029-2019 - page 14

14
Bạn đọc -
ThứBa12-2-2019
Ý kiến bạn đọc
“Lâu nay công tác
tuyên truyền về ý
nghĩa, giá trị lễ hội
đã sai. Điều đó cũng
lý giải vì sao tại lễ
hội mà bà già, trẻ
con cũng lao vào
cướp chiếu.”
Ninh Thị Thu Hương,
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở
Trước Tết nguyên đán, Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh
Thị Thủy cũng ký văn bản đề nghị chấn chỉnh, thực hiện
nghiêm các quy định trong việc tổ chức lễ hội. Văn bản
đặc biệt nhấnmạnh tới việc không lợi dụng việc tổ chức lễ
hội nhằmmục đích trục lợi cá nhân, phục vụ lợi ích nhóm;
không ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp kinh
phí tổ chức lễ hội. Đồng thời cũng đề nghị thực hiện yêu
cầu tạm ngừng tổ chức lễ hội nếu xảy ra những vi phạm
nghiêm trọng.
Lễhội năm2019 có cònbiến tướng?
Đây là nămđầu tiênNghị định 110/2018 về quản lý và tổ chức lễ hội có hiệu lực, trong đó quy định rất rõ về
trách nhiệm của UBND.
VIẾT THỊNH
M
ùa lễ hội năm 2019
đã thực sự bắt đầu.
Đây là năm đầu tiên
Nghị định 110/2018 về quản
lý và tổ chức lễ hội có hiệu
lực, trong đó quy định rất rõ
về trách nhiệm của UBND.
Theo Nghị định 110/2018,
nếu các địa phương có lễ hội
không có giải pháp khắc phục
tiêu cực, tiếp tục để xảy ra
các hiện tượng phản cảm
khiến dư luận xã hội lên án
thì lãnh đạo địa phương sẽ
trực tiếp chịu trách nhiệm
trước Chính phủ.
Kỳ vọng đẩy lùi
phản cảm, bạo lực
Trước đó, tại hội nghị tổng
kết về công tác tổ chức lễ hội
năm 2018, Bộ VH-TT&DL
đã thẳng thắn nhìn nhận
những hạn chế trong công
tác quản lý và tổ chức lễ
hội năm 2018 như còn xảy
ra hiện tượng tranh cướp,
chen lấn, xô đẩy, giành lộc
tại một số lễ hội…
Tuy nhiên, Cục Văn hóa
cơ sở (BộVH-TT&DL) cũng
cho biết các lễ hội có tập tục
mang yếu tố bạo lực bằng
nhiều giải pháp khác nhau
cũng đã chuyển đổi hình thức
thực hành nghi lễ như lễ hội
Ném Thượng (Bắc Ninh)
năm thứ ba không tổ chức
chém heo giữa sân đình; hội
phết Đình Đông Lai, xã Bàn
Giản (Vĩnh Phúc) không có
nội dung cướp phết và thay
thế là thực hành trình diễn
nghi lễ...
Bà Ninh Thị Thu Hương,
Cục trưởng Cục Văn hóa cơ
sở, lý giải nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này là do một
số lễ hội chỉ chú trọng đầu
tư đến hình thức, quy mô mà
chưa đảm bảo về nội dung,
giá trị văn hóa truyền thống.
Bên cạnh đó, một số lễ hội
còn duy trì tập tục chứa đựng
yếu tố bạo lực, phản cảm,
không phù hợp với xu thế
của thời đại…
Người đứng đầu Cục Văn
hóa cơ sở cũng bày tỏ: “Lâu
nay công tác tuyên truyền về
ý nghĩa, giá trị lễ hội đã sai.
Điều đó cũng lý giải vì sao
tại lễ hội mà bà già, trẻ con
cũng lao vào cướp chiếu”.
Nghe dân để tìm
tiếng nói chung
Tiêu điểm của mùa lễ hội
năm 2019 có lẽ là hình ảnh
trong lễ hội bắt “ông cầu”
(con heo) diễn ra tại xã Hà
Thạch, Phú Thọ. Tại đây rất
đông người dân đã tranh thủ
Lễ hội vật cầu Thúy Lĩnh - LĩnhNam- HàNội năm2019 để lại hình ảnh đúng với tinh thần lễ hội,
đề cao tinh thần thượng võ và tính đoàn kết của nhân dân ta. Ảnh: VŨNGỌCDŨNG
2đặt hàngđể giải quyết tình trạngănxin
Chiều đầu tuần ngày giáp Tết, tại ngã tư Lý Thường
Kiệt - Tô Hiến Thành, quận 10, đứa trẻ đen nhẻm, một
tay ôm đứa trẻ hơn một tuổi
(có lẽ là em mình) ngủ gà
ngủ gật, ngồi ngay cột đèn
đỏ, chìa ca nhựa để xin tiền
người đi đường. Đứa bé
nhanh chóng ôm em mình đi
xuống đường để xin tiền khi
dòng người đang dừng chờ
đèn đỏ trong sự ái ngại và lo
lắng của nhiều người.
Đã nhiều lần trước đây
khi nhìn thấy những đứa
trẻ lang thang, cơ nhỡ hay
người già yếu đi ăn xin tại
các ngã tư, nhất là vào mỗi
dịp cuối năm hay vào những
ngày đầu năm mới, tôi
thương cảm và thường dừng
lại để móc ví. Tôi nghĩ dăm ba chục ngàn, số tiền nhỏ bé
đó mình trao đi đủ để các em mua được một suất cơm,
một chai nước hay một hộp sữa sử dụng ấm lòng qua cơn
đói khát... 
Nhưng rồi tệ nạn chăn dắt người ăn xin là trẻ em, người
già cả, người lớn tuổi, người tàn tật của một số đối tượng
bất lương chuyên kiếm sống trên thân xác những đứa trẻ
tội nghiệp ấy đã khiến tôi đôi lần suy nghĩ có nên tiếp tục
cho tiền người ăn xin.
Một lần chạy xe máy trên đường đến cơ quan làm
việc, tôi gặp một thanh niên còn rất trẻ lê đôi chân bị
tàn tật, bại liệt đi bán vé số trên đường Lê Hồng Phong,
quận 10, tôi dừng lại mua năm tờ vé số và cho thêm
người thanh niên tàn tật ấy 50.000 đồng để giúp đỡ. Sau
đó, đường dây chăn dắt, “huấn luyện” những thanh niên
trẻ tuổi giả làm người tàn
tật, người bại liệt... của một
số đối tượng chăn dắt bị
phát hiện. Tôi bàng hoàng
phát hiện ra người thanh
niên bại liệt đã từng được
tôi và nhiều người giúp đỡ
hoàn toàn mạnh khỏe. Từ
đó tôi kiên quyết không cho
tiền người lang thang ăn xin
khi gặp trên đường. Nếu có
giúp đỡ người nghèo khó,
tôi có thể chuyển tiền giúp
đỡ qua báo, đài hoặc trực
tiếp đến đúng địa chỉ để
thăm viếng, giúp đỡ...
Quê tôi, TP Đà Nẵng,
nhiều năm trước chính
quyền TP đã từng rất đau đầu với tệ nạn ăn xin, thậm chí
là làm phiền du khách trong và ngoài nước. Chính quyền
TP Đà Nẵng đã kiên quyết dẹp tệ nạn ăn xin bằng cách
thực hiện các chiến dịch, các đợt ra quân, truy quét và
kiên quyết đưa các đối tượng là trẻ em, người già, người
tàn tật lang thang xin ăn không có nơi cư trú rõ ràng vào
các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng hoặc giáo
dục dạy nghề đối với trẻ em cơ nhỡ. 
Riêng đối với các đối tượng lười biếng, lợi dụng lòng
thương hại của nhiều người, nhất là với các đối tượng
chăn dắt, bóc lột sức lao động của người ăn xin thì lập
biên bản xử lý vi phạm hành chính, sau đó trao trả về địa
phương. Đối với các đối tượng chăn dắt người ăn xin nếu
có dấu hiệu của tội phạm sẽ kiên quyết truy cứu trách
nhiệm hình sự để xử lý nghiêm minh trước pháp luật.
Ngoài ra, chính quyền TP cũng đã vận động nhân dân
không cho tiền người ăn xin, lang thang cơ nhỡ và khi
thấy đối tượng là ăn xin nhanh chóng báo với chính quyền
địa phương và được tuyên dương, khen thưởng.
Sự quyết liệt của chính quyền cộng với sự đồng tình,
ủng hộ của người dân, tệ nạn ăn xin, đặc biệt là tệ nạn
chăn dắt người ăn xin tại TP Đà Nẵng, ở quê tôi đến nay
có thể nói đã không còn đất sống. Có thể nói TP Đà Nẵng
là địa phương đầu tiên về cơ bản đã giải quyết căn cơ và
rốt ráo tệ nạn ăn xin trong nhiều năm qua... 
Tại TP.HCM, trong nhiều năm nay chính quyền TP
cũng đã có những biện pháp cũng như nhiều đợt ra quân,
truy quét tệ nạn ăn xin, nhất là vào những ngày cuối năm
và dịp đầu xuân Tết nguyên đán. Tuy nhiên, tình trạng
người ăn xin vẫn tái diễn, bùng phát vào dịp cuối năm và
đầu năm mới dịp Tết nguyên đán. Đặc biệt các đối tượng
chăn dắt, bóc lột sức lao động người ăn xin ngày càng
hoạt động tinh vi hơn và rất khó phát hiện...
Thiết nghĩ để giải quyết triệt để và căn cơ tệ nạn ăn
xin, tôi cho rằng TP cần có những giải pháp căn cơ, hiệu
quả hơn. Tại các địa bàn của phường, xã, thị trấn cần
giao và quy trách nhiệm cho chủ tịch UBND phường
khi để tệ nạn trẻ em, người lang thang ăn xin tái diễn
trên địa bàn. Bên cạnh đó, TP cần khuyến khích và khen
thưởng đối với người dân báo tin khi phát hiện đối tượng
lang thang ăn xin. Tôi hy vọng lãnh đạo của một TP văn
minh sẽ có cách giải quyết được tình trạng ăn xin nhếch
nhác, để những trẻ em cơ nhỡ, người tàn tật… có được
cuộc sống tốt hơn là kiểu đứng đường ngửa nón như
hiện nay.
MINH VŨ
sờ vào “ông cầu” và bứt vài
sợi lông để lấy may.
Mặc dù chưa có hiện tượng
chen lấn, xô đẩy như hình
ảnh tiêu cực ở một số lễ hội
khác nhưng
việc bứt lông
“ông cầu” để
lấy may cũng
nhận được sự
quan tâm của
nhiều người.
Nhiều người
đặt câu hỏi:
“Giật lông
con heo thì có
gì may mắn ở
đó?”. Chắc
chắn những
nghi lễ không phù hợp với
thời cuộc như vậy sẽ còn
diễn ra trong thời gian tới,
rất cần sự kiểm soát của cơ
quan chức năng.
Năm nay, ngoài việc đưa
các văn bản chỉ đạo, Bộ VH-
TT&DL cũng sẽ cử nhiều
đoàn cán bộ đi làm việc với
từng địa phương, nơi có các
lễ hội “nóng” để cùng người
dân tìm tiếng
nói chung.
Mùa lễ hội
năm nay, với
nhiều văn bản
chính sách và
chỉ đạo của cơ
quan quản lý
nhà nước yêu
cầu lễ hội phải
đảm bảo về
an ninh trật
tự, chỉnh sửa
một số phần
lễ không phù hợp, chúng
ta có quyền kỳ vọng về một
mùa lễ hội an toàn, không
có những hình ảnh phản
cảm, tranh cướp hay chen
lấn, xô đẩy.•
Một đứa trẻ bất chấp dòng xe, lao ra đường ăn xin ở ngã tư
Lý Thường Kiệt - TôHiến Thành, quận 10. Ảnh: MINHVŨ
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook