055-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm14-3-2019
TÂNSƠN
V
ào đầu tháng 2-2007 (âm lịch),
gia đình bà LTN và gia đình
bà ĐTP tác hợp cho hai con
trẻ tìm hiểu nhau để tiến tới hôn
nhân. Để ghi dấu sự kiện này, hai
gia đình đã tổ chức cho đôi trẻ một
buổi gặp mặt làm quen. Tại đây bà
N. có tặng cho chị B. một chỉ vàng
24K và đưa cho bà P. 4 triệu đồng
tiền chợ để phụ tổ chức buổi lễ.
Chuyện từ 10 năm trước
Sau đó hai bên tổ chức đám cho
đồ (theo phong tục miền Nam gọi
là đám nói - PV). Tại đám cho đồ
này, bà N. đã tặng chị B. một số nữ
trang gồm: Đôi bông một chỉ vàng
18K và 10 chỉ vàng 24K (gồm một
sợi dây chuyền năm chỉ, một lắc tay
năm chỉ). Ngoài ra, bà N. còn cho
con dâu tương lai số tiền mặt 10
triệu đồng để phụ tổ chức lễ cưới.
Sau khi hai bên nói chuyện thì đi
đến thống nhất là dự định ngày 29-
2-2007 (âm lịch) sẽ tổ chức lễ cưới.
Thế nhưng khoảng 10 ngày trước
lễ cưới thì gia đình bà P. không đồng
ý tổ chức vì cho rằng con trai bà N.
là anh C. đã sống chung với người
phụ nữ khác là chị M. và chị M. đã
mang thai. Vì lý do này mà đám
cưới không diễn ra như dự kiến của
hai gia đình.
Một thời gian sau, chị B. đi lấy
chồng khác. Riêng bà N. thì năm
2017 đã làm đơn khởi kiện yêu cầu
vợ chồng bà P. và chị B. trả lại số
tiền, vàng mà bà đã cho gồm tổng
cộng: 11 chỉ vàng 24K, một đôi bông
tai và 10 triệu đồng. Từ đó tòa thụ
lý vụ án tranh chấp đòi tài sản. Tuy
nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm, bà N.
thay đổi ý định, chỉ yêu cầu phía bị
đơn trả lại 11 chỉ vàng 24K.
Phía bị đơn thống nhất nội dung
trình bày của bà N. về trình tự mốc
thời gian hai bên gặp gỡ và số tài
sản gồm tiền, vàng đã được tặng
cho. Về nguyên nhân hai bên “tan
đàn xẻ nghé” thì phía bị đơn cho
rằng sau đám nói chị B. gặp mặt
và cô gái tên M. nói rằng giữa cô
ấy và anh C. đã sống với nhau như
vợ chồng và cô ta đang có thai ba
tháng. Đến năm 2008 thì anh C.
dẫn chị M. về nhà (lúc này chị M.
đã sinh con) sinh sống nhưng được
khoảng 20 ngày thì gia đình bà P.
không cho ở. Sau đó hai người dắt
nhau đi tìm nhà trọ ở gần chợ để
sinh sống, được khoảng hai tháng
thì đi đâu không rõ.
Đến ngày 9-7-2011, gia đình bà
P. có bàn lại chuyện đám cưới theo
như lời hứa của hai gia đình trước
đó nhưng anh C. không đồng ý. Lúc
này phía nguyên đơn nói số vàng
đã cho chị B. thì coi như cho luôn
vì đã coi chị B. như con gái trong
nhà. Đến tháng 6-2012, gia đình bà
P. tiếp tục nhắc đến chuyện đámcưới
nhưng kết quả vẫn như lần trước là
anh C. không chịu cưới.
Vài tháng sau anh C. bị bắt, sau
đó bị tòa xét xử và phải chấp hành
án chín tháng tù. Đến năm 2014,
anh C. tiếp tục vi phạm pháp luật và
phải ngồi tù lần hai cho đến tháng
Đám cưới bất thành, 10 năm sau
kiện đòi quà
Theo tòa, đám cưới không diễn ra được như dự kiến không phải do lỗi của phía nhà gái nên việc nhà trai
kiện đòi quà là không có cơ sở.
8-2017 mới mãn hạn. Từ khi anh
C. bị bắt lần hai thì gia đình bà P.
không còn hy vọng chuyện đámcưới
nữa. Vì những lý do như vậy, phía
bị đơn không đồng ý trả lại 11 chỉ
vàng 24K theo yêu cầu của bà N.
Nhà gái không có lỗi!
Tại phiên xử sơ thẩm, HĐXX
tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi
kiện của bà N. nên bà đã kháng cáo.
Mới đây, xử phúc thẩm, TAND
tỉnh Cà Mau nhận định việc đám
cưới không diễn ra được như dự
kiến không phải do lỗi của phía bị
đơn. Bởi sau ngày đám nói thì chị
B. phát hiện anh C. có quan hệ tình
cảm với người phụ nữ khác, tòa có
xác minh một số nhân chứng tại
địa phương. Thời gian sau đó anh
C. còn phải đi chấp hành án hai lần
do hành vi vi phạm pháp luật bị tòa
án xét xử bằng bản án có hiệu lực
pháp luật.
Theo HĐXX, trong suốt thời gian
khoảng 10 năm (từ năm 2007 đến
2017) chị B. chưa lấy chồng. Điều
đó cho thấy chị có thiện chí chờ
đợi anh C. và chờ đợi đám cưới.
Phía gia đình bà N. không đưa ra
được chứng cứ nào để chứng minh
là trong khoảng thời gian trên vợ
chồng bà và anh C. có yêu cầu tổ
chức đám cưới mà bị chị B. từ
chối. Ngoài ra, trong thời gian
khoảng năm năm (từ tháng 2-2007
đến thời điểm anh C. chấp hành
án lần thứ nhất là năm 2012) nếu
như chị B. và gia đình từ chối tổ
chức đám cưới thì tại sao anh C.
và bà N. không khởi kiện ngay?
Vì vậy, theo HĐXX, sự việc chị
B. và anh C. không kết hôn, không
thành vợ chồng là không phải lỗi
từ phía chị B . Theo quy định tại
Điều 466 BLDS năm 2005 về tặng
cho động sản thì hợp đồng tặng cho
động sản có hiệu lực khi bên được
tặng cho nhận tài sản.
Như vậy, hợp đồng tặng cho
động sản giữa vợ chồng bà N. với
phía bị đơn phát sinh hiệu lực pháp
luật từ khi chị B. nhận số nữ trang.
Do đó việc bà N. khởi kiện đòi lại
số tài sản này là không có căn cứ
chấp nhận.•
Tại đám nói bà N. đã
tặng chị B. đôi bông một
chỉ vàng 18K và 10 chỉ
vàng 24K (gồmmột sợi
dây chuyền năm chỉ, một
lắc tay năm chỉ) và 10
triệu đồng tiền mặt.
Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản
có hiệu lực khi bên được tặng
cho nhận tài sản; đối với động
sản mà pháp luật có quy định
đăng ký quyền sở hữu thì hợp
đồng tặng cho có hiệu lực kể từ
thời điểm đăng ký.
(Trích Điều 466 BLDS)
VKSND TP.HCM cho biết vừa hoàn tất cáo trạng
truy tố Nguyễn Phạm Gia Thọ (SN 1989, ngụ quận 8,
TP.HCM) và Nguyễn Tường Vi (SN 1989, ngụ quận Tân
Phú, TP.HCM) cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, Thọ đã lợi dụng chức vụ trưởng phòng
Quan hệ khách hàng - Phòng giao dịch Nam Sài Gòn tại
quận 7, TP.HCM của Ngân hàng ANZ để lừa đảo. Với
chức vụ này, Thọ có nhiệm vụ huy động tiền gửi tiết
kiệm, tư vấn bán bảo hiểm, đề xuất cho vay thế chấp sổ
tiết kiệm…
Quá trình làm việc, Thọ đã sử dụng các thủ đoạn, giả
chữ ký của khách hàng có tài khoản tiền gửi tiết kiệm để
đăng ký dịch vụ Internet Banking. Sau đó chuyển tiền của
khách hàng vào tài khoản của Thọ hoặc người thân để
chiếm đoạt.
Thọ còn giả chữ ký của khách hàng tạo tài khoản đồng
sở hữu với người thân của Thọ, lập hợp đồng giả để vay
thế chấp Ngân hàng ANZ bằng chính số tiền tiết kiệm của
khách hàng. Bằng các hình thức trên, Thọ đã chiếm đoạt
của Ngân hàng ANZ 91,3 tỉ đồng. Trong đó, Vi với vai trò
là đồng phạm giúp sức cho Thọ chiếm đoạt số tiền 80,3 tỉ
đồng.
Cụ thể, đầu năm 2016, bà M. sở hữu số trái phiếu có
trị giá 3 tỉ đồng tại Công ty Chứng khoán VPBS nhờ Thọ
quản lý. Thọ đã lập sáu hợp đồng giả đề nghị Công ty
Chứng khoán VPBS cho vay với hình thức thế chấp số cổ
phiếu này và được chấp nhận.
Công ty Chứng khoán VPBS đã chuyển 3 tỉ đồng vào
tài khoản của bà M. Sau đó, Thọ hướng dẫn người thân
mạo nhận là bà M. rút tiền đưa cho Thọ sử dụng. Với thủ
đoạn này Thọ đã chiếm đoạt 3 tỉ đồng sử dụng vào mục
đích cá nhân.
Bị can Vi (là chị dâu họ của Thọ) là giám đốc Công ty
TNHH TM-XNK Nông sản Sài Gòn chuyên cung cấp
các mặt hàng trái cây tại các siêu thị tại TP.HCM. Tháng
7-2017, Vi ngỏ lời đề nghị Thọ góp vốn cùng kinh doanh.
Cũng bằng hành vi lập hồ sơ giả, thế chấp tài sản tiết kiệm
Thọ đã chiếm đoạt 8 tỉ đồng của một khách hàng. Sau đó
với hình thức tương tự là lập hồ sơ giả, với sự giúp sức
của Vi, Thọ đã chiếm đoạt của các khách hàng khác số
tiền 80,3 tỉ đồng.
Kết quả giám định thể hiện chữ ký trên toàn bộ các hợp
đồng tín dụng, cầm cố, thông báo rút vốn… chữ ký thực
của các khách hàng không phải do một người ký ra, mẫu
dấu cũng không phải từ một con dấu đóng ra. Tại cơ quan
điều tra, Thọ và Vi đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội
như đã nêu trên.
MINH VƯƠNG
Truy tốnhânviênNgânhàngANZchiếmđoạt 91,3 tỉ đồng
Thọ sử dụng nhiều thủ đoạn, trong đó có giả chữ ký của khách hàng có tài khoản tiền gửi tiết kiệmđể đăng ký dịch vụ Internet Banking.
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook