049-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm7-3-2019
các chuyên gia pháp luật cơ bản
bày tỏ sự đồng tình.
Đến nay chủ tịch UBND TP Hà
Nội tiếp tục ban hành quy định hướng
dẫn thực hiện việc trích xuất, cung
cấp dữ liệu âm thanh, hình ảnh cho
công dân đến làm việc tại trụ sở tiếp
công dân TP Hà Nội.
Được quay phim,
chụp ảnh có điều kiện
Theo hướng dẫn nói trên, sau
buổi làm việc tại trụ sở tiếp công
dân của TP, công dân có quyền đề
nghị (bằng văn bản, có mẫu kèm
theo) cung cấp các dữ liệu âm thanh,
hình ảnh về buổi làm việc. Trong
đó, công dân phải cam kết sử dụng
đúng quy định của pháp luật đối với
hình ảnh, âm thanh được cung cấp.
Nhân viên của ban tiếp dân sẽ tiếp
nhận đề nghị trích xuất dữ liệu và
chuyển cho công dân bằng vật lưu
trữ (thẻ nhớ, đĩa) hoặc chuyển qua
thư điện tử của công dân…
Hướng dẫn này cũng chỉ rõ công
dân có quyền đề nghị được quay
phim, chụp ảnh, ghi âm buổi làm
việc tại trụ sở tiếp dân và cam kết sử
dụng dữ liệu này đúng quy định của
pháp luật. Tuy nhiên, trước khi tiến
hành ghi hình, ghi âm, công dân và
người tiếp dân phải thống nhất cách
thực hiện. Vị trí đặt thiết bị quay
phim, chụp ảnh, ghi âm phải đảm
bảo thuận lợi, bao quát cả người tiếp
và công dân được tiếp, tránh phản
cảm hoặc gây ảnh hưởng xấu cho
chất lượng buổi tiếp dân. Đặc biệt,
việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm
không được để lộ bí mật của người
tố cáo thông tin, tài liệu tố cáo của
công dân khác.
“Trong quá trình quay phim, chụp
ảnh, ghi âm, nếu thấy công dân có
hành vi, lời nói phản cảm, làm mất
tập trung, mất trật tự tại trụ sở, làm
gián đoạn, ảnh hưởng xấu đến buổi
tiếp công dân như gí thiết bị ghi âm,
ghi hình vào mặt cán bộ tiếp dân;
có lời lẽ thiếu tôn trọng, xúc phạm
đến cá nhân, tổ chức và cơ quan
nhà nước; phát livestream hoặc
phát hình ảnh, âm thanh trực tiếp ra
bên ngoài phòng tiếp dân…, hoặc
có khả năng làm lộ bí mật người tố
cáo thì người tiếp công dân dừng
buổi tiếp để nhắc nhở, chấn chỉnh
đảm bảo theo quy định” - hướng
dẫn này nêu rõ.
Quy định đảm bảo
quyền công dân
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
ông Lê Đình Cung, Phó Trưởng ban
thường trực Ban Tiếp công dân TP
Hà Nội, cho biết: Hà Nội không cấm
người dân ghi âm, ghi hình buổi
làm việc mà chỉ đề nghị phải có sự
trao đổi trước với cán bộ tiếp dân
để không ảnh hưởng đến không khí
buổi làm việc. Việc này là cần thiết,
tránh ảnh hưởng xấu đến chất lượng
cuộc tiếp dân, đồng thời đảm bảo
các dữ liệu ghi âm, ghi hình được
​TRỌNGPHÚ
Đ
ầu năm2019, Chủ tịchUBND
TPHàNộiNguyễnĐứcChung
đã ký quyết định ban hành nội
quy về việc tiếp công dân tại trụ sở
tiếp công dân TPHà Nội. Trong nội
quy có quy định công dân “không
quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi
chưa có sự đồng ý của người tiếp
công dân”. Quy định này đã gây ra
nhiều tranh cãi, phản biện nhưng
tựu trung trên
Pháp Luật TP.HCM
Chủ tịchUBNDTPHàNội NguyễnĐức Chung
(giữa)
đang tiếp công dân vào tháng 12-2018. Ảnh: HOÀNGHÀ
Hà Nội:
Không được
livestream
buổi tiếp
công dân
Công dân có quyền đề nghị được quay
phim, chụp ảnh, ghi âmbuổi làmviệc tại
trụ sở tiếp dân và camkết sử dụng dữ liệu
này đúng pháp luật.
sử dụng đúng mục đích.
