198-2018 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Tư29-8-2018
Cựu chủ tịch PVTex đổ lỗi cho
người đã bỏ trốn
Giữ vai trò chính trong vụ án là VũĐìnhDuy nhưng người này đang bị truy nã nên được tạmđình chỉ,
khi nào bắt được sẽ xử lý.
Bị cáo Hồng khai không
trao đổi, thỏa thuận gì
với bị cáo Hiếu, mà chỉ
thực hiện các thỏa thuận
với Vũ Đình Duy.
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: ĐM
Có liên quan đến Trịnh Xuân Thanh?
Bị cáo Hồng khai trước tháng 4-2009, ông không biết gì về PVN cũng
như PVC. Cuối tháng 4, qua một số người giới thiệu, ông quen biết với
Trịnh Xuân Thanh (cựu chủ tịch Tổng Công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam
- PVC) và tham gia một số dự án PVC đang thực hiện, trong đó có dự án
Nhà máy polyester Đình Vũ.
Hồ sơ xác định tháng 8-2009, PVC và PVC.KBC ký hợp đồng thi công
một số hạng mục thuộc dự án Nhà máy polyester Đình Vũ. Hồng đề xuất
và được Trịnh Xuân Thanh cho tạm ứng 25 tỉ đồng trái quy định. Hồng
dùng tiền nàymua 3.400m
2
đất tạiTamĐảo,Vĩnh Phúc đứng tên PVC.KBC.
Sau đó, Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo Hồng làm thủ tục để PVC.KBC chuyển
nhượng mảnh đất này cho Công ty Mai Phương của gia đình Thanh với
giá 23,8 tỉ đồng nhưng chỉ trả cho PVC.KBC 20,8 tỉ đồng, còn 3 tỉ đồng
vẫn chưa thanh toán. Để hợp thức việc tạm ứng sai, Trịnh Xuân Thanh
chỉ đạo làm thủ tục chuyển 21 tỉ đồng tiền tạm ứng thành tiền PVC góp
vốn vào PVC.KBC.
Hành vi của Trịnh Xuân Thanh có dấu hiệu phạm tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, trong đó có vai trò của Hồng.
Nhưng do thời hạn điều tra đã hết, chưa đủ điều kiện kết luận nội dung
này trong cùng vụ án nên CQĐT tiếp tục xác minh.
ĐỨCMINH
N
gày28-8,
TAND
TP Hà
Nộ i xử s ơ
thẩm bốn bị
cáo trong vụ
án cố ý làm
trái quy định
củaNhà nước
gây hậu quả
nghiêm trọng
và nhận hối
lộ xảy ra tại
Công ty CP
Hóa dầu và
xơ sợi Dầu
khí (PVTex).
Người có vai
trò rất quan trọng trong vụ án này là
cựu tổng giám đốc (TGĐ) PVTex
Vũ Đình Duy nhưng hiện nay đã
bỏ trốn và đang bị truy nã. Do
chưa bắt được nên tháng 6-2018,
CQĐT đã tạm đình chỉ điều tra bị
can đối với Duy, khi bắt được sẽ
tiếp tục xử lý.
Nhà ở xã hội bị biến
thành nhà liên kế
Các bị cáo hầu tòa gồm: Đào Ngọ
Hoàng (cựu trưởng phòng Thương
mại hợp đồng PVTex), Vũ Phương
Nam (cựu kế toán trưởng PVTex)
và Đỗ Văn Hồng (chủ tịch HĐQT
kiêm TGĐ Công ty CP Đầu tư và
xây lắp dầu khí Kinh Bắc - PVC.
KBC) bị truy tố tội cố ý làm trái.
Riêng Trần Trung Chí Hiếu (cựu
chủ tịch HĐQT PVTex) hầu tòa
về hai tội cố ý làm trái và nhận hối
lộ. Ông Hiếu được xác định là giữ
vai trò chính trong vụ án.
Theo hồ sơ, trong quá trình triển
khai thực hiện dự án nhà ở cho cán
bộ, công nhân viên PVTex, bị cáo
Hiếu và Vũ Đình Duy đã quyết
định lựa chọn, ký hợp đồng với
liên doanh nhà thầu PVC.KBC và
HEERIM.PVC khi cả hai không
có đủ năng lực. Đồng thời, các bị
cáo cũng tự ý thay đổi thiết kế và
tổ chức thi công xây lắp trái với hồ
sơ được phê duyệt, chuyển từ nhà
ở xã hội sang xây dựng căn hộ liên
kế... Trong việc tạm ứng và sử dụng
tiền tạm ứng, các bị cáo đã cố ý làm
trái hợp đồng xây dựng gây thiệt
hại cho Nhà nước hơn 19 tỉ đồng.
Tại tòa, bị cáo Hồng thừa nhận
mọi sai phạm và cho biết đã chủ
động trong khai báo cũng như khắc
phục hậu quả. Ông Hồng xác nhận
đã chi cho Vũ Đình Duy và bị cáo
Hiếu mỗi người 3 tỉ đồng, thông qua
việc góp vốn cổ phần khi thành lập
Công ty CP PVTex Kinh Bắc.
Cụ thể, giữa năm 2010, Vũ Đình
Duy và bị cáo trao đổi việc thành lập
công ty này để sản xuất ống cuốn
sợi, thùng carton để bán cho PVTex,
PVTex sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm
làm ra. Duy và Hồng thống nhất
vốn điều lệ của PVTex Kinh Bắc là
30 tỉ đồng, trong đó Hồng góp 21 tỉ
đồng và giữ vị trí chủ tịch HĐQT.
PVTex góp 3 tỉ đồng bằng thương
hiệu. Còn lại, Duy yêu cầu bị cáo
Hồng phải chi tiền nộp cho Duy và
Hiếu 3 tỉ đồng.
Duy nhờ em dâu là Đỗ Thị Thùy
Linh (cũng là con gái Hồng), bị cáo
Hiếu nhờ em rể là Trần Cường đứng
tên cổ phần. Sau đó hai người này xin
thoái vốn góp tại PVTex Kinh Bắc để
PVTexmualạisốcổphầnnàyvànhận6
tỉ đồngrồi chuyển lại choDuyvàHiếu.
Bị cáo Hồng khai ông không trao
đổi, thỏa thuận gì với bị cáo Hiếu,
mà chỉ thực hiện các thỏa thuận với
Vũ Đình Duy. Trong khi ông Hiếu
khai: “Mất 19 tỉ đồng, lỗi chính do
nhà thầu đã không thực hiện đúng
camkết cũng như hợp đồng. Về phía
PVTex, lỗi chính do ban điều hành,
mà ông Vũ Đình Duy làm TGĐ”.
Người quản lý vốn đi đâu
không biết?
Tại tòa, đại diện theo ủy quyền
của Tổng Công ty CP Xây lắp dầu
khí (PVC) thừa nhận có đầu tư tài
chính tại HEERIM.PVC (một trong
hai thành viên của liên doanh nhà
thầu thi công dự án nhà ở cho cán
bộ, nhân viên PVTex). Cụ thể,
PVC có trên 15% vốn điều lệ tại
PVC.KBC. Thời điểm PVC góp
vốn là tháng 6-2009, PVC góp
2,5 tỉ đồng, tương đương 250.000
cổ phần.
Tuy nhiên, khi được chủ tọa
phiên tòa hỏi địa chỉ trụ sở của
HEERIM.PVC, vị đại diện cho
biết trước đây công ty ở đường
Phạm Hùng (Hà Nội), còn nay
chuyển đi đâu cũng không thông
báo lại cho PVC.
Chủ tọa hỏi: “Tức là vốn của
mình đi đâu cũng không biết?”. Vị
này đáp: “Chúng tôi có người đại
diện quản lý phần vốn, là giám đốc
công ty. Nếu họ không báo cáo thì
chúng tôi chỉ xem xét trách nhiệm
hành chính chứ không thể quy kết
trách nhiệm. Hiện tại chưa có một
khẳng định nào về việc vốn đầu tư
của PVC tại đó hiệu quả hay không”.
HĐXX cho biết đã gửi giấy triệu
tập đại diện của HEERIM.PVC tới
địa chỉ cũ nhưng không có kết quả.
Liên quan đến việc ký kết hợp
đồng xây dựng dự án nhà ở nói trên,
vị đại diện cho biết “PVC không
có liên quan gì”, đây là hợp đồng
PVC.KBC ký trực tiếp với PVTex,
không qua PVC. •
2 phó hiệu trưởng trường chính trị hầu tòa
(PL)- Ngày 28-8, TAND tỉnh Phú Yên tiếp tục đưa ra xét
xử sơ thẩm vụ tiêu cực tại Trường Chính trị tỉnh Phú Yên.
Trước đó, ngày 16-8, phiên xử đã phải tạm hoãn vì vắng
1.293/1.330 người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong
vụ án.
Theo cáo trạng thì từ tháng 12-2009 đến tháng 6-2015,
cựu kế toán Vũ Thị Kim Hoa và cựu thủ quỹ Trịnh Thị Hoa
đã cùng nhau lập khống chứng từ thanh toán. Hai bị cáo đã
chiếm đoạt hơn 3,2 tỉ đồng tiền quỹ, tiền học phí, tiền ăn do
Nhà nước chi cho học viên các lớp trung cấp lý luận chính
trị-hành chính học tại Trường Chính trị tỉnh Phú Yên.
Sau đó, Trịnh Thị Hoa dùng tiền âm phủ loại 500.000 đồng
xếp thành xấp rồi dùng tiền thật mệnh giá 500.000 đồng bọc
bên ngoài để đối phó khi bị kiểm tra.
Cáo trạng cũng xác định từ tháng 9-2009 đến tháng 12-
2012, phó hiệu trưởng Lê Văn Sự đã ký duyệt 66 bộ chứng
từ thanh toán chế độ tiền ăn cho học viên, phó hiệu trưởng
Nguyễn Thị Tuyết Nga ký duyệt 46 bộ chứng từ thanh toán
tiền ăn cho học viên. Hai phó hiệu trưởng này đã thiếu kiểm
tra, đối chiếu giữa chứng từ thanh toán so với lịch học của
học viên nên không phát hiện kế toán, thủ quỹ lập khống
chứng từ.
Bị cáo Thị Hoa bị truy tố về tội tham ô tài sản, Kim Hoa bị
truy tố về hai tội tham ô tài sản và thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng. Hai phó hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh
Phú Yên là Sự và Nga bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
Theo dự kiến, hôm nay (29-8) tòa tuyên án.
HOÀNG THƯ - XUÂN TRIỆU
Tắm biển xong thì nổi lòng tham trộm cắp
(PL)- Ngày 28-8, TAND tỉnh Khánh Hòa đã tuyên phạt bị
cáo Lê Đình Hùng (SN 1975, trú 34 Củ Chi, TP Nha Trang)
sáu tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội trộm cắp tài sản.
Theo cáo trạng, khoảng 11 giờ ngày 23-4, sau khi tắm
tại bãi biển Hòn Chồng, Nha Trang, Hùng đi bộ lên bờ thì
thấy chị Kuzimina Anna (quốc tịch Nga) đang nằm ngủ.
Phía trên đầu chị Kuzimina Anna có để một giỏ xách
(bên trong có một điện thoại, hai máy ảnh và 1 triệu
đồng), Hùng nảy sinh ý định trộm cắp để bán lấy tiền
tiêu xài.
Hùng lén lút đi tới trộm
giỏ xách rồi lên xe máy bỏ
chạy thì bị hai người dân
phát hiện, khống chế đưa
về Công an phường Vĩnh
Phước.
Theo định giá, tổng giá
trị tài sản bị cáo trộm cắp là
2.996.000 đồng.
HOÀNG VĂN
Bị cáoHùng tại tòa. Ảnh: HV
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook