079 - page 6

6
Pháp Luật TP.HCM
Chủ nhật 30-3-2014
Quoc te
MÁY BAYMALAYSIAMH370
Vẫnchưatrụcvớtđược
mảnhvỡnào
Báo
Telegraph
(Anh) đưa tin hôm 28-3, các máy
bay đã phát hiện một số vật thể ở khu vực tìm kiếm
mới trên Ấn Độ Dương. Ngày 29-3, máy bay vận tải
quân sự Ilyushin IL-76 của Trung Quốc phát hiện ba
vật thể nổi có ba màu khác nhau và đã thả phao định
vị xuống khu vực này.
Cùng ngày, Phó Tư lệnh không quân New Zealand
Kevin Short thông báo hôm 28-3, máy bay trinh sát
biển P-3C Orion của New Zealand đã phát hiện 11
vật thể hình chữ nhật màu trắng dài 1 m ở vùng biển
cách Perth (Úc) 1.600 km. Thủ tướngÚc TonyAbbott
thông báo thiết bị dò tìmhộp đenTPL-25 của hải quân
Mỹ đã được tàu Úc chở đến khu vực tìm kiếm mới.
Tại Malaysia ngày 29-3, trong buổi gặp Bộ trưởng
Quốc phòng và Giao thông Hishammuddin Hussein,
gia đình các hành khách đề nghị tiếp tục tìm kiếm
và hãng hàng không Malaysia Airlines cần cung cấp
thông tin cởi mở hơn. Bộ trưởng cam kết sẽ không
dừng chiến dịch tìm kiếm dù khả năng tìm thấy hành
khách sống sót rất ít. Ông cho biết đến nay chưa có
mảnh vỡ nào được trục vớt ở khu vực tìm kiếm mới.
THẠCHANH
Nhà Trắng thông báo ngày 28-3 (giờ địa phương), Tổng
thống Nga Putin đã điện đàm với Tổng thống Obama để thảo
luận về đề nghị của Mỹ liên quan đến giải pháp ngoại giao cho
cuộc khủng hoảng Ukraine. Đây là lần đầu tiên từ khi Mỹ trừng
phạt Nga, tổng thống Nga gọi điện thoại cho tổng thống Mỹ.
Tổng thống Obama nhận được cuộc gọi sau cuộc hội đàm
với Quốc vươngAbdullah của Saudi Arabia trong khuôn khổ
chuyến công du của ông đến châu Âu và Saudi Arabia. Hai
bên Mỹ và Nga đã nhất trí sẽ giao cho bộ trưởng Ngoại giao
hai nước chuẩn bị thảo luận các chặng kế tiếp liên quan đến
các đề nghị này.
Các đề nghị của Mỹ đã được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
trao cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm 24-3 bên lề
hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân ở Hà Lan. Báo
Le
Monde
(Pháp) cho biết các đề nghị của Tổng thống Obama
được soạn thảo với sự đồng ý của các nước G7 và Ukraine,
bao gồm:
- Nga triệt thoái quân khỏi Crimea.
- Chấp thuận đưa các quan sát viên quốc tế đến Ukraine
giám sát vấn đề tôn trọng quyền của các dân tộc thiểu số.
- Đàm phán trực tiếp với Ukraine qua quá trình tạo điều
kiện của cộng đồng quốc tế.
- Quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống ở Ukraine.
Nhà Trắng thông báo trong điện đàm, Tổng thống Obama
nhấn mạnh giải pháp ngoại giao luôn luôn sẵn sàng với điều
kiện Nga phải rút quân và không đưa ra hành động nào mà
ông cho là vi phạm thêm nữa sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ
quyền của Ukraine.
Hãng tin RIANovosti (Nga) cho biết ngày 29-3, Văn phòng
Tổng thống Nga ra thông cáo cho biết trong điện đàm, Tổng
thống Putin đã lưu ý với ông Obama về hoạt động của bọn
cực đoan ở Ukraine, qua đó Tổng thống Putin đề nghị ông
Obama xem xét các tiến trình của cộng đồng quốc tế nhằm
ổn định tình hình Ukraine.
Ngày 29-3, trả lời đài truyền hình Rossia 1, Ngoại trưởng
Nga Sergey Lavrov cho biết hôm 10-3 Nga đã trao cho Mỹ,
EU và các nước khối BRICS tài liệu nêu rõ các đề nghị của
Nga về giải quyết khủng hoảng Ukraine. Ông nhận định
tình hình hiện nay tại Ukraine là hậu quả của cuộc khủng
hoảng nhà nước sâu rộng do các nhà lãnh đạo cầm quyền
không biết hòa hợp giữa lợi ích khu vực miền Tây với khu
vực Đông Nam.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết ngày 28-3 đã
thông báo cho Ukraine ý định của Nga về chấm dứt các hợp
đồng liên quan đến hạm đội Biển Đen. Bộ cũng thông báo
Nga sẵn sàng trả lại cho Ukraine các thiết bị chiến tranh sau
khi quân đội Ukraine rút khỏi Crimea (khoảng 350 xe bọc
thép và xe quân sự).
H.DUY
KHỦNG HOẢNG UKRAINE
PutinđiệnđàmvớiObamavềgiảiphápngoạigiao
Biểutìnhrầmrộở
Bangkok
Báo
Bangkok Post
(Thái Lan) đưa tin sáng 29-3,
TổngThưkýỦy banCải cách dân chủ nhân dân (chống
chính phủ) Suthep Thaugsuban đã dẫn đầu đoàn biểu
tình xuất phát từ Công viên Lumpini ở Bangkok để
yêu cầu Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra
từ chức
(ảnh)
.
Đến trưa cùng
ngày, một nhóm
biểu tình khác do
Luang Pu Buddha
Issara dẫn đầu đã
dùng xe kéo hạ
lều và rào chắn
để phá địa điểm biểu tình của phe ủng hộ chính phủ
bên ngoài Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia ở tỉnh
Nonthaburi. Sau đó có hai tiếng súng nổ. Phe biểu tình
ủng hộ chính phủ ném đá vào phe chống chính phủ
nhưng không thể bảo vệ địa điểm biểu tình.
Hôm28-3, bốn người biểu tình ủng hộ chính phủ đã
bị bắt tại địa điểm biểu tình trên do sở hữu vũ khí và
liên quan đến vụ tấn công bằng lựu đạn vào Ủy ban
Chống tham nhũng quốc gia tối hôm 27-3.
PhòngThươngmại Thái Lan đã hối thúc Thủ tướng
tạm quyền Yingluck Shinawatra đàm phán cải cách
quốc gia nhằmngăn chặn kinh tế sụp đổ. 53 đảng chính
trị đã kêu gọi tiến hành cuộc bầu cử mới vào tháng 5
tới nhằm phá vỡ thế bế tắc chính trị.
DUYKHANG
DUYKHANG - LÊ LINH
B
áo
Jakarta Post
(Indonesia) đưa tin
ngày 29-3, lực lượng hải quân và tàu
chiến từ 18 quốc gia đã hội tụ tại vịnh
Batam (Indonesia) để dự lễ khai mạc
cuộc tập trận hải quân đa quốc gia
Komodo 2014. Tập trận diễn ra từ ngày 29-3 đến
3-4 tại vịnh Batam, quần đảo Natuna và quần đảo
Anambas của Indonesia.
Tham dự lễ khai mạc có Bộ trưởng Các vấn đề an
ninh, pháp lý và chính trị IndonesiaDjoko Suyanto, Bộ
trưởng Quốc phòng Indonesia PurnomoYusgiantoro,
tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia và đại
sứ các nước tham gia tập trận.
18 nước với 4.885 binh sĩ tham gia tập trận gồm
Mỹ, Nga, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Úc, New Zealand và 10 nước ASEAN. Liên minh
châu Âu, Hà Lan và LHQ cử quan sát viên. Úc dự
kiến gửi tàu chiến tham gia nhưng cuối cùng chỉ
cử quan sát viên.
Chủ đề chính của cuộc tập trận năm nay là hỗ trợ
nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Đây là lần đầu tiên
cuộc tập trận như thế diễn ra tại Indonesia với mục
tiêu thiết lập các tiêu chuẩn về phản ứng trước thảm
họa trên đất liền, trên biển và trên không. Đây cũng
là lần đầu tiên các nước lớn tại Thái Bình Dương
tham gia tập trận nhằm tăng cường hợp tác hải quân.
Indonesia điều động 27 tàu chiến, hai máy bay,
bốn trực thăng, hai tàu tuần duyên và một tàu của
cơ quan dầu khí Indonesia SKK Migas. Mỹ cử tàu
chiến USNS Cesar Chavez. Nga điều động tàu chiến
Marshal Shaposnikov.
Chuyên gia Ristian Atriandi Supriyanto ở ĐH
Công nghệ Nanyang (Singapore) ghi nhận cuộc tập
trận Komodo 2014 thể hiện vai trò ngày càng lớn
của hải quân Indonesia trong công tác ngoại giao
hải quân quốc tế. Ngoài ra, cuộc tập trận cũng nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của biển Đông trong tính
toán địa-chiến lược của Indonesia.
Mặc dù Indonesia tuyên bố không tranh chấp ở
Lễ khaimạc
cuộc tập trậnhải
quânđa quốc gia
Komodo tại Batam
ngày 29-3. Ảnh:
POSMETROBATAM
18nướctậptrận
ởbiểnĐông
BộNgoại giaoPhilippines lên án
hành vi quấy rối của tàuTrungQuốc.
biển Đông nhưng đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ra
ở biển Đông nằm chồng lấn lên vùng đặc quyền
kinh tế 200 hải lý của Indonesia. Ngư dân Trung
Quốc đã từng tiến vào quần đảo Natuna dẫn đến va
chạm thường xuyên giữa cơ quan hàng hải hai nước.
Liên quan đến vấn đề tranh chấp ở biển Đông,
hãng tin GMA News (Philippines) đưa tin hôm
28-3, phát biểu tại Berlin (Đức) trong chuyến công
du tại Đức, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung
Quốc sẽ không hành động gây hấn liên quan đến
tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông nhưng sẽ quyết
tâm bảo vệ lợi ích của Bắc Kinh tại khu vực này.
Trongkhi đó, đài truyềnhìnhABS-CBN(Philippines)
đưa tin ngày 29-3, Bộ Ngoại giao Philippines ra
tuyên bố lên án hành vi quấy rối của tàu cảnh sát biển
Trung Quốc. Tuyên bố yêu cầu Trung Quốc chấm
dứt hành động đe dọa an ninh đối với Philippines.
Trước đó, trong khi một tàu chính phủ Philippines
đang chở binh sĩ và đồ tiếp tế cho đơn vị đồn trú
trên chiếc tàu hải quân cũ ở bãi cạn Ayungin, hai
tàu tuần tra cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện.
Một chiếc chạy lên phía trước tàu Philippines
chặn đường và yêu cầu tàu Philippines rời khỏi khu
vực. Cuối cùng tàu Philippines đã chạy vào khu vực
nước nông để tránh tàu Trung Quốc. Các phóng
viên Philippines và nước ngoài đi trên tàu chính
phủ Philippines đã chứng kiến sự việc.
Đầu tháng 3, các tàu cảnh sát biển Trung Quốc
cũng đã từng xua đuổi hai tàu Philippines ở bãi cạn
Ayungin.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook