019-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
ThứBa22-1-2019
cậu bé cưỡi trâu bán giá 49.200 euro, cao
gấp 12 lần so với dự kiến; lô bộ chén trà có
in hình ảnh chiếc lều của người TQ bán với
giá hơn 31.000 euro cho một người Nga; lô
bộ chén đĩa màu xanh có hình ảnh con hươu
được bán cho một người Nam Phi với giá
hơn 6.000 euro.
Đặc biệt, một nhà sưu tập đến từ Pháp mua
tám chiếc đĩa màu trắng với giá 14.400 euro,
trong khi theo dự kiến thì giá chỉ từ 1.600
đến 2.400 euro. Hoặc một người Úc mua
một tác phẩm có cảnh biển với giá 4.800
euro, một người Hà Lan mua lọ đựng nước
hình trứng với giá 19.200 euro. Ngoài ra,
Bảo tàng Quốc gia Anh cũng mua rất nhiều
món, trong đó có một bình gốm đựng nước
in hình ảnh con khỉ và toàn bộ lô 368 cổ vật
có hình ảnh cậu bé cưỡi trâu…
Như vậy, tổng số tiền thu được từ bán đấu
giá cổ vật là hơn 3 triệu euro. Tuy nhiên, sau
khi trừ thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng
thì chỉ còn lại hơn 2,5 triệu, trích 20% hoa
hồng hơn nửa triệu euro nữa, số tiền còn lại
chỉ xấp xỉ 2 triệu euro. Đó là chưa tính chi
phí vận chuyển.
Được biết vào tháng 3-2007, Unicom
Management Inc đã chi cho tỉnh Cà Mau
1,2 triệu euro, nếu dùng số tiền này thanh
toán chi phí khai thác, bảo quản hơn 14,5
tỉ đồng thì sau thương vụ này, tỉnh Cà Mau
chỉ còn vỏn vẹn vài trăm ngàn euro. Cộng
thêm số hơn 650.000 euro mà Bình Thuận
được Unicom trả thì Việt Nam chỉ sở hữu
khoảng 1 triệu euro sau cuộc đấu giá “làm
ngạc nhiên cả thế giới”. Có thể thấy chi phí
khai quật và môi giới chiếm khoảng 2/3 giá
trị lô cổ vật là một con số rất đáng lưu tâm.
Nhắc tới cuộc đấu giá này, nhiều chuyên
gia về đồ cổ đều thắc mắc tại sao không tổ
chức bán lô cổ vật quý giá khổng lồ trên ngay
tại Việt Nam mà phải đưa sang Hà Lan để bị
đánh thuế và chịu nhiều loại phí? Nếu thiếu
kinh nghiệm thì vẫn có thể mời Sotheby’s
hay nhà bán đấu giá Christie’s và bán ngay
tại Việt Nam.
Không chỉ có vậy, nhiều nhà sưu tập đồ
cổ còn cho rằng giá cả bán ra tại Hà Lan
quá hời, chính vì vậy nên chỉ trong vòng ba
ngày, 76.000 cổ vật đã được bán sạch. Đặc
biệt là trong số những người giơ bảng đấu
giá có rất nhiều nhà buôn đến từ các nước
chứ không phải họ đều là những nhà sưu
tầm. Việc Sotheby’s cho rằng bán vượt yêu
cầu chẳng qua chỉ là cách họ làm an lòng
đối tác chứ chưa ai dám khẳng định giá trị
thật của lô cổ vật.•
Tháng 7-2016, BV Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận hai bé
Điểu Thị Bảo Ân và Điểu Thị Bảo Hân (sinh năm 2016) chào
đời ở Bình Phước trong tư thế dính liền nhau vùng cụt. Đây
là ca dính nhau vùng cụt và tủy sống phức tạp hiếm gặp
trong vòng hơn 40 năm qua. Theo y văn thế giới ghi nhận
là ca thứ 29.
Saumột năm chăm sóc, các bác sĩ quyết định phẫu thuật
tách rời hai bé vào ngày 23-8-2017.Trải qua hơn 11 giờ căng
thẳng trên bàn mổ, các bác sĩ của BV Nhi đồng 2 với sự cố
vấn chuyên môn của GS-BS Trần Đông A đã tách được hai
bé thành hai cơ thể độc lập thành công.
Cuộc sống mới
của 2 bé dính
nhau vùng cụt
HOÀNG LAN
M
ột chiều cuối năm
2018, chúng tôi tìm
đến nhà anh chị Điểu
Tuấn và Thị Quyền, người
dân tộc S’tiêng, ở ấp Măng
Cải, xã Lộc Thiện, huyện Lộc
Ninh, Bình Phước. Tìm nhà
vợ chồng họ khá dễ vì từ đầu
làng đến cuối xóm, ai cũng
biết về hai bé sinh đôi dính
nhau, con của anh chị.
Hai bé sức khỏe
ổn định
Cònnhớhơnmột nămtrước,
vào tháng 10-2017, sau 14
tháng nằm bệnh viện (BV) và
trải qua ca phẫu thuật có một
không hai để tách riêng do bị
dính vùng cụt và tủy sống,
hai bé (sinh tháng 7-2016)
lần đầu được về nhà.
Trướcmắt chúng tôi là ngôi
nhà khang trang lót gạch men
sáng sủa của gia đình chị Thị
Quyền. Trong nhà, anh Điểu
Tuấn đang chơi cùng bé Bảo
Hân, cô bé hiếu động nên
không kiên nhẫn ở lâu một
chỗ. Nếu không có hai chỏm
tóc nhỏ xinh trên đầu, chỉ
nhìn qua cô bé rất dễ bị lầm
là con trai bởi sở thích chơi
ô tô, trèo cây.
Không có đôi chân bình
thường như bé Bảo Hân, bé
Bảo Ân được mẹ ôm đi lòng
vòng quanh sân vui đùa, trò
chuyện cùng những người
hàng xóm. Thỉnh thoảng hai
bé lại muốn cha mẹ đổi chơi
với mình. “Hai đứa không
thích chơi chung, mỗi đứa
thích chơi một kiểu. Bảo Ân
rất sợ chơi với Bảo Hân vì
thường bị bắt nạt” - chị Thị
Quyền chia sẻ.
Chị Thị Quyền cho biết
ngày thường ở nhà chăm sóc
hai con, chồng đi làm phụ hồ
nên cuộc sống cũng khó khăn,
thiếu trước hụt sau vì thỉnh
thoảng còn phải đưa con đi
tái khám. May mắn nhờ có
sự hỗ trợ của BV, các mạnh
thường quân mà vợ chồng
chị khi đưa con ra viện mới
không phải lo trả nợ. Ngoài
ra, cómột nhómmạnh thường
quân lặn lội tìm đến tận nhà
của hai vợ chồng hỗ trợ tiền
xây nhà sau khi chứng kiến
nơi chui ra chui vào của bốn
con người là một cái chòi lá,
mưa dột tứ bề.
Hiện hai vợ chồng chị vẫn
đưa con đi tái khámở BVNhi
đồng 2 (TP.HCM). Chị Thị
Quyền kể hai bé sau khi được
mổ tách về nhà, sức khỏe khá
ổn định. Lâu lâu có lên cơn
sốt, ho, hai vợ chồng lại lật
đật đưa con đến BV huyện
khám và nằm BV.
Từng nghĩ hai con
sẽ không đi được
Lúc mới mổ tách xong, bác
sĩ dự đoán bé Bảo Ân sẽ có
khuyết tật vận động nên hai vợ
chồng chị đã chuẩn bị tâm lý
từ trước. Thường ngày bé chỉ
ngồi một chỗ hoặc di chuyển
quãng ngắn trong nhà, phần
lớn thời gian chị Thị Quyền
phải bế và tập vận động cho
bé. BéBảoHân dù cơ thể hoàn
chỉnh hơn nhưng hiện tại vẫn
phải đeo hậu môn tạm do hậu
môn thật khá hẹp, ảnh hưởng
của vết sẹo lúc mổ tách rời.
“Do Bảo Ân còn nhỏ và
sức khỏe yếu nên bác sĩ nói
bé sẽ không chịu được cuộc
mổ lớn, phải chờ khoảng 3-4
tuổi mới phẫu thuật chân. Em
chỉ e lúc đó gân xương cứng
sẽ khó làm hơn. Bảo Hân
cũng còn nhỏ nên chưa biết
hậu môn tạm là gì, có lần em
đi tắm cho bé, quay qua quay
lại đã thấy bé tự gỡ nó ra chơi
rồi. Nếu sức khỏe cho phép,
em mong bé được bác sĩ tiếp
tục mổ nong hậu môn, giúp
hoàn thiện chức năng” - chị
Thị Quyền mong mỏi.
Những ngày giáp Tết, chị
Những ngày giáp
Tết, chị Thị Quyền
chia sẻ không mong
ước gì nhiều, chỉ
mong hai con khỏe
mạnh, mau lớn, ăn
học đàng hoàng
như con người ta.
Tượng cóc (gốmmàu) khai thác ở tàu cổ ở CàMau.
Cổ vật được trục vớt từ con tàu cổ đắmở vùng biển CàMau.
ThịQuyềnchia sẻkhôngmong
ước gì nhiều, chỉ mong hai con
khỏe mạnh, mau lớn, ăn học
đàng hoàng như con người ta.
“Bảo Ân sẽ được phẫu thuật
chân, dù không đi được như
bình thường thì sau này cũng
có thể tự đi được. Mong Bảo
Hân được làmlại hậumôn chứ
để hậumôn tạmvậy tội nghiệp
bé lắm” - chịThịQuyềnchia sẻ.
Tranh thủ một ngày ở nhà
chơi cùng con, anh ĐiểuTuấn
cho hay quãng thời gian vất
vả nhất đã qua. Hiện tại hai
vợ chồng anh đặt mục tiêu lo
làm ăn và lo cho hai con. Đối
với anh, dù hai bé chưa được
khỏemạnh bình thường nhưng
so với việc nghĩ sẽ mất con
vào lúc hai con vừa chào đời
còn kinh khủng hơn rất nhiều.
“Lúc vợmang thai emcũng có
đưa vợ đi siêu âm trắng đen
và biết lờ mờ là hai bé sinh
đôi nằm ngang chứ không
nghĩ dính nhau, bác sĩ cũng
chỉ nghi thôi. Khi em chạy về
nhà lấy đồ cho vợ sinh ở BV
huyện Lộc Ninh thì nghe bà
nội báo mới biết” - anh Điểu
Tuấn nhớ lại.
Lúc mới sinh, hai bé chỉ
nặng vỏn vẹn 3,4 kg, hơi thở
yếu ớt và sau đó được chuyển
ngay xuống BV Nhi đồng 2.
Cầm 5 triệu đồng lương làm
hồ trong tay, anh Điểu Tuấn
khăn gói xuống TP, vạ vật ở
ngoài hành lang chờ tin con.
Các nhân viên tại BVthời gian
ấy hầu như đều quen mặt vợ
chồng anh.
“Hồi đó tôi coi trên mạng
cũng thấy cómấy bé dính nhau
lúc sinh ra nhưng đâu nghĩ con
mình lại vậy. Thậm chí sau
khi được phẫu thuật tôi cũng
nghĩ là cả hai sẽ không thể đi
lại được. Nhưng ba tháng sau
Bảo Hân tự vịn theo tường,
hàng rào cây mà đi. Tôi thực
sự rất cám ơn mọi người đã
quan tâm gia đình trong lúc
khó khăn nhất” - anh Điểu
Tuấn bộc bạch.•
Chấm dứt chuỗi ngày 14 tháng trời ròng rã ở bệnh
viện, hai bé gái dính nhau vùng cụt đã được các
bác sĩ phẫu thuật tách rời và trở về nhà bắt đầu
cuộc sống mới.
Tình trạng hai bé dính nhau
trước khi phẫu thuật. Ảnh: BV
Bé BảoHân thích leo trèo, đằng sau bé Bảo Ân đang đượcmẹ ẵm.
Ảnh: HL
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook