055-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
30.000
là số GPLX bị người vi phạmbỏ lại tính
đến nay sau khi bị lực lượng CSGT tạm
giữ,theoPhòngCSGTđườngbộ-đường
sắt, Công anTP.HCM. Nhiều nhất ởĐội
CSGTAnLạc cóhơn21.000 trườnghợp.
Tại Đội CSGT Bình Triệu, GPLX bị bỏ
lại hơn 5.000 trường hợp. Hiện Phòng
CSGT đang cho tổnghợp lại toànbộ số
GPLX bị người vi phạmbỏ rơi đang lưu
trữ trong kho để có hướng giải quyết.
nhiều lý do để giải thích. Ví dụ, họ
giải thích đơn giản là báo mất rồi và
đã xin cấp phó bản thì có người nhặt
được đem trả lại; người thì giải thích
rằng có người nhặt được rồi yêu cầu
chuộc lại… Trong các trường hợp
như thế, Phòng Quản lý sát hạch cấp
GPLX chỉ giữ lại phó bản.
Vẫn lọt sổ
Một chiêu gian lận khác thường
được các bác tài sử dụng là sau khi
bằng lái bị tước hay bị tạm giữ, thay
vì đi nộp phạt để lấy lại bằng lái thì
họ làm đơn cớ mất để xin cấp lại.
“Mới đây chúng tôi nhận được
một đơn cớ mất GPLX và xin cấp
lại phó bản. Sau thời gian xác minh
hai tháng theo quy định (từ tháng
12-2018 đến tháng 2-2019), chúng
tôi phát hiện bằng lái này đang bị
công an tạm giữ vì có vi phạm nên
đã yêu cầu tài xế phải đến Công an
quận Phú Nhuận nộp phạt. Trường
hợp này chúng tôi kiên quyết không
cấp lại bằng lái” - vị chuyên viên
cho biết.
Tuy nhiên, vị này cho biết cũng
có nhiều trường hợp đơn vị để lọt
sổ. Đó là các trường hợp sau khi rà
soát rất kỹ, cả những thông tin từ
cơ quan công an thông báo về Sở
GTVT nhưng không phát hiện vi
phạm nên đơn vị cấp lại, sau đó mới
nhận được thông báo cập nhật về vi
phạm của tài xế này.
Theo Phòng Quản lý sát hạch cấp
GPLX, tình trạng hoang báo mất để
xin cấp lại GPLX thực tế không đáng
lo ngại bằng tình trạng sử dụng bằng
giả hiện nay. Một trường hợp mới
nhất bị phát hiện dùng bằng giả là tài
xế NVHE, cư trú Bến Tre. Tài xế E.
tỉnh bơ đến Phòng Quản lý sát hạch
cấp GPLX, Sở GTVT TP.HCM làm
PHANCƯỜNG
Nhiều trường hợp gian lận trong
việc xin cấp, đổi giấy phép lái
xe (GPLX) được chúng tôi phát
hiện như giấy phép “mẹ bồng con”,
giấy phép giả, xin cấp lại khi bị xử
lý vi phạm giao thông...” - ông Ngô
Đình Quang, Trưởng phòng Quản
lý sát hạch cấp GPLX, Sở GTVT
TP.HCM, cho biết.
Giấy phép kiểu
“mẹ bồng con”
“Chúng tôi phối hợp với CSGT
kiểm tra từng trường hợp xin cấp,
đổi lại GPLX và đã phát hiện nhiều
trường hợp tài xế có giấy phép kiểu
“mẹ bồng con”, tức một người có
tới hai bằng thật hẳn hoi” - ông Ngô
Đình Quang nói.
Theomột chuyên viên PhòngQuản
lý sát hạch cấp GPLX, trường hợp
mới nhất phát hiện một tài xế có
giấy phép kiểu “mẹ bồng con” là ông
NMP, cư trú tỉnh Bình Phước. Ông
P. đến TP.HCM để xin đổi lại GPLX
mới thì bị phát hiện. Sau khi rà soát
hồ sơ kết hợp với thông tin do phía
công an cung cấp, Phòng Quản lý
sát hạch cấp GPLX phát hiện tài xế
P. có tới hai bằng thật mà dân trong
nghề thường gọi là “mẹ bồng con”.
“Trong trường hợp tài xế cố tình
giả báo mất bằng để được cấp lại thì
đơn vị cũng… đành chịu. Vì sau khi
kiểm tra trên hệ thống không phát
hiện họ vi phạm bị tước hoặc giữ
bằng lái thì trong vòng hai tháng
chúng tôi phải cấp lại theo yêu cầu.
Khi đó họ xài song song hai bằng
lái, nếu bị giữ cái này thì vẫn còn
cái kia để hành nghề” - chuyên viên
Phòng Quản lý sát hạch cấp GPLX
giải thích.
Chia sẻ thêm, vị chuyên viên cho
biết sau khi bị phát hiện sử dụng
cùng lúc hai GPLX, các bác tài có rất
CSGT đang lập biên bảnmột tài xế vi phạmgiao thông. Ảnh: LƯUĐỨC
Đủ chiêu gian lận xin cấp lại
bằng lái
Saukhi ràsoáthồsơ, lực lượngchứcnăngpháthiệntài xếP. cótớihaibằng thậtmàdântrongnghềgọi là“mẹbồngcon”.
thủ tục xin đổi GPLX vì đã cũ thì
bị phát hiện dùng bằng giả. “Trong
những trường hợp như vậy, đơn vị
chỉ có chức năng giữ lại bằng giả này
và không thực hiện đổi bằng cho tài
xế” - vị chuyên viên chia sẻ.
Theo ông NguyễnVăn Chánh, Phó
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hàng hóa
TP.HCM, để ngăn chặn tình trạng
gian lận khi đổi, cấp lại GPLX thì
phải xây dựng một cổng thông tin
điện tử công khai, đưa tất cả dữ liệu
của tài xế (có kèm ảnh) để các đơn
vị quản lý khi cần là có thể kiểm tra
ngay lập tức. Ngoài ra, hiệp hội kiến
nghị ngành giao thông kết nối liên
thông với ngành công an để đưa lý
lịch hoạt động của tài xế lên cổng
thông tin như quá trình lái xe, hành
vi vi phạm, vi phạm mức nào… để
tất cả thuận tiện trong quản lý, xử
lý. Được biết mới đây bộ trưởng Bộ
GTVT đã chỉ đạo Tổng cục Đường
bộ thực hiện việc này. •
Khách Trung Quốc ngồi lên hiện vật bảo tàng gây bức xúc
Theo Phòng Quản lý sát
hạch cấp GPLX, tình
trạng hoang báo mất để
xin cấp lại GPLX thực tế
không đáng lo ngại bằng
tình trạng sử dụng bằng
giả hiện nay.
(PL)- Bức ảnh khách Trung Quốc ngồi lên hiện vật cấm
sờ là xe lôi trong bảo tàng ở Đà Nẵng thu hút hàng trăm
bình luận bức xúc. Trước đó, chiều 12-3, nhóm du khách
Trung Quốc đến Bảo tàng Đà Nẵng tham quan. Nhiều
người trong đoàn leo qua hàng rào ngăn cách, ngồi lên
chiếc xe lôi đang trưng bày để chụp ảnh.
Anh Phạm Thắng, một du khách Việt Nam, thấy vậy
nên ra hiệu cho nhóm du khách bước xuống xe, ra khỏi
khu vực cấm. Tuy nhiên, những người này vẫn cố tình
thay phiên nhau ngồi lên hiện vật để chụp ảnh. “Tôi
biết khu vực đó cấm nên khua tay nói “No, no” nhưng
mấy du khách này vẫn cứ trèo qua rào ngăn cách và
ngồi lên xe để chụp ảnh. Thậm chí có người còn chỉ
tay về phía tôi nói to với giọng điệu hăm dọa” - anh
Thắng nói.
Anh Thắng đã chụp lại hình ảnh này và đăng tải lên
Facebook. Bức ảnh đã thu hút nhiều bình luận, bất bình
trước thái độ của nhóm du khách này. Họ cho rằng trách
nhiệm thuộc về hướng dẫn viên.
Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Giám đốc Bảo tàng Đà
Nẵng, cho biết: “Những khu vực trưng bày đều có rào chắn,
biển báo cấm sờ vào hiện vật. Chúng tôi xin nhận khuyết
điểm vì lơ là trong việc này”. Theo ông Thiện, Bảo tàng Đà
Nẵng thường xuyên yêu cầu hướng dẫn viên nhắc nhở du
khách đến tham quan. Tuy nhiên, lượng du khách quá đông
nên gặp khó khăn trong việc quản lý.
HẢI HIẾU
Đó chính là những bằng lái PET với hàm lượng
công nghệ số tích tụ trong đó rất mỏng nên chỉ
phục vụ rất ít cho công tác quản lý. Từ các năm sau
2005, Bộ GTVT bắt đầu chuyển từ loại bằng lái giấy
sang bằng lái nhựa PET nhưng đến nay mới chỉ có
phần mềm đọc, tra để biết đó là bằng thật hay giả.
Hãynhìnvàobằng lái của cácnước. Trênmỗi bằng
đều có thông tin tên, năm sinh như ở ta nhưng còn
gắn thêm con chip ghi tổng số điểm (người vi phạm
giao thông sẽ bị trừ dần đến hết điểm được lái xe).
Số liệu từ con chip trên bằng lái cũng được nối liên
thông với hệ thống quản lý của CSGT, cơ quan cấp
bằng. Như vậy CSGT, cơ quan cấp bằng không cần
tước, tạm giữ bằng lái khi người lái vi phạm, vì dù
anh có cầm bằng lái đã hết điểm trong tay thì cũng
là… vô dụng!
Tại Việt Nam, từ nhiều năm qua trên máy điện
thoại thông minh của nhiều bà nội trợ đã cài đặt
app để đọc mã vạch của các loại hàng hóa nhằm
phân biệt hàng thật, dỏm. Thẻ ATM của mỗi người
đều có thể kiểm tra tài khoản còn hay hết tiền! Vậy
tại sao bằng lái xe, đã được làm giống thẻ ATM từ
nhiều nămqua lại không tích hợp được các tiện ích
cho cả người dùng và người quản lý. Có ý kiến cho
rằng từ sau năm 1995, việc cấp bằng lái từ ngành
công an được chuyển giao cho ngành GTVT nên sự
phối hợp giữa hai ngành này trong việc áp dụng
công nghệ để kiểm soát bằng lái đã không được
thực hiện. Hai ngành vẫn “thích” kiểu báo cáo qua
lại bằng giấy, theo định kỳ tháng hoặc quý. Từ đó
mới dẫn tới chuyện kiểm tra bằng lái mất, bị tạm
giữ hoặc bị tước giữa hai cơ quan luôn vênh nhau
và tạo kẽ hở cho người khai báo gian dối xin cấp
lại hai, ba bằng (phó bản).
Chúng ta ở thời đại 4.0, mọi thông tin, quản
lý đều có thể thông qua một tấm thẻ, một con
chip. Thế nhưng bằng lái hiện nay vẫn đang ở
thế hệ… 0.4!
LƯU ĐỨC - HOÀNG TUYÊN
Sổ tay
Bằng lái xe thế hệ…0.4!
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook