14
THỨNĂM
29-9-2016
ĐĂNGKHOA
A
brahimHassan -bé trai đầu tiên trên thếgiớiđượcsinh
ra từgiencủababậcchamẹxuấthiệnnăm tháng trước
ởMexico. Tuy nhiên, thông tin này mới được công
khai ngày27-9 trên tạp chí khoa học
New Scientist
(Anh).
Một cặp vợ chồng người Jordan đã phải trải qua 20 năm
dàihyvọng rồi tuyệtvọng trênconđường tìmkiếmmộtđứa
con.Ngườimẹ, chị IbtisamShaban, bịhội chứngLeigh, ảnh
hưởng đến sự phát triển hệ thần kinh. 10 năm sau khi cưới
người mẹmới mang thai nhưng đã sẩy sau đó. Tổng cộng
chị đã bốn lần sẩy thai.
Năm 2005, chị sinhmột bé gái nhưng bé mất khi được
sáu tuổi vì bị di truyềnhội chứngLeigh từmẹ.Đứacon thứ
hai củachị cũngchịu tình trạng tương tự, sốngchỉ được tám
thángsaukhibị chứngbệnhdi truyền tấncônghệ thầnkinh,
gây suy phổi dẫn tới tử vong.
Hoánđổi nhân
Trong cơn tuyệt vọng, vợ chồng chị Ibtisam Shaban tìm
đến nhómBS John Zhang ởTrung tâm Sinh sảnHy vọng
mới tại TPNewYork,Mỹ.
Họ chấp nhận để các bác sĩ thực hiệnmột phương pháp
mới mẻ và lạ lẫm gọi là “Hoán đổi nhân”. Cụ thể, các bác
sĩ táchhạt nhân trong trứngcủachị IbtisamShaban, cấyhạt
nhânđóvào trứng của người phụnữ thứhai - trứngđóvốn
đã bị tách bỏ hạt nhân. Sau đó, họmang trứng này thụ tinh
với tinh trùng người bố trong ống nghiệm.
Chỉmột trongnăm trứngsống
sót.Phôi thainàyđượccấyvào tử
cungngườimẹ IbtisamShaban.
Bé trai AbrahimHassan ra đời
ngày 6-4-2016 tại Mexico sau
chín tháng mang thai. Hiện bé
đã được năm tháng tuổi, phát
triển tốt, khỏe mạnh, không có
dấuhiệubệnh tật.
Mã di truyền (ADN) trong
người béAbrahimHassanđược
pha trộn từmộtngười chavàhai
ngườimẹ.
BécóADNcủabốvàmẹ, tuynhiênkhácmọi békhác, bé
có thêmmột đoạnmã gien từmột người mẹ khác nữa. Sở
dĩmãgiencủangườimẹ thứhai được thêmvào làđểbớt đi
một đoạnmãgienđộc, nguyhiểmcủangườimẹ.Danh tính
ngườimẹ hiến tặng trứng được giữ kín.
Kỹ thuật này bắt đầu xuất hiện từ thập niên 1990, tuy
nhiên sau đó bị nhiều nước, trong đó cóMỹ, cấm vì một
số trẻ sau khi sinh ra đã dần bị xáo trộn về gien, theo
New
Scientist.
Trên thếgiới, hiệnchỉmới cóAnhcôngnhậnbiện
phápnày từnăm 2015.
TạiMỹ, đầunămnay,một ban cốvấn chínhphủ chobiết
việc thử nghiệm biện pháp này trên người là hợp đạo đức
nếu tuân thủcácnguyên tắcan toàn.Tuynhiên, sauđóQuốc
hộiMỹ cấm ápdụngbiệnpháp này lênngười.
Đây cũng là lý do kỹ thuật này không được thực hiện ở
Mỹ. Vì thế vợ chồng chị Ibtisam Shaban và nhóm bác sĩ
Mỹđã chọn sangMexico, vốnkhôngquyđịnh cụ thểvềkỹ
thuật nàyđể thực hiện.
Hy vọng cho khảnăng thanh toánbệnh
di truyền
Bên cạnh thành tựuvề khoa học, kỹ thuật này cũngđang
hứngnhậnnhiều tranh luậnvề các yếu tốđạođức, pháp lý.
BS John Zhang bảo vệ việcmình làm: “Đây là việc làm
hoàn toàn hợp đạo đức”. Ông xem đây làmột thành công,
có thể sẽ giúpyhọc thanh toán các bệnhvề di truyền trong
tương lai. “Đây đúng là cột mốc quan trọng, cho thấy các
bệnh về di truyền hoàn toàn có thể ngăn chặn trong tương
lai” - ông nói.
Hơn thế nữa, BS Zhang lạc quan kỹ thuật này sẽ không
chỉgiúp thanh toáncácbệnhdi truyềnmàcòn rấtnhiều tiềm
năngy học khác.
Chuyên giaBert Smeets tại ĐHMaastricht (HàLan) gọi
đây làmột thông tin thú vị và chấn động.
BSSianHarding (Anh) nhậnđịnhnhómbác sĩ Zhangđã
làm tốt hơn các bác sĩAnh đã làm trước đó khi tránh được
việc phải phá hủyphôi thai.
Kỹ thuật gây tranh cãi
Hơi edèvề tínhan toànvề lâudài củakỹ thuật nàynhưng
GSSimonFishel thuộc tổchứcphi lợi nhuậnvềy tếCARE
(Mỹ)cũngcôngnhận thànhcôngnày làmộtbước tiến lớncủa
khoahọc tiếnđếngiảiquyếthiệuquảcáccănbệnhdi truyền.
Bên cạnh những ý kiến lạc quan vẫn có những ý kiến lo
ngại. BS Dusko Ilic thuộc ĐHHoàng gia London (Anh)
cho rằngđây làmột cuộccáchmạngvềkhoahọc, tuynhiên
nghi ngờ tính hiệu quả của kỹ thuật này. “Không biết đây
cóphải là lầnđầuhọ thực hiệnkỹ thuật này rồi thành công
luônkhông?Hayđâychỉ là lần thànhcônghiếmhoi sau rất
nhiều lần thất bạimàhọkhôngcôngbố?Dù thếnào thì đây
vẫn là một kỹ thuật quá nhiều rủi ro khó lường. Chưa kể
nếu bệnh nhân thực hiện nóở những nước chưa công nhận
kỹ thuật này” -BSDusko Ilic bày tỏ.
Theo chuyên giaDavidClancy tại ĐHLancaster (Anh),
các thửnghiệm trênkhỉ trướcđâyđã cho thấykỹ thuật này
vẫnkhônggiúpngănđượchiệuquảvàhoàn toàncácchứng
bệnh di truyền từ khỉ mẹ sang khỉ con. Và theo ông, khả
năng này hoàn toàn có thể xảy ra ở người.
BS Zhang và nhóm của ông cho biết đến giờ gien của
béAbrahimHassan vẫn không có xáo trộn lớn. Tuy nhiên,
chuyêngiaSmeetsđềnghị nhómBSZhangcần thiết không
được chủ quan, phải luôn đảm bảomức xáo trộn gien của
bé luônởmức thấp, an toàn.
TheoDailyMail, hiệncộngđồngyhọc thếgiới vẫnđang
nóng lòng chờ được hiểu rõ hơn về kỹ thuật này và quá
trình thực hiện.
“Vì công nghệ này là vấn đề tranh cãi và đây là trường
hợpđầu tiêncủa thếgiới, tôinghĩ cácnhànghiêncứu,những
người thực hiện nên có bản viết tay chi tiết quá trình thực
hiện thay vì chỉ thông báo thành công như thế này” - GS
Justin St John, Giám đốc Trung tâmCác bệnh về gien tại
ĐHMonash, Úc, nói.
DựkiếnBSZhangvànhóm thựchiện sẽ côngbố chi tiết
kỹ thuật này tại một hội nghị của Hiệp hội Sinh sảnMỹ
tháng tới.
n
Vài nét về tácgiả“một cha, haimẹ”
BS John Zhang là người sáng lập và là tổng giámđốc
Trung tâmSinh sảnHyvọngmới - thành lập từnăm2004,
cóchi nhánhởTrungQuốc,NgavàMexico.
BSZhanghọcykhoaởTrườngYĐHChiếtGiang (Trung
Quốc),học lêncaohọcởĐHBirmingham (Anh).Năm1991,
BSZhangcóbằng tiến sĩ về sinh sản trongốngnghiệm.
BSZhang làmộtnhànghiêncứuvàpháttriểncôngnghệ
y khoa, đã từngđạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực phát
triểncôngnghệhỗtrợsinhsản.Ôngđượcxem làmộttrong
nhữngbác sĩ hàngđầucủaNewYork.
Hiện tại, BSZhangvẫnđang tiếp tục cácnghiên cứuvề
các côngnghệhỗ trợ sinh sản. Ônghiện làmột trong số
ít cácbác sĩ điều trị rối loạnnội tiết sinh sảnởMỹcóbằng
tiến sĩ vềnghiêncứuphôi thai.
Phóng sự - Chuyên đề
“Đây làviệc làmhoàn
toànhợpđạođức; là
cộtmốcquantrọng,
chothấycácbệnhvề
ditruyềnhoàntoàncó
thểngănchặntrong
tương lai”
BSJOHNZHANG,Trungtâm
SinhsảnHyvọngmớitạiTP
NewYork,Mỹ
Embésinh ra từmột
cha,haimẹ
CácbácsĩMỹđãtạorabétraiAbrahimHassantừtinhtrùngcủangườichavà
haitrứngcủangườimẹcùngmộtphụnữkhác.
1.
BéAbrahimHassanmang
mãgiencủamộtngườichamà
haingườimẹ.
Ảnh:NEWSCIENTIST
2.
Nhiềungườicóđượcniềm
hạnhphúc làmchamẹnhờ
côngnghệhỗtrợsinhsảnngày
càngpháttriển.
Ảnh:NEWSCIENTIST
3.
Côngnghệhoánđổinhân.
Ảnh:NEWSCIENTIST
1
2
3