“Đa phần công dân đến làm việc
đều tuân thủ nội quy của trụ sở ban
tiếp công dân, tuy nhiên cũng có
trường hợp dễ gây ức chế cho không
khí làm việc chung. Bản thân tôi
gặp rồi, có trường hợp công dân
đến làm việc tại trụ sở tiếp dân
cầm điện thoại theo để bên cạnh
livestream, vừa nói chuyện với
mình vừa quay sang nói chuyện
với bạn bè trên mạng. Việc làm này
dễ gây cảm giác ức chế cho bất kỳ
ai chứ không chỉ riêng tôi” - ông
Cung chia sẻ.
Theo ông Cung, trung bình mỗi
năm một cán bộ của ban tiếp dân
TP tiếp khoảng 5.000 lượt công dân
với số lượng đơn thư, kiến nghị rất
khổng lồ, áp lực công việc khá lớn.
Vì vậy, việc có một hướng dẫn về
chia sẻ dữ liệu, hình ảnh, âm thanh
hay cách thức ghi âm, ghi hình tại
buổi tiếp dân là cần thiết để đảm
bảo chất lượng buổi tiếp dân được
tốt nhất. “Hiện trụ sở tiếp công dân
của TPHà Nội đều trang bị các máy
ghi hình và nếu công dân đề xuất
lưu trữ thì cơ quan tiếp dân sẵn sàng
cung cấp đầy đủ” - ông Cung nói.
Ông Cung cho biết các buổi tiếp
dân đều tiếp nhiều công dân, có nhiều
tài liệu phải bảo mật; vì vậy để đảm
bảo không “lộ bí mật tố cáo” thì việc
đưa nội quy không được “phát trực
tiếp ghi âm, ghi hình” buổi làm việc
ra bên ngoài là rất cần thiết.•
Quy định phù hợp với Luật Tiếp công dân
Tôi tán thành quy định hướng dẫn việc tiếp nhận dữ liệu, âm thanh,
hình ảnh (hoặc ghi âm, ghi hình) này của Hà Nội. Tôi đã từng phát biểu
nhiều lần về vấn đề này. Quy định này là cần thiết để tránh tình trạng gây
ảnh hưởng đến chất lượng buổi làm việc. Cạnh đó, quy định đặt ra còn
để tránh trường hợp lợi dụng việc quay phim để đưa lên mạng không
trung thực, với mục đích không tốt làm ảnh hưởng đến công việc của
Nhà nước, xâm phạm đến hình ảnh, quyền của cán bộ tiếp dân và của
công dân khác. Ngoài ra, quy định không được phát trực tiếp hình ảnh,
âm thanh buổi tiếp công dân ra bên ngoài cũng để đảm bảo bí mật tố
cáo theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân.
Ông
LƯU BÌNH NHƯỠNG
,
Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội
Có trường hợp công dân
đến làm việc tại trụ sở
tiếp dân cầm điện thoại
livesstream, vừa nói
chuyện với cán bộ vừa
quay sang nói chuyện với
bạn bè trên mạng.
VKSND Cấp cao TP.HCM vừa có thông báo rút kinh
nghiệm gửi đến 23 VKSND tỉnh/TP trong khu vực, liên quan
đến việc xác định thời hiệu khởi kiện trong vụ án hành chính.
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 Luật Tố tụng
hành chính năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện quyết định hành
chính (QĐHC), hành vi hành chính là một năm kể từ ngày nhận
hoặc biết QĐHC, hành vi hành chính. Tuy nhiên, đối với QĐHC
có liên quan đến QĐHC bị kiện thì không xem xét thời hiệu.
Nhưng trong thực tiễn xét xử, có sự nhầm lẫn về việc xác
định thời hiệu khởi kiện dẫn đến việc đình chỉ giải quyết yêu
cầu khởi kiện trái với hướng dẫn tại mục 5 văn bản giải đáp
số 01 ngày 7-4-2017 của chánh án TAND Tối cao. Cụ thể,
trong quá trình xét xử, HĐXX có thẩm quyền xem xét tính
hợp pháp đối với tất cả QĐHC khác có liên quan đến QĐHC
bị khởi kiện mà không phụ thuộc vào việc các quyết định này
còn hay hết thời hiệu khởi kiện.
VKSND Cấp cao tại TP.HCM dẫn chứng một điển hình.
Theo hồ sơ vợ chồng ông H. khởi kiện yêu cầu tòa án hủy
quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 840
ngày 24-9-2010 của UBND huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng)
về việc cấp quyền sử dụng đất cho ông N.
Ngoài ra, người khởi kiện còn yêu cầu tòa hủy quyết định
cấp một số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác cho ông
N. và quyết định giải quyết kiến nghị số 387 ngày 29-4-2010
cùng quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 854 ngày 16-
10-2014 của chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai.
Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng đã đình chỉ giải
quyết yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông H. đối với quyết
định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số 840 và quyết
định giải quyết kiến nghị số 837 do đã hết thời hiệu khởi kiện.
Tòa cũng bác yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ông H. đối với
việc cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác và
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu số 854 nêu trên.
Tại bản án hành chính phúc thẩm sau đó của TAND Cấp cao
tại TP.HCM đã quyết định hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại.
Theo tòa phúc thẩm, sai sót của tòa án cấp sơ thẩm trong vụ án
này là xác định thời hiệu khởi kiện không đúng. Bởi lẽ quyết
định giải quyết khiếu nại lần đầu số 854 của chủ tịch UBND
huyện Đạ Huoai có liên quan đến quyết định cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số 840, nên phải xem xét mà không
phụ thuộc vào các quyết định này còn hay hết thời hiệu.
Theo VKSND Cấp cao tại TP.HCM, việc cấp sơ thẩm
đình chỉ trái luật làm cho vụ án không được giải quyết toàn
diện, triệt để, ảnh hưởng đến quyền lợi các đương sự. Từ vụ
án có sai sót điển hình này, cần phải rút kinh nghiệm chung
trong hoạt động xét xử.
HỒNG HÀ
Trộm xe đang chạy trốn thì…
hết xăng
(PL)- VKSND huyện Đông Hòa (Phú Yên) vừa phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra
công an cùng cấp đối với Đỗ Trường Phát (sinh năm
1994, trú xã Hòa Xuân Tây, Đông Hòa) về tội trộm
cắp tài sản.
Theo hồ sơ, khoảng 22 giờ ngày 10-2-2019, Phát đi
bộ đến khu vực quảng trường huyện Đông Hòa thuộc
khu phố 3, thị trấn Hòa Vinh, Đông Hòa tìm tài sản sơ
hở để lấy trộm.
Lúc này, Phát nhìn thấy một xe máy có gắn chìa
khóa trên ổ khóa nhưng không có người trông coi nên
lén lút vặn chìa khóa rồi khởi động máy nổ chạy về
hướng TP Tuy Hòa tìm người bán.
Tuy nhiên, khi chạy được khoảng 10 km, đến đoạn
quốc lộ 1A thuộc phường Phú Thạnh, TP Tuy Hòa thì
bỗng nhiên xe… hết xăng. Do không đi được nữa, Phát
bỏ xe lại ở lề đường phía Đông của quốc lộ 1A rồi đi
bộ về nhà. Sự việc sau đó bị phát hiện, qua đấu tranh
khai thác, Phát đã khai nhận toàn bộ sự việc.
Tại Bản kết luận định giá tài sản của hội đồng định
giá huyện Đông Hòa kết luận xe máy mà Phát lấy
trộm có giá trị 3,6 triệu đồng.
DƯƠNG ĐỨC
Rút kinhnghiệmvì xác địnhsai thời hiệukhởi kiện
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook