079 - page 11

11
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 30-3-2014
Suc khoe
BS HỒVĂNCƯNG
T
uy không nguy hiểm đến tính mạng
nhưng nếu bệnh kéo dài do không điều
trị hoặc điều trị không tích cực sẽ gây
ra các biến chứng như teo cơ, liệt cơ,
khó đi lại, làm ảnh hưởng đến sinh
hoạt hằng ngày.
Mức độ và triệu chứng
Thông thường, tê chân tay khởi phát rất nhẹ nhàng
như tê các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích,
dị cảm, kiến bò, tê buốt, chuột rút rất khó chịu.
Càng về sau mức độ tê đau càng tăng. Các ngón tay
bị tê nhức, buốt nhiều hơn và đau lan dọc cánh tay,
cẳng tay làm cho người bệnh khó cử động. Những
triệu chứng này cũng có thể xuất hiện tương tự ở
các ngón chân, bàn chân, cổ chân, cẳng chân, đùi,
mông, vùng thắt lưng… Người bệnh có cảm giác
rất khó chịu ở các đầu ngón tay, ngón chân. Nhiều
khi nửa đêm giật mình thức giấc, thấy tay hoặc
chân như mất cảm giác, rồi lại có lúc như có kim
châm, có kiến bò làm cho người bệnh bị
Ngoài ra, tùy theo nguyên nhân gây bệnh còn
có các triệu chứng kèm theo như đau vai gáy, đau
thắt lưng do thoái hóa cột sống; đau dọc đường đi
của dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm cột sống
thắt lưng; nếu do viêm đa dây thần kinh thì người
bệnh bị liệt vận động; nếu do đái tháo đường thì
người bệnh sẽ có thêm biểu hiện ăn nhiều, uống
nhiều, sụt cân nhiều.
Nguyên nhân gây tê nhức
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tê nhức chân
tay là do ít vận động, chế độ ăn uống không hợp
lý với nhiều dầu mỡ, áp lực trong công việc, trong
cuộc sống… và một số trường hợp sau:
- Ở người có thai, càng về cuối thai kỳ thì dấu
hiệu của việc tê tay chân càng gia tăng vì khi đó
thai phụ tăng cân, thai to chèn ép các mạch máu
làm cho việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân
tay dễ bị tê mỏi. Mặt khác, do thai phụ lười vận
động, hoặc tay chân bị chèn ép khi ngủ, hoặc thực
hiện một số tư thế đứng, ngồi xổm quá lâu… làm
máu kém lưu thông dẫn đến việc tê tay chân.
- Mạch máu và thần kinh bị chèn ép khiến máu
khó lưu thông. Nguyên nhân là do ngồi, đứng, ngủ
sai tư thế, lao động nặng, ngồi máy tính liên tục,
chạy xe nhiều giờ, đứng hoặc ngồi xổm một chỗ
với một tư thế quá lâu…
- Ảnh hưởng của thời tiết, những người có sức
đề kháng suy giảm thì khi gặp trời lạnh, gây rối
loạn cảm giác.
- Do tác dụng phụ khi dùng một số thuốc. 
- Ở người bệnh đái tháo đường nếu việc điều
trị, kiểm soát đường huyết không tốt dẫn đến biến
chứng, người bệnh sẽ bị tê nhức cả chân và tay.
Nếu ở giai đoạn sớm, người bệnh chỉ có rối loạn
cảm giác ở hai chi dưới và bàn tay khiến người
bệnh có cảm giác tê bì hoặc như kim châm.
Chẩn đoán và phòng ngừa
Khi có biểu hiện tê chân tay thì người bệnh phải
Chớcoi thườngchứng
tênhứcchântay
Tê nhức chân tay là chứngbệnh khá phổbiếnởnhiều lứa tuổi và nghề nghiệpkhác nhau.
Ngâmtay trongnước
nóng cóphamuối cho
mạchmáunở ra sẽ đỡ tê.
Nếu thấy hiện tượng tê chân tay ngày càng nặng, nhất là
những người bị tiểu đường, phụ nữ mang thai, người bị tim
mạch, cần có chế độ khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt bệnh
lý tránh trường hợp tai biến.
Nên khámsớmkhi triệu
chứng tê đi kèmvới hiện
tượng không thể nhấc nổi cánh
tay hay chân, thoáng chốc lơ
mơ, thiếu tỉnh táo, đi tiểunhiều
hơn, càng tê khi đi bộ, nhứcmỏi
mắt, co cơ.
Thayvanđộngmạchchủ
khôngcầnmởlồngngực
Tại Pháp cách đây hơn 10 năm, một bác sĩ chuyên
khoa tim tại TP Rouen, miền Tây Bắc đã tìm ra một
giải pháp phẫu thuật ít xâm lấn hơn để cứu sống các
bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ nhưng thể trạng
yếu không thể trải qua một ca mổ tim hở. Mãi đến
nay các đồng nghiệp của ông mới có thể thành công
trong việc thay thế hoàn toàn van độngmạch chủ bằng
phương pháp nội soi.
Trong lồng ngực của chúng ta có một “chiếc bơm”
(quả tim) để dẫn máu và dưỡng chất đến nuôi sống tất
cả cơ quan trong cơ thể. Khi “chiếc bơm” này bị suy
yếu như khi không được cung cấp đủmáu, khi các van
tim suy yếu,… tính mạng của chúng ta sẽ bị đe dọa.
Đơn cử là trường hợp hẹp van động mạch chủ (một
van timnằmgiữa tâm thất trái và độngmạch chủ). Khi
đó chiếc van kia bị vôi hóa, sẽ hẹp lại và lượng máu
được đưa qua đây sẽ ít hơn dẫn đến huyết tắc và cần
phải được bác sĩ can thiệp. Trong trường hợp này, cho
đến nay phẫu thuật tim hở vẫn là giải pháp duy nhất.
Vào tháng 4-2002, BSAlain Cribier đã có bước đột
phá cho trường hợp bệnh trên khi đặt được một ống
thông (catheter) vào lỗ van nhằm đảm bảo lưu lượng
máu tối thiểu cần có cung cấp cho tim. Từ đó đến
nay phác đồ này vẫn còn hiệu quả và đã được hơn 50
quốc gia áp dụng trên các đối tượng bệnh nhân có sức
khỏe yếu, không thể chịu được một ca phẫu thuật lớn.
Đến tháng 12-2013, các bác sĩ phẫu thuật tại BV
ĐH (CHU) Saint-Étienne (tỉnh Loire, đông namnước
Pháp) đã đăng tải trên tạp chí
The Journal of Thoracic
and Cardiovascular Surgery
của Mỹ về thành công
mới nhất của họ: Thay thế hoàn toàn van động mạch
chủ bằng phương pháp nội soi.
Hai bệnh nhân, một 82 và một 93 tuổi, bị hẹp động
mạch chủ và đã được thử nghiệm phác đồ phẫu thuật
mới của êkíp BVĐH (CHU) Saint-Étienne. Quy trình
phẫu thuật “kín” kéo dài gần 45 phút đã được thực
hiện như sau:
- Bệnh nhân được chuyển sang giai đoạn tuần hoàn
ngoài cơ thể (extracorporeal circulation).
- Rạch thành mạch của một vài mạch máu để đưa
các thiết bị y học vào bên trong cơ thể, chuẩn bị cho
ca phẫu thuật thay van.
- Van tim suy yếu được lấy ra và được thay thế bằng
van timsinh học làmbằng nickel và titan.Van timnhân
tạo này được nén lại để có kích thước nhỏ, có thể chui
lọt vào bên trong các mạch máu và sẽ được đưa đến
đúng vị trí cần thay thế.
- Hai bệnh nhân được xuất viện sau một tuần và
không có biểu hiện biến chứng nào.
Tuy nhiên, phác đồ điều trị mới này vẫn còn cần
được đánh giá và nghiên cứu để hoàn thiện hơn về độ
tin cậy và lợi ích cho bệnh nhân. Nếu kết quả đánh giá
là tích cực, sắp tới đây phương pháp thay van động
mạch chủ bằng nội soi mới này sẽ được triển khai tại
nhiều bệnh viện khác tại Pháp, thậm chí trên toàn thế
giới.
TƯỜNG NGUYỄN
đến ngay bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính
xác bệnh. Đồng thời, cần làm các xét nghiệm để
tìm ra căn nguyên của bệnh như bệnh đái tháo
đường, bệnh do thiếu vitamin, rối loạn chức năng
gan-thận cũng như rối loạn chuyển hóa và dấu
hiệu bất thường của hệ miễn dịch, kiểm tra hoạt
động của hệ thần kinh hoặc có thể chụp CT, chụp
cộng hưởng từ…
Để phòng ngừa bệnh tê tay chân, cần thực hiện
những biện pháp sau:
- Tăng cường vận động cơ thể như tập thể dục
cho cơ thể khỏe, tạo được chất đàn hồi tốt. Đối
với người đã bị tê nhức chân tay, có thể ngâm tay
trong nước nóng có pha muối cho mạch máu nở
ra, nắm bàn tay lại xòe mạnh
thẳng bàn tay và cánh tay ra,
dùng tay trái xoa bóp cho tay
phải và ngược lại để giúp cho
khí huyết lưu thông.
- Cần có chế độ ăn uống cân
bằng, bổ sung các vi chất kịp
thời, tránh làm việc quá sức
với những công việc nặng nhọc, làm việc nhiều giờ
trước máy vi tính hay ngồi xổm quá lâu dẫn đến
mạch máu khó lưu thông gây tê chân tay.
- Tránh hoặc hạn chế uống nhiều rượu bia.
- Cần loại bỏ thói quen hút thuốc vì hút thuốc
làm siết lại nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho
tế bào thần kinh ngoại vi.
- Khi mùa đông giá rét có thể dùng túi chườm
nóng ở tay chân để
 toàn thân vì chườm
nóng có tác dụng giảm đau nhức.
Đặc biệt khi thấy hiện tượng tê chân tay ngày
càng nặng, nhất là ở những người bị đái tháo đường,
phụ nữ mang thai, người bị tim mạch thì cần có
chế độ khám sức khỏe định kỳ để kịp thời điều trị
để phòng tránh biến chứng.
BácsĩAnhtấncông
thuốclá
Trong một nỗ lực nhằm tiến đến bài trừ hẳn thuốc
lá, mới đây các bác sĩ và chuyên gia y tế Anh kêu
gọi chính phủ ra lệnh cấm vĩnh viễn việc bán thuốc
lá cho người sinh từ năm 2000 trở về sau, theo báo
Daily Mail
(Anh).
Bên cạnh đó, độ tuổi được phép mua thuốc lá (hiện
quy định là 18) phải được tăng lên hằng năm, đến
khi nào người nghiện thuốc lá cuối cùng của nước
Anh qua đời. Lúc đó với tất cả công dân ở Anh,
hút thuốc lá phải được xem là vi phạm pháp luật.
Các bác sĩ yêu cầu Hiệp hội Y khoa Anh (BMA)
vào cuộc vận động để chính phủ ban hành các quy
định này. Trước mắt, BMAđã kêu gọi các địa phương
ngưng sử dụng tiền tài trợ của các công ty thuốc lá.
ĐĂNG KHOA
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook