029-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứBa12-2-2019
PHƯƠNG LOAN
V
ụ án doanh nhân Cao Toàn
Mỹ tố cáo Trương Hồ Phương
Nga (32 tuổi, hoa hậu người
Việt tại Nga) và Nguyễn Đức Thùy
Dung (30 tuổi) lừa đảo chiếm đoạt
16,5 tỉ đồng đã có quyết định đình
chỉ điều tra từ ngày 29-1 vừa qua.
Tuy nhiên, đến nay vụ án vẫn chưa
thể kết thúc, vì sao?
Đổi tội danh rồi miễn
trách nhiệm hình sự
Theo đó, Cơ quan CSĐTCông an
TP.HCM cho rằng đã hết thời hạn
điều tra nhưng không chứng minh
được Phương Nga và Thùy Dung có
hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tuy nhiên, hành vi của hai người
có dấu hiệu của tội làm giả con dấu,
tài liệu của cơ quan, tổ chức trong
việc sử dụng giấy tờ giả về các giao
dịch tại căn nhà số 7 Nguyễn Trãi,
quận 1, TP.HCM theo Điều 267
BLHS 1999.
Nhưng do tội danh này theo luật
mới có sự thay đổi về cấu thành tội
phạm nên CQĐT đã áp dụng điểm
a khoản 2 Điều 29 BLHS 2015 và
điểm a khoản 1 Điều 230 BLTTHS
2015 miễn trách nhiệm hình sự cho
hai người và đình chỉ vụ án. Lý do
là có sự thay đổi pháp luật làm cho
hành vi phạm tội không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa.
Bản kết luận điều tra bổ sung cũng
cho thấy không có hợp đồng tình
cảm giữa ông Mỹ và Phương Nga
như lời trình bày của Thùy Dung
tại tòa. Kết luận nêu quan hệ giữa
ông Mỹ và Phương Nga là quan hệ
thân thiết nhưng không phải nam,
nữ. Kết luận điều tra lần này cũng
bỏ phần “thỏa thuận mua nhà được
tạo lập sau ngày chuyển tiền” trong
kết luận cũ hồi tháng 12-2018. Trước
đó, quá trình điều tra bổ sung vụ án,
CQĐT cho rằng hành vi của Phương
Nga và Thùy Dung có dấu hiệu lừa
đảo chiếm đoạt tài sản của ông Mỹ
nhưng để buộc tội hai cô thì cần phải
giải quyết chín vấn đề mà TAND
TP.HCM yêu cầu. Trong khi đó, tài
liệu, chứng cứ thu thập được sau
khi điều tra bổ sung không đủ đáp
ứng các yêu cầu này.
Phương Nga nói
bị vu khống
Tuy nhiên, khi được mời đến nhận
các quyết định liên quan việc đình
chỉ vụ án, cả Phương Nga và Thùy
Dung đều từ chối nhận các quyết
định tố tụng và bản kết luận điều
tra. Cả hai cho rằng các vật chứng bị
tạm giữ trước đó bị mất dữ liệu, phá
mật khẩu, xem tin nhắn. Do đó, hai
người cho biết chỉ nhận các quyết
định nói trên khi nào dữ liệu trên
các thiết bị được phục hồi.
Đồng thời Phương Nga cũng gửi
đơn tố cáo ông Mỹ. Theo Phương
Nga, ngày 1-4-2014 ông Mỹ gửi
đơn đến Công an TP.HCM tố cáo
cô vay 16,5 tỉ đồng nhưng không
trả và hành vi của cô là lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Ông
Mỹ lại tố cáo Phương Nga lấy 16,5
tỉ đồng đểmua nhà giá rẻ và nội dung
tố cáo này hoàn toàn khác với nội
dung đơn tố cáo trước đó.
Nhưng sau đó ông Mỹ thừa nhận
nội dung tố cáo trong đơn ngày
1-4-2014 là không đúng sự thật và
không có việc Phương Nga vay tiền
của ông Mỹ mà không trả, bản thân
ông Mỹ cũng biết rõ điều đó.
Phương Nga cho rằng thông qua
việc tố cáo cho thấy ông Mỹ đang
biến một vụ việc dân sự thành hình
sự để đẩymình vào tù với khung hình
phạt lên tới mức chung thân. Theo
Phương Nga thì ông Mỹ có động
cơ hủy hoại cuộc sống và tương lai
của mình.
Dođó, PhươngNga đề nghị CQĐT
làm rõ động cơ, mục đích vu khống
Vì sao vụ án “Nga-Mỹ” chưa
kết thúc?
Hoa hậu Phương Nga quay lại tố Cao ToànMỹ vu khống, ôngMỹ thì cho rằng đã rút đơn rồi
thì không được tố nữa.
PhươngNga và ông Cao ToànMỹ. Ảnh: HOÀNG GIANG
của ông Mỹ cũng như vai trò của
một luật sư liên quan.
Tại buổi làmviệc ngày1-2vừa qua,
Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM
thông báo về việc thụ lý và phân
công người giải quyết tố giác của
Phương Nga đối với ông Mỹ.
Ông Mỹ muốn được
công bằng
Ông Cao Toàn Mỹ cho rằng ngày
1-4-2014 ông có đơn tố cáo Phương
Nga lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản. Sau đó Phương Nga đã gửi
đơn tố cáo lại ông vi phạm chế độ
hôn nhân một vợ một chồng, đe dọa
hành hung người khác, làm nhục
người khác và vu khống.
Ngày 29-5-2014, Công an quận 2
ra thông báo kết quả xác minh nội
dung tố cáo của Phương Nga. Theo
đó, Đội CSĐT tội phạm về trật tự
xã hội Công an quận 2 đã nhiều lần
mời Phương Nga đến làm việc để
làm rõ nội dung đơn tố cáo nhưng
Phương Nga không đến. Phương
Nga cũng chưa cung cấp cho cơ
quan công an những tài liệu, chứng
cứ xác thực thể hiện những vi phạm
của ông Mỹ mà Phương Nga nêu
trong đơn tố cáo.
Ngày 11-9-2014, PhươngNga làm
đơn bãi nại gửi đến Công an quận
2, rút đơn tố cáo đối với ông Mỹ
với lý do “giữa ông Mỹ và Phương
Nga có sự hiểu lầm trong mối quan
hệ xã hội và Phương Nga đã giải
quyết xong”. Do đó, cơ quan công
an đã kết thúc việc giải quyết đơn
thư tố cáo của Phương Nga.
ÔngMỹ cho rằngviệcPhươngNga
đã tố cáo rồi rút đơn, nay Phương
Nga tố cáo lại với nội dung cũ và
được CQĐT Công an TP.HCM thụ
lý giải quyết là trái pháp luật và sai
thẩm quyền. Bởi người bị hại đã rút
yêu cầu khởi tố thì không có quyền
yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu
cầu do bị ép buộc, cưỡng bức như
luật quy định.
“Về bản chất, Phương Nga và
Thùy Dung đã vu khống tôi ở tòa về
hợp đồng tình cảm. Tuy nhiên, tôi
hy vọng không cần dùng đến pháp
luật mà hai bên vẫn đạt được cái
mình cần qua con đường đối thoại.
Tôi mong muốn dư luận và pháp
luật có sự đối xử công bằng giữa
người bị hại và bị can; giữa người
bình thường và doanh nhân” - ông
Mỹ cho biết.•
Bản kết luận điều tra
bổ sung cũng cho thấy
không có hợp đồng
tình cảm giữa ông Mỹ
và Phương Nga như
lời trình bày của Thùy
Dung tại tòa.
Tòa từng yêu cầu bổ sung chín vấn đề
Như
Pháp Luật TP.HCM
đã phản ánh, Phương Nga và Thùy Dung bị cáo
buộc đã lừa ông Cao Toàn Mỹ về việc mua bán nhà để chiếm đoạt 16,5
tỉ đồng. Tuy nhiên, tại tòa Phương Nga khai là tiền tình cảm. Trong khi
ông Mỹ phủ nhận chuyện tình cảm và đưa ra các chứng cứ cho rằng bị
Phương Nga lừa mua nhà giá rẻ để lừa tiền của ông. Thùy Dung tại tòa
cũng thay đổi lời khai, cho rằng bị ép cung, dụ cung...
Cuối tháng 6-2017, TAND TP.HCM sau nhiều ngày mở phiên tòa xét xử
vụ án đã quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung yêu cầu làm rõ chín vấn
đề. Tòa cũng quyết định cho Phương Nga và Thùy Dung được tại ngoại.
TAND huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã xử sơ thẩm vụ
đòi bồi thường thiệt hại giữa ông TVT với ông NTC.
Tại đơn kiện ông T. cho rằng ngày 19-3-2018 ông có
xuống giống trồng dưa hấu với diện tích 11.000 m
2
, khi
dưa được 40 ngày tuổi, đang cho trái. Ngày 25-4-2018,
chủ ruộng lúa kế bên là ông C. sạ phân cho lúa nhưng đã
trộn thuốc cỏ nhãn hiệu 2,4D vào phân để sạ chung. Thời
điểm ông C. sạ phân có gió mạnh nên thuốc cỏ bay qua
ruộng dưa của ông T. gây thiệt hại nặng vì bị héo và chết
với tỉ lệ 95% (tương đương khoảng 64 triệu đồng). Sau
khi xảy ra sự việc, ông T. có báo cho cán bộ nông nghiệp
thị trấn đến khảo sát thiệt hại. Nay ông T. khởi kiện yêu
cầu ông C. phải bồi thường 32 triệu đồng.
Ông C. thừa nhận việc có trộn phân với thuốc cỏ nhãn
hiệu 2,4D để sạ phân cho ruộng lúa cạnh ruộng dưa hấu của
ông T. Nhưng trong quá trình ông sạ phân có sự chứng kiến
của vợ chồng ông C. Khi ông sạ phân được khoảng 1/2
diện tích thì ông C. cho rằng ruộng dưa bị héo lá do thuốc
diệt cỏ và yêu cầu ông ngừng lại. Lúc này ông có ngừng
lại để xem xét nhưng không phát hiện gì. Thậm chí sau khi
sạ phân xong, ông cũng thường xuyên tới lui thăm thì thấy
ruộng dưa của ông T. vẫn phát triển bình thường, thậm chí
ông C. vẫn thu hoạch dưa và bán được 2-3 đợt. Ông C.
không đồng ý yêu cầu khởi kiện của ông T.
HĐXX nhận định yêu cầu khởi kiện của ông T. là
không có căn cứ. Bởi tại phiên tòa, ông T. cho rằng khi
ruộng dưa bị thiệt hại thì có báo cho cán bộ nông nghiệp
thị trấn. Nhưng ông không có biên bản hay chứng cứ gì
để xác định ruộng dưa của ông bị thiệt hại là do thuốc cỏ
mà ông C. sử dụng gây ra. Tại biên bản lấy lời khai hai
nhân chứng, khi đến ruộng dưa thấy phát triển không bình
thường nhưng nguyên nhân vì sao thì không biết. Tại thời
điểm đến chứng kiến, ông T. không yêu cầu lập biên bản
nên cán bộ nông nghiệp thị trấn không làm.
Hơn nữa, tại công văn ngày 17-10-2018 của Phòng
NN&PTNT huyện Tam Nông cung cấp cho tòa án thể
hiện: Nếu ông C. trộn thuốc cỏ vào phân để sạ, gặp gió
ít thì ảnh hưởng đến ruộng dưa nhưng không lớn mà chỉ
ảnh hưởng đến phần giáp ranh. Còn nếu có gió lớn sẽ ảnh
hưởng hết đến ruộng dưa.
Theo HĐXX, ông T. trình bày ông C. sạ phân khi gió rất
mạnh nhưng ông không có chứng cứ gì để chứng minh.
Giả sử nếu đúng như lời ông T., căn cứ vào công văn nêu
trên thì ruộng dưa của ông T. sẽ bị chết hết. Trong khi ông
T. thừa nhận sau khi ông C. sạ phân, khoảng 15 ngày sau
ông vẫn thu hoạch dưa và bán cho thương lái được hai
lần. Chứng tỏ việc ông C. sạ phân, trộn thuốc cỏ không
ảnh hưởng gì đến ruộng dưa của ông.
Cũng theo HĐXX, nếu ông C. sạ phân có trộn thuốc
cỏ, có thiệt hại đến ruộng dưa của ông thì thiệt hại cũng
không lớn. Nhưng trong quá trình thu thập chứng cứ và
tại phiên tòa, ông T. không chứng minh được nguyên nhân
dưa của ông bị thiệt hại là do ông C. gây ra. Do đó, chưa
có căn cứ để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông T. Tại
tòa, ông C. tự nguyện hỗ trợ ông T. 3 triệu đồng, xét thấy
sự tự nguyện này là có lợi cho ông T. và phù hợp pháp
luật nên HĐXX chấp nhận.
MINH KHÁNH
Kiện chủruộngkế bênvì dưahấumấtmùa
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook