198-2018 - page 10

10
Bạn đọc -
Thứ Tư29-8-2018
Hệlụykhichuyểnnhượng
đất bằng “ranhmiệng”
Cả bênmua và bên bán đều không yêu cầu cơ quan chức năng xác định
ranh giới mà chỉ nghe theo lời nói miệng của chủ đất cũ.
HẢI DƯƠNG
T
háng 5-2013, vợ chồng
ông NAT (ngụ huyện
Thới Lai, TP Cần Thơ)
nhận chuyển nhượng từ ông
LVV diện tích đất 76,5 m
2
,
loại đất ở nông thôn, tọa lạc
tại ấp Phú Thọ, xã Trường
Xuân, huyện Thới Lai và
được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (GCN).
Hai tháng sau, ông T. yêu
cầu địa chính xãTrườngXuân
đến đo đạc lại diện tích để xây
nhà thì phát hiện bà LTTTh
(người sử dụng đất liền kề)
đã xây nhà lấn qua phần đất
của ông khoảng 19m
2
. ÔngT.
đã làm đơn kiện, yêu cầu bà
Th. di dời nhà về đúng vị trí,
trả lại đất cho ông xây dựng.
Phần mình, bà Th. cho rằng
tháng 2-2013, bà nhận chuyển
nhượng phần diện tích đất 76,5
m
2
(thửa đất số 1361) từ ông
NVK và đã được cấp GCN.
Khi chuyển nhượng, ông K.
đã đứng ra chỉ ranh, lúc ấy
trên đất có sẵn nền nhà. Sau
khi chuyển nhượng, bà xây
dựng trên nền nhà có sẵn đó,
đúng vị trí chủ đất cũ chỉ ranh.
Hơn nữa, khi bà xây dựng thì
hàng xóm cũng không ngăn
cản hay có ý kiến gì.
Đến khi xảy ra tranh chấp
và được thẩm định lại, bà Th.
mới ngã ngửa khi biết mình
đã xây dựng nhà lấn qua đất
ông T. Bà yêu cầu được ổn
định phần diện tích đã xây và
chấp nhận trả lại giá trị đất
cho ông T.
Bản án sơ thẩm và phúc
thẩm của TANDTPCần Thơ
đều xác định phần đất tranh
chấp nằm trong GCN do
ông T. đứng tên. Tuy nhiên,
khi chuyển nhượng đất ông
T. không xác nhận ký giáp
ranh các hộ tứ cận, không
yêu cầu cơ quan chức năng
đo đạc, xác định chính xác
ranh giới mà chỉ nghe theo
chỉ định của chủ cũ.
Tương tự, bà Th. cũng chủ
quan, chỉ dựa trên nền nhà
cũ mà không đo đạc, xác
định ranh giới đất thực sự.
Trường hợp này là lỗi chủ
quan của cả hai bên. Hiện
tại bà Th. đã xây nhà và ở
ổn định trên đất. Phần nhà
trên đất có giá trị lớn hơn
nhiều so với phần đất tranh
chấp, nếu di dời sẽ rất tốn
kém trong khi bà Th. không
có khả năng kinh tế.
Vì các lý do trên, tòa chỉ
chấp nhận một phần yêu cầu
của ông T., ổn định diện tích
đất tranh chấp cho bà Th.
tiếp tục quản lý, sử dụng;
bà Th. có trách nhiệm trả
lại cho ông T. số tiền 20
triệu đồng.
Tòa cũng kiến nghị UBND
huyện Thới Lai điều chỉnh lại
hai GCN của ông T. và bà Th.
theo quy định.
Không đồng ý nhận bồi
thường mà muốn đòi lại đất,
ông T. đã khiếu nại giám đốc
thẩm. TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã có thông báo:
Không có căn cứ kháng nghị
theo giám đốc thẩm đối với
yêu cầu của ông T. và hiện
ông vẫn chưa chấp nhận phán
quyết này.
“Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi vụ
việc này. Nguyện vọng của tôi
là muốn lấy lại đất của mình.
Tôi sẽ tiếp tục thương lượng
với bà Th. để có sự thống
nhất” - ông T. nói.•
Căn nhà
(bên phải)
của bà Th. xây dựng lấn qua đất của ông T. Ảnh: HD
Mới đây, nhiều người dân tại xã Hồng Tiến (thị xã
Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) bức xúc phản ảnh việc bị xã
đề nghị nộp 300.000 đồng/hộ để tổ chức lễ hội đâm trâu
vào tháng 11-2018.
Toàn xã Hồng Tiến có 347 hộ dân, trong đó có 46 hộ
nghèo. Theo lãnh đạo xã, các hộ nghèo có thể không đóng
góp nhưng 301 hộ còn lại đều phải nộp. Tổng số tiền
thu được khoảng 90 triệu đồng sẽ dùng để thuê rạp, mời
khách, tổ chức tiệc... trong lễ hội.
Chiều 28-8, trao đổi với chúng tôi, ông Lê Văn Hòa, Chủ
tịch UBND xã Hồng Tiến, cho biết chiều cùng ngày, UBND
thị xã Hương Trà đã có chỉ đạo dừng việc tổ chức lễ hội đâm
trâu dự kiến được tổ chức vào ngày Đại đoàn kết dân tộc (18-
11) tới. Theo ông Hòa, lễ hội đâm trâu đã được các lão thành
của làng hứa tại lễ hội lần trước (cách đây 10 năm - PV)
nhưng khi có yêu cầu của cấp trên thì bắt buộc phải dừng.
“Nhiều già làng vẫn muốn lễ hội truyền thống này được
diễn ra. Do dừng hội đâm trâu nên chúng tôi sẽ trả lại
tiền đã thu cho người dân. Tuy không tổ chức lễ đâm trâu
nhưng các chương trình lễ hội truyền thống như lễ cúng
thì vẫn diễn ra bình thường” - ông Hòa thông tin.
NGUYỄN DO
Hết thời thẻ bảohiểm
y tế giấy
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội
(BHXH) và Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đến năm
2020, cơ quan BHXH phải cấp thẻ điện tử cho
người tham gia BHXH, BHYT. Việc chuyển đổi
sang hình thức sổ, thẻ mới là đòi hỏi cấp thiết từ
thực tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, cải cách thủ tục
hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin.
Để chuẩn bị cho việc cấp thẻ điện tử, từ năm
2019 cơ quan BHXH sẽ không in mới, cấp lại thẻ
BHYT nữa. Người tham gia bảo hiểm không cần
phải đổi thẻ sau mỗi năm như trước đây mà hệ
thống sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu. Sang năm tiếp
theo, nếu tiếp tục tham gia, BHXH sẽ chỉ cấp nối
tiếp giá trị sử dụng thẻ trong dữ liệu và in danh
sách cấp thẻ gửi đơn vị quản lý.
Người dân và đơn vị có thể tra cứu trực tuyến
các thông tin: Mã số BHXH; cơ quan BHXH; quá
trình tham gia; giá trị sử dụng thẻ; đơn vị tham
gia BHXH; các điểm thu, đại lý thu trên cổng
thông tin điện tử tại địa chỉ https://baohiemxahoi.
gov.vn, hoặc có thể gọi điện thoại đến tổng đài
theo số 1900969668 để được nhân viên tổng đài
tra cứu, giải đáp. Trên cơ sở minh bạch thông
tin, người tham gia BHYT có thể chủ động được
thời gian, địa điểm để quyết định đăng ký tiếp tục
tham gia BHYT cho phù hợp…
Theo BHXH Việt Nam, sổ BHXH và thẻ BHYT
đang sử dụng chất liệu giấy, dễ bị hư hỏng, giả
mạo về thông tin. Đơn vị này đang đưa ra hai
phương án thay thế: Một là chỉ làm thẻ BHYT
điện tử và hai là tích hợp cả BHXH, BHYT trên
một thẻ điện tử.
Với thẻ điện tử, khi đi khám bệnh, trường hợp
thẻ chưa đến tay người dân nhưng hệ thống đã
có thông tin thì chủ thẻ vẫn được giải quyết bình
thường. Người dân cũng có thể tra cứu quyền lợi
của mình, thậm chí tra cứu những lần khám chữa
bệnh trên cổng thông tin điện tử của ngành bảo
hiểm. Việc này giúp người dân giám sát, tránh
gian dối trong hoạt động khám chữa bệnh BHYT
ở các cơ sở y tế.
Việc triển khai thẻ điện tử được xem là một thay
đổi rất mới trong việc giúp cho chế độ BHYT có
thể phát huy tốt nhất vai trò của mình, cho phép
người tham gia bảo hiểm khám chữa bệnh mọi
lúc, mọi nơi chỉ với các thông tin cơ bản như mã
số BHYT, họ tên, số CMND… là cơ sở khám
chữa bệnh có thể tìm ra thông tin để có thể ghi
nhận việc khám chữa bệnh là hợp lệ.
NC
Theo luật sư Nguyễn Sa Linh, Đoàn Luật sư
TP.HCM, đây là một vụ việc hy hữu khi cả hai
bên nhận chuyển nhượng đất đều quá chủ
quan, không thực hiện việc đo đạc đất chính
xác mà chỉ dựa vào lời nói miệng của chủ cũ.
Đây là lỗi của cả hai bên và đôi bên cần chịu
chung trách nhiệm.
Trường hợp nếu hai bên không thể thỏa
thuận được thì phải thực hiện theo phán
quyết của tòa án. Đây là bài học kinh nghiệm
cho những người đi mua đất bởi đã có nhiều
trường hợpmắc phải tình trạng tương tự khi
không đo đạc, đến khi xây dựng mới tá hỏa
là mình bị thiếu đất.
Vì vậy, người dân tuyệt đối khôngcăncứvào
lờinóimiệng,dùlàlờicủachủnhàhaycủangười
có thẩmquyền, tất cả đềuphải nhờđếnđơn vị
cóchứcnăng,cótưcáchphápnhânđođạc,xác
địnhranhđấtchínhxáctrướckhisangnhượng,
xâydựng.Trườnghợpcósaisótxảyrathìđơnvị
đo đạc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
ĐÀO TRANG
Chia buồn
Được tin:
Cụông
LêĐạiAn
, sinhnăm1927, là thânphụcủaông
LêĐại AnhKiệt, cựuPhóTổngThư ký tòa soạnbáo
Pháp
Luật TP.HCM,
đã tạ thế lúc 22giờngày 27-8-2018 (nhằm
ngày 17 tháng 7 nămMậu Tuất), hưởng thọ 92 tuổi.
Tang lễ được tổ chức tại tư gia, ấp Hội Xuân, thị trấn
TầmVu, Châu Thành, Long An.
Lễ nhập quan lúc 8 giờ ngày 28-8-2018. Lễ di quan
lúc 10 giờ ngày 30-8-2018 (nhằmngày 20 tháng 7 năm
Mậu Tuất), sau đó an táng tại phần đất của gia đình.
Ban Biên tập báo
Pháp Luật TP.HCM
thành kính phân
ưu cùng gia đình.
Khi xảy ra tranh
chấp và được thẩm
định lại, bà Th. mới
ngã ngửa khi biết
mình đã xây dựng
nhà lấn qua đất của
ông T.
Xã sẽ trả lại tiền thu của dân để tổ chức lễ hội đâm trâu
Bệnh nhân chờ cấp thuốc BHYT tại BVNguyễn Tri Phương,
TP.HCM. Ảnh: HTD
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook