xây dựng trường,
thâmniên làmviệc tại trường,
giá trị thương hiệu cá nhân...
đều không tính thành giá trị
cổ phần nên các nhà giáo, các
nhà khoa học, những người
nhiều tâm huyết với giáo dục
chỉ giữ vai trò thụ động.
Chia sẻ với các ý kiến tại
hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ
ĐứcĐamnhấnmạnhbên cạnh
việc tháo gỡ khó khăn về đất
đai, tài chính, Bộ GD&ĐT
phải chủ động tháo gỡ ngay
các điểm còn bất hợp lý về cơ
chế, chính sách thuộc thẩm
quyền của bộ. “Thay vì tăng
chỉ tiêu đơn thuần của trường
công, chúng ta có thể cho phép
tăng chỉ tiêu nếu các trường
công liên kết với trường tư,
qua đó tạo thêmđiều kiện cho
các trường ngoài công lập…
Bên cạnh đó là phải rà soát
lại tất cả chính sách liên quan
đến sinh viên các trường trong
và NCL, nếu còn điểm nào
bất bình đẳng thì nhất định
phải giải quyết” - Phó Thủ
tướng gợi ý.
Bốn khuyến cáo từ
các trường ngoài
công lập
Tại hội nghị, Hiệp hội Các
trường NCL cũng đã đưa ra
bốn khuyến nghị để nâng cao
chất lượng cho chính nội bộ
trường mình. Thứ nhất, nhà
trường cần xử lý vấn đề tài
chính với tầm nhìn dài hạn,
biết lấy ngắn nuôi dài, xử lý
hài hòa mối quan hệ giữa
các loại lợi ích, bảo đảm sự
đoàn kết thống nhất trong
các nhà đầu tư, trước hết là
các cổ đông lớn và chính ở
đây người ta thường nhấn
mạnh tới vai trò của những
nhà đầu tư có tâm và có tầm. 
Thứ hai, tập xây dựng đội
ngũ và môi trường sư phạm.
Việc xây dựng đội ngũ đối
với trường NCL đòi hỏi
công sức và trí tuệ không
những của các nhà lãnh
đạo và quản lý cấp trường
mà cả cấp khoa và bộ môn
và phải được thực thi thống
nhất và lâu dài. 
Thứ ba, phải chú trọng nâng
cao chất lượng đào tạo ngay
từ khi bắt đầu hoạt động và
từng bước phải được nâng
lên ngang tầm quốc gia. Giải
pháp liên quan đến vấn đề
này đó không chỉ nằm ở bản
thân mỗi trường mà còn ở
chính sách của Nhà nước,
đặc biệt là chính sách bảo
đảm cho trường thực hiện
tốt quyền tự chủ để qua đó
nâng cao năng lực cạnh tranh
cho mỗi trường.
Thứ tư, phải từng bước
xây dựng uy tín và thương
hiệu cho trường một cách
bài bản và phù hợp với văn
hóa Việt...
Trong 20 nămqua, các trườngĐH-CĐNCL
đã phát triển nhanh chóng, thực hiện chủ
trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước.
Năm 1993, Thủ tướng ban hành quy chế
ĐH tư thục. Năm1994, cả nước có nămcơ sở
giáo dục ĐHNCL được thành lập. Năm2000,
có 25 trường, năm 2010 có 82 trường, năm
2013 có 90 trường (gồm 61 trường ĐH và 29
trường CĐ) chiếm 22,2% tổng số các trường
ĐH-CĐ toàn quốc. Số lượng ngành đào tạo
là 1.143 ngành, chuyên ngành. Hiện nay số
lượng sinh viên đang theo học ở các cơ sở
ĐH-CĐ NCL là hơn 314.000 sinh viên, chiếm
14,4% sinh viên cả nước.
Theoướctínhcủamộtsốchuyêngiatừnăm
2000 đến nay, chỉ với hơn 80 cơ sở giáo dục
ĐH NCL nhưng hằng năm đã có thêm trên
300.000 chỗ họcmới cho sinh viên, tạo thêm
hàng vạn chỗ làm việc cho người lao động.
Tổng số tiền đã huy động được trong 20
năm qua, tạm tính (mới chỉ tính về học phí)
đã là gần 30.000 tỉ đồng, gấp sáu lần tổng số
tiền phát hành trái phiếu giáo dục lần đầu.
Bên cạnh một số kết quả đạt được, khối
các trường NCL cũng bộc lộ những yếu kém
như chất lượng đào tạo của một số trường
còn rất hạn chế, đội ngũ giảng viên cơ hữu
cònmỏng, nhiềugiảngviên cao tuổi vàgiảng
viên trẻmới tốt nghiệp, trìnhđộ, kinhnghiệm
còn hạn chế khiến cho uy tín đào tạo của
trường ngày càng giảm sút. Một số trường
tuyển sinh vượt chỉ tiêu, sai đối tượng; tuyển
sinh và thực hiện đào tạo liên thông, liên kết
sai quy định...
Tìm hiểu thông tin của trường ĐH Tân Tạo tại ngày hội tuyển sinh năm 2014. Ảnh:
HTD
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook