079 - page 4

4
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 30-3-2014
Tuan thoi su
Góc chuyên gia
Nghiệpvụyếu
nênmớidùng
nhụchình
Không còn nghi ngờ gì nữa, tình trạng bức tra, nhục
hình đã và đang trở thành vấn đề nhức nhối, xót xa của
xã hội. Xót xa ở chỗ kẻ nhân danh bảo vệ pháp luật lại
chà đạp lên pháp luật, đạo lý, chà đạp lên phẩm giá của
người khác. Gọi những kẻ ấy là côn đồ được hợp pháp
hóa chắc cũng chẳng quá đáng.
Hệ thống pháp luật để kiểm soát việc sử dụng quyền
lực còn lỏng lẻo, đúng. Nhưng theo tôi, sâu xa hơn có lẽ
là nằm ở chất lượng đội ngũ cảnh sát, công an viên. Chất
lượng được hình thành trước hết từ việc giáo dục đào tạo.
Có hai lý do chủ yếu giải thích cho việc dùng nhục
hình. Một là do nghiệp vụ quá yếu (vì quá yếu nên người
ta mới sử dụng phương pháp bạo lực để điều tra). Hai
là do thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức của “nghề” cảnh sát, theo tôi, hơn ai hết là
phải thượng tôn pháp luật, là biết tôn trọng phẩm giá của
người khác (vì nhiệm vụ cơ bản của họ là bảo vệ pháp
luật, bảo vệ phẩm giá con người). Các trường nghiệp vụ
công an liệu có đảm bảo được hai yêu cầu cơ bản này
trong việc đào tạo? Thiết nghĩ đã đến lúc cần xem lại.
Tiếp theo là vấn đề tuyển dụng. Một thực tế dễ thấy
là yêu cầu đầu vào, đặc biệt là yêu cầu về năng lực hiện
nay của ngành công an còn khá dễ dãi, đặc biệt là đối
với lực lượng công an xã.
Chẳng hạn theo quy định, đối với công an viên chỉ
cần tốt nghiệp THCS, còn trưởng-phó công an xã chỉ
cần tốt nghiệp THPT.
Nhiều doanh nghiệp tuyển nhân viên lễ tân thôi còn đòi
bằng đại học. Trong khi công an xã, theo Luật Công an
nhân dân, được xem là lực lượng “nòng cốt trong phong
trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở” mà trình độ cỡ đó thì làm
sao đảm đương cho thật tốt nhiệm vụ.
Chưa cần nói chi đến nghiệp vụ, chỉ nội về tác phong,
ứng xử của một số công an viên đã khiến nhiều nơi người
dân phải sợ hãi, than trời.
Tình trạng nhục hình dẫn đến gây thương tích hoặc
chết người tại các cơ quan công an xã rộ lên trong thời
gian gần đây phải chăng có nguyên nhân từ chất lượng
đầu vào quá thấp?
Nói đến đầu vào, có lẽ cũng không thể không bàn đến
một chính sách gây xầm xì lâu nay, đó là quy định về
tuyển dụng dựa trên tiêu chí “con ông cháu cha” của
ngành công an. Theo đó, cho phép ưu tiên tuyển dụng
vào ngành công an đối với con của cán bộ công an có
thời gian làm việc trong ngành liên tục từ 15 năm trở lên
(Thông tư 30/2009/TT-BCA của Bộ Công an).
Nói cách khác, con của cán bộ công an thì được ưu ái
tuyển chọn trước, còn người ngoài ngành thì… chờ đấy!
Không rõ mục đích của chính sách này có phải nhằm
trả ơn cho cán bộ của ngành hay nhằm tạo ra các thế hệ
phục vụ trung thành hay không.
Nhưng rõ ràng quy định mang đậm đặc quyền nói trên
đã làm giảm đi tính cạnh tranh và cơ hội để ngành công
an chọn lựa những người ưu tú nhất, trong khi có những
người không có năng lực, phẩm chất lại được tạo điều
kiện tuyển dụng một cách dễ dàng.
Câu chuyện xảy ra cách đây không lâu khiến ai cũng
giật mình là vụ tám chiến sĩ công an thuộc Công an tỉnh
Long An (đang được đào tạo để làm việc) bị loại khỏi
ngành do phát hiện sử dụng ma túy. Trong số đó có tới
bốn người là con của cán bộ công tác trong ngành công
an ở Long An. Thật khó mà tưởng tượng được sẽ còn
điều gì tồi tệ hơn xảy ra nếu vụ việc không bị phát hiện
và họ vẫn khoác lên mình sắc phục nhân danh là những
người bảo vệ pháp luật
.
Luật sư
NGUYỄN TIẾN TÀI
NGHĨANHÂN
Thực ra tiêu cực, nhũng nhiễu thì ai cũng
cảm nhận được cả. Dân thường gặp cơ
quan nhà nước, làm giấy tờ gì đều rất ngại
ngần, rất dễ phải nhờ vả, lo lót. Nhưng đấy
là tham nhũng vặt. Cái mà người nghiên
cứu vĩ mô như tôi suy nghĩ là tại sao ở ta lại dễ xảy
ra những vụ tham nhũng lớn, cỡ triệu đô… Tất cả
vụ việc ấy là biểu hiện của các yếu kém thuộc kinh
tế thị trường định hướng XHCN mà chúng ta đang
xây dựng, hoàn thiện” -
TS Nguyễn Đình Cung
,
quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế Trung ương, nhận định.
Lợi íchcácbênhình thành từcơchế
xin-cho
.
Phóng viên:
Vậy những yếu kém cụ thể như thế
nào, thưa ông?
+
TS Nguyễn Đình Cung:
Vừa rồi Bộ Kế hoạch
và Đầu tư có báo cáo đánh giá năm năm thực hiện
Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về hoàn thiện thể
chế kinh tế, qua đó liệt kê một số hạn chế, yếu kém
cơ bản.
Chẳng hạn, ta đang phụ thuộc quá nhiều vào các
văn bản hướng dẫn, nhất là các quyết định điều hành
mang tínhhànhchínhcủacơquan
nhà nước. Tức là hiệu lực của
pháp luật đang phải dựa nhiều
vào cách giải thích, thực hiện luật
của bộ ngành, quan chức. Điều
đó khiến nhiều vấn đề về thể chế
và quản lý kinh tế bị ảnh hưởng
bởi quan hệ xin-cho, ban phát.
Một phần không nhỏ lợi ích của các bên liên quan
được hình thành từmối quan hệ xin-cho ấy chứ không
phải từ hoạt động kinh tế tạo ra giá trị mới cho xã
hội. Vì thế thể chế kinh tế của ta đang tạo động lực
khuyến khích hình thành “khu vực kinh tế địa tô”.
. Ý ông là khu vực liên quan đến các quyết định
hành chính gắn với hoạt động kinh tế?
+ Đúng. Đây là khu vực kinh tế thu lợi nhờ có
quyền ban hành các quyết định hành chính để thực
thi luật pháp, để phân bổ nguồn lực và quyền kinh
doanh. Đó cũng có thể xuất hiện ở khu vực quản lý
nhà nước liên quan tới các lĩnh vực độc quyền kinh
Bớtcanthiệp
hànhchính,
nạn“bôi trơn”
sẽgiảm
Vụhối lộ 80 triệu yen của JTC trongdự án của ngànhđường sắt
ởHàNội, rồi nghi vấn“bôi trơn”2,8 triệuUSD liênquan tới dự án
đô thị Sing-Việt ởTP.HCMvừa lộ ra, kèmtheonhững tố cáo tham
nhũng triệuđô trong vụ ánDươngChí Dũngmấy tháng trước…
đặt ra câuhỏi: Giải phápnàođể ngănngừa thamnhũng, tiêu cực,
“bôi trơn”tronghoạt động kinh tế?
thực hiện
doanh, đến chi phối quyền đầu tư kinh doanh trong
các ngành liên quan… mà không phải bỏ ra một
lượng lao động nào cả.
. Thế còn liên quan đến đất đai thì sao? Chúng ta
thừa nhận đây là lĩnh vực tham nhũng nóng nhất,
vậy đã có giải pháp gì để bít lại các khe hở dễ dẫn
tới “bôi trơn”, tiêu cực?
+ Đất đai nóng vì ta không đưa các yếu tố thị
trường vào được.
Thị trường sơ cấp là bước đưa đất đai đang thuộc
quyền sử dụng của người dân sang cho doanh nghiệp
(DN). Ở khâu này toàn thông qua các quyết định của
Nhà nước về định giá đất, xác định mức đền bù, ra
quyết định giao đất, cho thuê đất. Tất cả là thuần túy
hành chính xin-cho, không hề tuân theo chuẩn mực
thị trường nào.
Đất khi đã vào tay DN rồi thì bắt đầu bước sang
thị trường thứ cấp. Lúc đó chênh lệch giá với cái mà
người dân được trả khi thu hồi vô cùng lớn, ắt tạo
động lực buộc DN phải “bôi trơn”, cán bộ dễ nhũng
nhiễu, tiêu cực.
. Luật Đất đai từ năm 2003 đã mở ra cơ chế để DN
tự thỏa thuận với người dân về giá đất…
+ Cơ chế ấy rất tốt nhưng 10 năm qua không vận
hành hiệu quả được vì Nhà nước chưa rút lui. Một
bên là cơ chế thỏa thuận, dân được lợi hơn nhưng
cán bộ nhà nước bị đặt ra ngoài cuộc chơi và DN
phải chịu chi phí tốn kém hơn. Một bên vẫn cho phép
DN - Nhà nước được xin-cho để thu hồi đất với giá
rẻ mạt. Vậy thì DN và cán bộ công quyền chẳng có
động lực gì để phải chọn cách thỏa thuận cả.
Luật Đất đai sửa đổi vừa rồi khắc phục được một
chút, theo cách liệt kê cụ thể những loại dự án, công
trình mà áp dụng cơ chế Nhà nước thu hồi đất. Còn
lại là để thị trường, để DN - người dân tự thỏa thuận.
Đấy cũng là một cách thu hẹp sự can thiệp của Nhà
nước vào thị trường.
Với cách ấy, tôi nghĩ những dự án như đô thị Sing-
Việt mà quý báo đề cập sẽ không đến mức phải “bôi
trơn” 2,8 triệu USD.
Càngbớt can thiệphànhchính,môi
trườngkinhdoanhcàng lànhmạnh
. Đâu đó vẫn có lập luận là cần phải tăng cường
vai trò quản lý của Nhà nước với thị trường. Vậy bớt
thủ tục hành chính thì liệu có làm giảm vai trò quản
Nhà nước cầnquản
cái gì và tại saophải
quản? Không trả
lời được, không xác định
được rõ ràngmục đích thì
đừngquản lý.
TS
Nguyễn Đình Cung:
Ngay cả những vấn đề mà phát hiện
thị trường vận hành chưa tốt thì cũng nên tìm hiểu tại sao tự
nó không tốt chứ chưa nên vội vàng can thiệp bằng biện pháp
hành chính.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook