055-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm14-3-2019
“Thủ phạm” chính có nguy cơ
hại nước mắm truyền thống
TÚUYÊN-HẢI DƯƠNG
D
ự thảo tiêu chuẩn quốc
gia TCVN-12607:2019
về quy phạm thực hành
sản xuất nước mắm đã bị tạm
dừng thẩm định nhưng nước
mắm truyền thống (NMTT)
vẫn còn nhiều nỗi lo.
Không phù hợp với
Việt Nam
Sau khi bị phản ứng mạnh
vì có nhiều nội dung bất hợp
lý, gây thiệt hại cho sản xuất
NMTT, thành viên của ban
soạn thảo dự thảo tiêu chuẩn
này là ông Đào Trọng Hiếu,
PhóphòngPhát triển thị trường
thủy sản, CụcChế biến và Phát
triển thị trường nông thôn (Bộ
NN&PTNT), giải thích: Tiêu
chuẩnCodex(ỦybanTiêuchuẩn
thực phẩm quốc tế), cập nhật
thêmquy phạm thực hành sản
xuất nước mắmdo văn phòng
Codex Việt Nam và Thái Lan
chủ trì biên soạn. Từ đó Việt
Namcó tiêu chuẩn căn cứ dựa
trên những tiêu chuẩn Codex.
“Các tiêu chuẩn nhận diện
mối nguy về dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, thuốc thú y,
nguy cơ hàm lượng histamine
cao… của dự thảo được viện
dẫn từ tiêu chuẩn Codex quốc
tế” - ôngHiếu giải thích thêm.
Tại hội nghị đóng góp cho
bản dự thảo TCVN 12607:
2019 về quy phạm thực hành
sản xuất nước mắm vừa được
HiệphộiNướcmắmPhúQuốc
tổ chức, đại diện Masan Phú
Quốc ủng hộ dự thảo quy
định về tiêu chuẩn nước mắm
nói trên và cho rằng dự thảo
đã tuân thủ được tiêu chuẩn
quốc tế và rất khả thi. “Đối
với Masan, chúng tôi thấy
tiêu chuẩn này là cơ hội để
chúng ta vươn tầm sản phẩm
mình hơn. Bằng kinh nghiệm
nhiều năm trong ngành, chúng
tôi tin tiêu chuẩn này là khả
thi” - đại diện Masan Phú
Quốc nhận định.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia
cho rằng gom chung NMTT
với NMCN rồi dựa vào các
tiêu chuẩn Codex là không
hợp lý, có hại cho NMTT.
Bởi trong tiêu chuẩn này có
yêu cầu kiểm soát các loại
thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực
vật… với NMTT; nhà sản
xuất phải loại bỏ cá nguyên
liệu đã bị phân hủy mạnh (có
histamine)...
Do vậy, nếu áp dụng vào
ngành nước mắm nói chung
của Việt Nam rõ ràng không
phù hợp với NMTT, chỉ có
lợi cho NMCN.
Tạo ra rào cản
với NMTT
Phân tích rõ hơn về vấn đề
trên, ông Lê Trần Phú Đức,
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần
Nước mắm Phan Thiết, cho
rằng nội dung có thể “bức tử”
NMTT chính là những quy
định về hàm lượng histamine
trong nước mắm. Vì theo quy
định của Codex, hàm lượng
histamine trong nước mắm
không được quá 400 mg/lít.
Đây là hàng rào kỹ thuật
làmNMTTởViệt Namkhông
thể xuất khẩu được vì có hàm
lượng histamine luôn ở mức
cao 700-1.200mg/lít. Chỉ tiêu
về histamine thấp như thế chỉ
có NMCN là đáp ứng được vì
là nước mắm pha loãng nên
không thể có nhiều histamine.
“Để chomọi người dễ hiểu,
tôi xin ví dụ một ngày một
người có thể ăn 250 g cá tươi
nhưng trungbìnhchỉ ănkhoảng
5 ml nước mắm. Điều đó có
nghĩa hàm lượng histamine
hấp thụ vào cơ thể qua nước
mắm rất ít, chỉ khoảng 5 mg.
Như vậy khó có thể xảy ra
ngộ độc histamine do ăn nước
mắm” - ông Đức khẳng định.
Đồngquanđiểm, chuyêngia
Vũ Thế Thành cho rằng dự
thảo này đã tham khảo từ tiêu
chuẩn nước mắm của Codex
quốc tế. Tiêu chuẩn Codex là
do các ủy ban Codex Thái
Lan và Việt Nam cùng soạn
thảo. Song Thái Lan sản xuất
NMCN là chính, cho nên tiêu
chuẩn Codex cũng như những
hướng dẫn của họ không phù
hợp với ngành sản xuất nươc
măm của Việt Nam.
Theo ông Thành, các nước
đều trân trọng và bảo vê những
loại thực phẩm truyền thống
với cách thức sản xuất truyền
lại từ thế hệ này đến thế hệ
Gom chung NMTT
với NMCN, rồi dựa
vào các tiêu chuẩn
Codex là không
hợp lý, có hại cho
NMTT.
Các nước đều trân trọng và bảo vê những loại thực phẩm truyền thống với cách thức sản xuất truyền lại
từ thế hệ này đến thế hệ khác.
khác. Do đó, cơ quan hữu
trách của các nước đều có
các tiêu chí về an toàn cho
phù hợp với cách sản xuất
truyền thống hầu hết đều nhỏ
lẻ, quy mô gia đình.
Chẳng hạn, pho mát là sản
phẩm truyền thống lên men
của châu Âu. Họ ủ lên men
cho chín đậm càng lâu càng
phát sinh nhiều histamine,
tới cả hơn 1.000 ppm. Nhưng
các cơ quan an toàn sở tại
chỉ khuyến cáo những người
tiêu dùng nào nhạy cảm với
histamine thì nên lưu ý khi
dùng sản phẩm pho mát.
“Dođó, tôi đềnghịNhànước
cho thực hiện đề tài khoa học
cấp quốc gia đánh giá rủi ro
histamine trong nước mắm,
xemcó nguy hại gì hay không.
Qua đó để không tạo ra hàng
rào kỹ thuật cho nước mắm
Việt Nam trên trường quốc
tế vì đến nay cũng chưa có
trường hợp nào bị ngộ độc từ
chất này. Trên cơ sở đó đưa
ra chuẩn giới hạn cho chỉ số
này và ban hành hai bộ quy
chuẩn về kỹ thuật sản xuất
nước mắm riêng biệt cho
NMTT và NMCN” - chuyên
gia Vũ Thế Thành đề xuất.
TSNguyễnThị HồngMinh,
Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm
minh bạch (AFT), khi trả lời
báo chí cũng nhấn mạnh tiêu
chuẩnCodexmà cơ quan soạn
thảo dự thảo đưa ra làm dẫn
chứng không rõ ràng. Tiêu
chuẩn này thực tế chỉ do hai
quốc gia là Thái Lan và Việt
Nam đứng ra soạn thảo.
“Tôi nghiên cứu thì thấy
rằng phần lớn nội dung tiêu
chuẩn nước mắmCodex là do
phía Thái Lan đưa ra và họ
tập trung vào quản lý NMCN.
Như vậy, tiêu chuẩnCodex chỉ
nên áp dụng với loại NMCN
của Việt Nam, còn NMTT thì
cần có một tiêu chuẩn riêng”
- TS Minh nói. •
Tiêu điểm
Sẽ kiến nghị Quốc hội
Bà Hồ Thị Kim Liên, Chủ tịch
Hiệp hội NướcmắmPhúQuốc,
cho biết hiệp hội sẽ có văn bản
gửi Quốc hội,Thủ tướng và các
bộ, ngành liênquan xemxét và
quyết địnhchoxâydựnghai bộ
quy chuẩn kỹ thuật riêng cho
NMTT và NMCN.
“Chúng tôi cũng kiến nghị
PhóThủ tướngVũĐứcĐamchỉ
đạo các bộ, ngành sớm thành
lậpHiệphội NMTTViệt Namđể
tạođiều kiện, hỗ trợ chongành
nghềnướcmắmViệtNamđược
bảo tồn, phát triểnổnđịnh”- bà
Liên cho hay.
“Tôi bức xúc vì toàn bộ dự thảo bị hủy”
Để làm rõ hơn về dự thảoTCVN
12607:2019 quy phạm thực hành sản xuất
nước mắm, chúng tôi đã có cuộc trao đổi
với ông Lê Trần Phú Đức
(ảnh)
, Chủ tịch
HĐQT kiêmTổng Giámđốc Công ty Cổ
phần Nước mắmPhanThiết, thành viên
thamgia xây dựng dự thảo này.
.
Phóng viên
:
Được biết ông đại diện
Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết và là thành viên tham gia xây
dựng dự thảo từ đầu năm 2018. Nhưng vì sao đến năm 2019
mới công bố và có quá nhiều nội dung bất lợi cho NMTT vẫn
được đưa vào dự thảo?
+ Ông
Lê Trần Phú Đức
: Tôi là một trong 10 thành viên
được Bộ NN&PTNT ký quyết định thay mặt Hiệp hội Nước
mắm Phan Thiết tham gia xây dựng dự thảo. Đã có nhiều
cuộc họp giữa các thành viên và có kết quả khá tốt.
Bước đầu dự thảo cũng tạm thời được xây dựng, trong đó
phác thảo rất minh bạch và rõ ràng cho NMTT lẫn NMCN. Dự
thảo này sau đó dự kiến sẽ được ban hành. Tuy nhiên, nếu
tôi nhớ không lầm thì khoảng tháng 7-2018, không hiểu vì lý
do gì mà bất ngờ có thông báo hủy toàn bộ dự thảo trên.
Thông báo trên cũng yêu cầu nâng số thành viên từ 10 lên
12 người và có thành viên của Masan tham gia.
. Vậy là ông phải tiếp tục bay ra Hà Nội để tham gia xây dựng
dự thảo lại từ đầu và thưa ông, thành viên mới đại diện cho
Masan là ai?
+ Đúng là tôi phải bay ra Hà Nội để tham gia và xây dựng
dự thảo lại. Tuy nhiên, lần họp đầu tiên khi tôi vừa xuống sân
bay đã nhận tin nhắn phải hoãn vì chưa đủ thành phần. Sau
đó tôi lại được mời lần nữa và lần này có đại diện Masan là
một luật sư tham gia mà tôi không nhớ tên.
Trong cuộc họp ấy, nhiều nội dung hoàn toàn được thay
đổi so với cuộc họp tôi tham gia trước đó. Đặc biệt khi ban
hành dự thảo lần đầu, nội dung không giống với những gì
đã bàn luận trước đó.
Cụ thể, họp bàn một đằng nhưng thông báo bằng văn
bản một nẻo, có rất nhiều nội dung làm khó cho NMTT.
Tức quá, tôi đã gửi email kịch liệt phản đối những nội dung
trong dự thảo. Tôi khẳng định không chấp nhận làm việc
kiểu này vì nhiều nội dung trong văn bản thông báo không
hề được đưa ra trong cuộc họp bàn bạc, xây dựng.
Sau khi tôi gửi email phản đối, đến sau này tôi không
nhận được bất cứ giấy mời nào để tiếp tục tham gia góp ý
cho dự thảo, dù tôi là thành viên tham gia từ đầu có quyết
định hẳn hoi.
Theo tôi, phải làm rõ ai đã tạo ra việc này làm mất niềm tin
của người tiêu dùng, tốn nhiều giấy mực. Đặc biệt phải xác
minh, làm rõ, phải có kết luận, quy trách nhiệm rõ ràng rồi
mới tiến hành xây dựng dự thảo mới.
. Xin cám ơn ông.
PHƯƠNG NAM
thực hiện
Đa số các ý
kiến đề nghị
cần tách
bạch quy
chuẩnNMTT
vàNMCN.
Ảnh:
TRẤNGIANG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook