049-2019 - page 12

12
Dịch tả heo châu Phi tiếp tục lan ra
9 tỉnh, thành
Dịch tả heo châu Phi đã xuất hiện thêm tại hai tỉnh Hòa
Bình, Điện Biên. Đến nay cả nước đã có chín tỉnh, thành
xuất hiện loại dịch bệnh nguy hiểm này (cùng với Hưng
Yên, Thái Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Nam,
Hải Dương). Bà con cũng nên lưu ý việc hỗ trợ tiêu hủy
đã được Chính phủ nhất trí với mức hỗ trợ lên tới 80% giá
thành heo.
Thông tin từ Chi cục Thú y vùng I (Cục Thú y, Bộ
NN&PTNT) cho biết các mẫu bệnh phẩm lấy từ các hộ
nghi có dịch tả heo châu Phi (ASF) ở Hòa Bình và Điện
Biên cho kết quả dương tính. Theo đó, tại Hòa Bình, có
2/6 mẫu lấy tại hộ ông Mai Xuân Trường (xóm Cát, xã
Hợp Thanh, huyện Lương Sơn) dương tính với bệnh ASF.
Trước đó, khi có thông tin đàn heo của hộ ông Trường
bỏ ăn, ốm chết, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hòa Bình đã
cùng cán bộ chuyên môn xã xuống kiểm tra. Tổng số heo
nhà ông Trường nuôi có 15 con (12 heo thịt, ba heo nái)
và lấy mẫu xét nghiệm.
Sau khi phát hiện có dịch ASF, lực lượng chức năng đã
tổ chức chôn, tiêu hủy đàn heo mắc dịch tại xóm Cáp, xã
Hợp Thanh theo quy định. Đồng thời địa phương tổ chức
phun tiêu độc khử trùng, hạn chế người qua lại khu vực ổ
dịch, lập các chốt ngăn ngừa dịch lây lan.
Tại Điện Biên, cả bốn mẫu xét nghiệm lấy tại một số
hộ gia đình tại xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo đã phát
hiện có dịch ASF. Ngay sau khi phát hiện có dịch bệnh,
địa phương tiến hành khoanh vùng, lập các chốt chặn tại
những khu vực phát hiện dịch, đồng thời lên phương án
tiêu hủy toàn bộ số heo nằm trong khu vực phát hiện mẫu
dương tính theo quy định của pháp luật. Theo nhận định
của cơ quan thú y Điện Biên, dịch ASF có dấu hiệu lan
sang các địa bàn khác thuộc hai xã Ta Ma và Mường Mùn,
huyện Tuần Giáo. Điện Biên cũng họp ban chỉ đạo cấp
tỉnh để thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch tả heo
châu Phi trên địa bàn toàn tỉnh.
Trước đó, tại hội nghị trực tuyến triển khai các giải
pháp cấp bách khống chế dịch tả heo châu Phi ngày 4-3,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các địa phương
quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh với tinh thần “chống dịch
như chống giặc”.
Thủ tướng nêu rõ “chủ tịch UBND tỉnh chịu trách
nhiệm trước pháp luật và Thủ tướng về ngăn chặn, khống
chế dịch tại địa phương”. Thủ tướng cũng yêu cầu việc
hỗ trợ người dân có heo bị tiêu hủy do mắc dịch phải đảm
bảo tính công khai, minh bạch, chống tiêu cực. Cùng đó,
cần giám sát thực hiện để đảm bảo đúng đối tượng, chống
thất thoát, lãng phí hoặc lợi dụng chính sách.
Để ngăn ngừa dịch lây lan, Thủ tướng khuyến cáo người
dân thực hiện “năm không”: Không giấu dịch; không mua
bán, vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu
thụ heo bệnh, heo chết; không vứt heo chết ra môi trường;
không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.
PV
23 tỉ đồng vì an toàn cho phụ nữ
và trẻ em TP.HCM
(PL)- Tính đến 9 giờ ngày 6-3, lễ phát động “An toàn cho
phụ nữ và trẻ em” năm 2019 tại TP.HCM đã nhận số tiền
ủng hộ lên đến 23 tỉ đồng.
Lễ phát động “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2019
được trực tuyến tại hai điểm cầu: Quảng trường tượng đài
Lý Thái Tổ (Hà Nội) và phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM)
do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức.
Chương trình với ba nội dung được tập trung trong năm
2019: An toàn cho phụ nữ và trẻ em trong gia đình - phòng,
chống bạo lực gia đình, xâm hại phụ nữ, trẻ em, phòng,
chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; An toàn cho phụ
nữ và trẻ em nơi công cộng, trong trường học, nơi làm việc,
ngoài xã hội, trên môi trường mạng; An toàn trong lĩnh vực
an toàn vệ sinh thực phẩm.
Phát biểu trong lễ phát động tại điểm cầu trực tuyến Hà
Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại
những cống hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam với công cuộc
giữ nước, xây dựng đất nước trong thời đại mới và tầm quan
trọng của trẻ em trong công tác đào tạo nguồn nhân lực ở
tương lai đáp ứng cách mạng công nghệ 4.0.
“Với vai trò lãnh đạo đất nước, tôi đề nghị từng cấp ban,
ngành, đoàn, hội cần có kế hoạch cụ thể trong công cuộc
bảo vệ sự an toàn của phụ nữ và trẻ em. Tiến đến xóa bỏ tình
trạng xâm hại sức khỏe, tình dục đối với hai đối tượng trên.
Các cấp ban, ngành, đoàn, hội đẩy mạnh tuyên truyền để
phụ nữ và trẻ em hiểu được quyền lợi của mình và kịp thời
hỗ trợ các đối tượng phụ nữ và trẻ em đang gặp khó khăn,
bị xâm hại. Tôi kỳ vọng năm 2019 sẽ là năm an toàn cho
phụ nữ và trẻ em của nước ta” - Thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc nhấn mạnh.
Đến thamdự lễ phát động tại điểmcầuTP.HCMcó bàTrương
Mỹ Hoa, nguyên Phó Chủ tịch nước; bà Nguyễn Thị Thu Hà,
nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM; bà Võ
Thị Dung, Phó Bí thư Thành ủy TP; ông Lê Thanh Liêm, Phó
Chủ tịch Thường trực UBND TP; MC Quyền Linh, Đại sứ
chương trình “An toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2019 và
hơn 2.000 cán bộ đoàn, hội trên khắp TP.
TRÚC PHƯƠNG
HOÀNG LAN
N
gày 6-3, BV Nhi đồng
1 (TP.HCM) thông tin
lần đầu tiên BV đã
phối hợp với BV Chợ Rẫy
TP.HCM thực hiện kỹ thuật
ECMO cứu sống bệnh nhi
nguy kịch tính mạng.
Nửa giờ từ cõi chết
trở về
Kỹ thuật ECMO là kỹ thuật
tuần hoàn ngoài cơ thể, máu
sẽ được đưa ra khỏi cơ thể
bệnh nhân và chạy qua một
hệ thống máy có màng lọc,
sau đó trả về cho người bệnh.
Trước đó, bé trai DMK
(15 tuổi, ngụ quận Thủ Đức,
TP.HCM) nhập BVquận Thủ
Đức trong tình trạng sốt cao,
khó thở, tay chân lạnh, trụy tim
mạch, rối loạn tri giác, hô hấp. 
BV quận Thủ Đức nhanh
chóng hội chẩn với các bác
sĩ BV Nhi đồng 1. Qua hội
chẩn lâm sàng, các bác sĩ
xác định bệnh nhi bị viêm
cơ tim cấp, sốc tim, nhiễm
trùng huyết nguy kịch nên
quyết định chuyển bệnh nhi
đến BVNhi đồng 1 cứu chữa.
Trực tiếp thăm khám bệnh
nhi, PGS-TS-BS Phạm Văn
Quang, Trưởng khoa Hồi
sức chống độc tích cực, BV
Nhi đồng 1, cho biết bé K.
bị viêm cơ tim cấp trên nền
nhiễm trùng huyết nặng. Do
huyết gây ra. Lý do bệnh nhi
nhiễm trùng huyết vẫn chưa
xác định được.
BV kêu gọi nửa tỉ đồng
giúp bệnh nhân
“Nhà bệnh nhi K. rất nghèo,
hiện bé đã nghỉ học đi làm
kiếm tiền phụ gia đình, lại
không cóBHYT. Chi phí chạy
máy và điều trị cho bệnh nhi
đã lên tới nửa tỉ đồng nhưng
để cứu tính mạng bệnh nhân,
BV không đặt nặng chi phí.
Chúng tôi đang tìm cách nhờ
các tổ chức xã hội chung tay
giúp đỡ bệnh nhi” - BSQuang
chia sẻ.
Lên thay mẹ bé K. kiệt sức
vì chăm con tại BV những
ngày qua, bà Trần Thị Hồng
(dì bé K.) cho hay bé đang
chở nước kiếm tiền phụ giúp
gia đình. Cha bé K. làm thợ
hồ, mẹ làm công nhân, thu
nhập bấp bênh, bé K. là con
đầu và có hai em.
Trước khi nhập BV nguy
kịch, bé K. chỉ bị sốt thông
thường, gia đình cómua thuốc
cho bé uống nhưng không đỡ.
Đến ngày thứ sáu, bé K. có
biểu hiện rối loạn tri giác, khó
thở nên được đưa nhập BV.
“Mấy năm trước béK. đang
học lớp 6 thì bỏ dở để chăm
em út (nay được năm tuổi)
cho cha mẹ đi làm. Hiện cha
mẹ bé đang vay mượn để lo
viện phí. Khi mới nhập BV,
nhà có một xe máy có giá trị,
cha mẹ bé đã cầm lấy 5 triệu
đồng để lo cho con. Nếu BV
không cho nợ viện phí thì gia
đình chắc đành đưa bé về chứ
không thể nào xoay xở được
số tiền lớn như vậy” - bà
Hồng nói.•
Nhiều bệnh nhi
“từ cõi chết trở về”
Những ca bệnh suy hô hấp
cấp, suy timcấpkhôngđápứng
điều trị nội khoa nhưng nhờ kỹ
thuật ECMO bệnh nhi đã “từ
cõi chết trở về”. Đây là kỹ thuật
đòi hỏi phối hợp nhiều chuyên
khoa, đội ngũ thực hiện phải
được đào tạo kỹ thuật bài bản.
BS
PHAN THỊ XUÂN
,
Trưởng khoa
Hồi sức cấp cứu, BV Chợ Rẫy
Tiêu điểm
Gia cảnh bệnh nhân K. rất nghèo, bé đã phải bỏ học đi làmkiếmtiền phụ gia đình.
Tình trạng bé K. hiện đã ổn định. Ảnh: HL
bé có biểu hiện trụy timmạch
nên BV phải dùng thuốc vận
mạch liều cao nhưng cơ thể
bé không đáp ứng và đứng
trước nguy cơ tử vong.
BVđã báo động đỏ toànBV
và hội chẩn với BS chuyên
khoa 2PhanThịXuân,Trưởng
khoaHồi sức cấp cứu, BVChợ
Rẫy. Sau đó quyết định dùng
kỹ thuật ECMO để cứu bệnh
nhi. 30 phút sau, BS Xuân đã
cùng êkíp đến BVNhi đồng 1
hỗ trợ các bác sĩ tại đây thực
hiện kỹ thuật ECMO để cứu
bệnh nhi.
“Nửa tiếng sau khi chạy
ECMO, huyết động học,
“Nếu BV không cho
nợ viện phí thì gia
đình chắc đành đưa
bé về chứ không thể
nào xoay xở được số
tiền lớn như vậy.”
Người nhà của bệnh nhân K.
hô hấp của bệnh nhi dần ổn
định. Cùng với đó, bệnh nhi
được dùng thêm kháng sinh
mạnh, lọc máu liên tục. Sau
bốn ngày điều trị, bệnh nhi
đã được cai ECMO và điều
trị kháng sinh nhiễm trùng.
Sau 12 ngày, tình trạng bệnh
nhi đã ổn định, thở được khí
trời và ăn uống bình thường,
huyết động học tốt, dự kiến
sẽ được xuất viện vào tuần
sau” - BS Quang chia sẻ.
Cũng theo BSQuang, viêm
cơ timchủ yếu do nhiễmvirus
siêu vi, vi khuẩn. Tuy nhiên,
trường hợp bệnh nhi K. là
khá đặc biệt do nhiễm trùng
Đời sống xã hội -
ThứNăm7-3-2019
2 bệnh viện chạy đua
cứu sống bé trai nghèo
Nghĩ chỉ
bị cảm
cúm thông
thường,
không ngờ bé
trai bị viêm
cơ tim cấp
nguy kịch.
Số tiền chạy
chữa lên đến
nửa tỉ đồng
trong khi bé
không có
BHYT.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook