198-2018 - page 9

9
Tiêu điểm
Bến xe Miền Đông: “Cháy” vé xe đi
nghỉ lễ 2-9
(PL)- Sáng 28-8, nhiều hành khách đến Bến xe
Miền Đông (quận Bình Thạnh, TP.HCM) đều không
mua được vé về quê hay đi du lịch dịp lễ 2-9 do hầu
hết các hãng xe chất lượng cao hết vé. Theo đó, các
doanh nghiệp (DN) vận tải chất lượng cao chạy các
tuyến Nha Trang, Đà Lạt, Phan Thiết, Quy Nhơn...
đều hết vé đi vào các ngày 31-8 và 1-9. Các chiều
ngược lại đi vào tối 2-9 và sáng 3-9 cũng đã hết vé.
Cụ thể, tại phòng vé của DN vận tải Phúc Thuận
Thảo đi Phú Yên, Quy Nhơn; DN Phương Trang chạy
các tuyến Nha Trang, Đà Lạt, Quảng Nam, Đà Nẵng;
DN Hoàng Long đi Đắk Lắk, Đắk Nông… đều không
còn vé để phục vụ hành khách vào các ngày trên.
Ban quản lý Bến xe Miền Đông cho biết các tuyến
đường được khách mua vé nhiều dịp lễ này thường là
các tuyến ngắn đi các tỉnh lân cận TP.HCM hoặc các
tuyến thu hút khách du lịch nên việc “cháy” vé là điều
dễ hiểu. Tuy nhiên, hành khách vẫn có thể mua vé để
đi lại trong dịp lễ này vì ngoài những DN vận tải đã
hết vé, vẫn có một lượng xe của các DN vận tải khác
bán vé đi về hằng ngày. Nếu trường hợp các DN vận
tải không còn vé để đáp ứng, ban quản lý bến sẽ điều
xe từ tuyến khác sang để phục vụ nhu cầu đi lại của
hành khách.
N.THOA
Xây cầu An Phú Đông nối quận 12
với Gò Vấp
UBND TP.HCM vừa chấp thuận phương án xây
cầu bắc qua sông Vàm Thuật nối quận 12 với quận
Gò Vấp, thay cho bến phà An Phú Đông.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến
vừa có văn bản chấp thuận đề nghị của Sở GTVT TP
về việc triển khai dự án xây dựng cầu tạm An Phú
Đông dạng kết cấu thép, nối phường 5, quận Gò Vấp
với phường An Phú Đông, quận 12. Sở GTVT có
trách nhiệm kêu gọi chủ đầu tư gấp rút hoàn tất các
thủ tục và triển khai dự án theo quy định.
Trong thời gian triển khai dự án, Sở GTVT TP
phải tổ chức phân luồng giao thông hợp lý để đảm
bảo việc đi lại của người dân thuận lợi tại khu vực
này. Đồng thời yêu cầu Sở GTVT TP phối hợp với
Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP, UBND quận 12 và các
đơn vị liên quan nghiên cứu bản đồ giao thông tại
khu vực xây cầu để xây dựng mạng lưới giao thông,
đầu tư phù hợp.
Bến phà An Phú Đông tồn tại trên 20 năm nay, là
bến phà hiếm hoi còn hoạt động ở nội thành. Bến
phà hiện có ba phà hoạt động từ 3 giờ 30 đến 23 giờ
30 hằng ngày, bình quân chở khoảng 1.500 khách
qua đò/ngày.
NT
Các sân bay tăng cường an ninh
dịp lễ 2-9
(PL)- Cục Hàng không Việt Nam vừa có chỉ đạo
tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn và
chất lượng dịch vụ hàng không trong dịp Quốc khánh
2-9. Theo đó, các cảng vụ hàng không cần tăng cường
kiểm tra, giám sát tại cảng, sân bay nhằm đảm bảo
phục vụ tốt cho các chuyến bay, hành khách trong thời
gian cao điểm. Duy trì nghiêm chế độ trực 24/24 giờ,
kịp thời phát hiện các sự việc, sự cố uy hiếp hoặc có
nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn khai thác máy bay để
báo cáo, đề xuất phương án xử lý.
Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không xây
dựng kế hoạch tăng chuyến, đáp ứng tối đa nhu cầu
đi lại của người dân trong thời gian nghỉ lễ phù hợp
với năng lực của hãng và không tăng giá vé khai thác.
Đảm bảo các máy bay khai thác đúng giờ, không hủy
chuyến, dồn chuyến. Kịp thời bố trí nhân viên giải
quyết các thắc mắc và nhu cầu của hành khách theo
đúng quy định pháp luật.
PHONG ĐIỀN 
Nhiều hành
khách
thất vọng
vì không
mua được
vé đi chơi
lễ 2-9. Ảnh:
N.THẮNG
Các tỉnh muốn nhà ga vào trung tâm TP
Tại cuộc họp, đại diện 20 tỉnh, TP có đường sắt tốc độ cao đi
qua đều cho biết cơ bản đồng tình với hướng tuyến.Tuy nhiên,
nhiều tỉnh cũng lưu ý với đơn vị tư vấn cần xây dựng nhà ga ở
vị trí trung tâm hoặc các điểm có hệ thống giao thông kết nối
để phát huy hiệu quả của dự án.
Ngoài ra, một số đại biểu lo lắng về công nghệ. Về vấn đề
này, đơn vị tư vấn cho biết dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam
lựa chọn công nghệ tiên tiến nhất để đầu tư. Các loại hình công
nghệ tiên tiến mà thế giới đang hướng tới là công nghệ động
lực phân tán EMU và công nghệ hệ thống truyền dẫn. “Đây
cũng là công nghệ được tư vấn đề xuất áp dụng cho đường
sắt tốc độ cao Bắc-Nam” - đơn vị tư vấn nhấn mạnh.
Đường sắt cao tốc Bắc-
Nam làm như thế nào?
Đơn vị tư vấn lựa chọn phương án xâymới tuyến đường sắt t c độ cao
Bắc-Namđể t i ưu hóa năng lực v n tải và ph hợp xu hướng thế giới.
VIẾT LONG
D
ự án đường sắt tốc độ
cao Bắc-Nam có chiều
dài 1.545 km, kéo dài
từ Hà Nội đến TP.HCM, gồm
23 nhà ga, đi qua 20 tỉnh, TP
với tổng mức đầu tư khoảng
1,3 triệu tỉ đồng. Đó là thông
tin được liên danh tư vấn, do
Tổng Công ty Tư vấn thiết kế
GTVT (TEDI) đứng đầu, báo
cáo giữa kỳ nghiên cứu khả
thi dự án đường sắt tốc độ cao
trục Bắc-Nam do Bộ GTVT
tổ chức ngày 28-8.
Chọn phương án
xây mới
Theo đó, đơn vị tư vấn đưa
ra hai trường hợp để hiện đại
hóa ngành đường sắt. Trường
hợp thứ nhất là nâng cấp tuyến
hiện hữu, không đầu tư tuyến
mới. Trường hợp thứ hai là
nâng cấp tuyến hiện hữu và
kết hợp đầu tư tuyến mới.
Trong đó, đơn vị tư vấn đề
xuất trường hợp hai.
Đơn vị tư vấn nhận định việc
nâng cấp tuyến hiện hữu khó
cạnh tranh với các loại hình
vận tải khác, đặc biệt là hàng
không. Còn trường hợp hai
vừa tối ưu công suất vận tải
đường hiện có, vừa xây dựng
được tuyến mới với vận tốc tối
đa khoảng 350 km/giờ.
“Như vậy, tương lai đường
sắt hiện hữu được sử dụng để
vận chuyển hàng hóa và hành
khách một số chặng nhất định.
Đường sắt tốc độ cao chỉ vận
chuyển hành khách. Đây cũng
là mô hình một số nước như
Nhật Bản đã làm” - đơn vị tư
vấn nhấn mạnh.
Qua đó, tuyến đường sắt cao
tốc Bắc-Nam có điểm đầu là
ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và điểm
cuối là ga Thủ Thiêm (phường
Phú An, quận 2, TP.HCM).
Theo đơn vị tư vấn, dự án
sẽ được phân kỳ đầu tư. Trong
đó, xây dựng đoạn thí điểm dự
kiến Thủ Thiêm-Long Thành,
sau khi vận hành thí điểm sẽ
đưa vào khai thác thương mại
năm 2028-2029; các đoạn ưu
tiên, đơn vị tư vấn dự kiến đề
xuất hai đoạn là Hà Nội-Vinh
và Nha Trang-TP.HCM, sẽ
hoàn thành và đưa vào khai
thác năm 2032. Đoạn còn lại
Vinh-Nha Trang sẽ được tiếp
tục xây dựng từ năm 2035 và
hoàn thành đưa vào khai thác
toàn tuyến năm 2040-2045.
Giai đoạn đầu khai thác tốc
độ 160-200 km/giờ với định
Hướng tuyến đường sắt tốc độ cao có điểmđầu làHàNội và
điểmcuối là TP.HCM, chiều dài 1.545 km. Đồ họa: H.TRANG
Đơn vị tư vấn đề
xuất xây dựng trước
đoạn đường sắt tốc
độ cao thí điểm Thủ
Thiêm-Long Thành,
sẽ đưa vào khai thác
thương mại năm
2028-2029.
Lộ trình xây dựng
- Đến năm 2020, nghiên cứu
phương án xây dựngmới tuyến
đường sắt tốc độ cao, đường
đôi khổ 1435mm, điện khí hóa.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
để từng bước ưu tiên xây dựng
trước nhữngđoạn tuyến cónhu
cầu vận tải lớn, đặc biệt khu vực
kết nối với HàNội và vớiTP.HCM.
- Giai đoạn 2020-2030, triển
khai xây dựng mới đường sắt
tốc độ cao (trước mắt khai thác
tốc độ chạy tàu từ 160 km/giờ
đến dưới 200 km/giờ), đường
đôi khổ 1435mm, điện khí hóa.
Hạ tầng tuyến có thể đáp ứng
khai thác tốc độ cao tốc 350 km/
giờ trong tương lai. Ưu tiên xây
dựng trước những đoạn tuyến
có nhu cầu vận tải lớn theo khả
năng huy động vốn.
- Tầm nhìn đến năm 2050,
phấn đấu hoàn thành toàn
tuyến đường sắt tốc độ cao trục
Bắc-Nam; sau năm 2050 triển
khai tổ chức khai thác tốc độ
350 km/giờ.
hướng đầu tư hạ tầng đáp ứng
tương lai lâu dài, giai đoạn
sau tốc độ khai thác tối đa
320 km/giờ (tốc độ thiết kế
350 km/giờ).
Đối với phương án huy động
vốn cho dự án, đơn vị tư vấn
cho biết dự kiến huy động
từ vốn trong nước; vốn vay
ODA; vốn của doanh nghiệp,
tư nhân; vốn thu từ quỹ đất.
Cần tính đến
giao thông kết nối
Cho rằng đây là siêu dự án,
TS Nguyễn Ngọc Long, Phó
Chủ tịch Hội Khoa học kỹ
thuật cầu đường Việt Nam,
cho rằng việc chia các đoạn
(Hà Nội-Vinh, TP.HCM-Nha
Trang, Nha Trang-Vinh) chưa
phù hợp. Theo đó, cần chia
nhỏ các dự án đầu tư nhằm
thực hiện tốt các dự án thành
phần. Bên cạnh đó, việc lựa
chọn các nhà ga, đặc biệt là
Hà Nội, TP.HCM cần có đề
xuất giao thông kết nối đồng
bộ để phát huy hiệu quả dự án.
Ông Long cũng cho rằng
trường hợp sử dụng vốn ODA
cần có sự đồng bộ trong quá
trình đầu tư và huy động vốn.
Về vốn ngân sách nhà nước,
phải nghiên cứu xây dựng cơ
chế, chính sách và khuôn khổ
pháp lý chặt chẽ để đảm bảo
việc thực hiện. Đối với vốn tư
nhân, cần xác định tỉ trọng và
giá trị là bao nhiêu, đánh giá
tính khả thi trong điều kiện
Việt Nam trước khi đề xuất
Chính phủ quyết định.
Ngoài ra, một số đại biểu
cũng đề nghị nghiên cứu hướng
tuyến song song với đường
bộ cao tốc để tận dụng quỹ
đất, giảm chi phí giải phóng
mặt bằng…
Giải đáp về vốn, Thứ trưởng
BộGTVTNguyễnNgọcĐông
lý giải dự án này phải tính
bằng hiệu quả kinh tế mà dự
án mang lại cho xã hội, chứ
không phải hiệu quả kinh tế từ
dự án. Ông Đông cũng khẳng
định về hạ tầng Nhà nước phải
đầu tư, còn lại sẽ hướng đến
tư nhân.
Kết thúc buổi báo cáo, Thứ
trưởngĐông cho biết trong báo
cáo cuối kỳ sẽ chi tiết hơn và
mongmuốn người dân, chuyên
gia đóng góp cởi mở, thẳng
thắn để sớm được Chính phủ,
Quốc hội thông qua.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook