055-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứNăm14-3-2019
ĐẮC LAM-NHẠNVÂN
N
hững ngày tháng 3 này,
Khu tưởng niệm chiến
sĩ Gạc Ma bên bờ biển
Bắc bán đảo CamRanh thuộc
xã Cam Hải Đông, huyện
Cam Lâm (Khánh Hòa) lại
đón hàng ngàn người. Họ đến
viếng, thắp hương cho 64 liệt
sĩ đã hy sinh khi bảo vệ chủ
quyền Tổ quốc tại đá Gạc Ma
(thuộc quần đảo Trường Sa
của Việt Nam) 31 năm trước
(14-3-1988 – 14-3-2019).
Thiêng liêng trước
“Vòng tròn bất tử”
Nhiều người nghẹn ngào
khi đứng trước tượng đài
“Những người nằm lại phía
chân trời” mang biểu tượng
“Vòng tròn bất tử”. Tượng đài
được tạo thành từ hình ảnh 64
chiến sĩ nắm tay nhau quyết
tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc,
khẳng định chủ quyền Việt
Nam tại đá Gạc Ma khi đối
mặt với quân Trung Quốc 31
năm trước.
Cụ Hà Thị Liên (92 tuổi,
ngụ huyệnCan Lộc, HàTĩnh),
mẹ liệt sĩ Đào Kim Cương,
nghẹn ngào nhìn di ảnh con
cùng đồng đội được tạc trên
bia mộ gió. Bà ôm ngực, lặng
người: “Các con đã được lo
chốn đi về, tôi cũng yên lòng”.
các anh hùng, liệt sĩ đã ngã
xuống vì chủ quyền thiêng
liêng của Tổ quốc.
Cựu binh Lê Hữu Thảo,
trưởng Ban liên lạc (ở Hà
Tĩnh), chia sẻ: “Ban liên lạc
cựu chiến binh Gạc Ma - HQ
604 tổ chức lễ này để tưởng
nhớ đến các đồng chí đồng
đội, các anh hùng liệt sĩ đã
hy sinh khi đang làm nhiệm
vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
của Tổ quốc. Đồng thời, động
viên an ủi, xoa dịu bớt phần
nào nỗi đau mất mát của các
gia đình thân nhân liệt sĩ và
các cựu chiến binh ngày ấy
may mắn sống sót”.
tiên ra dự lễ với đồng đội của
con ở bên biển Thiên Cầm.
“Mẹ mong một lần
được ra Trường Sa”
Chị Trần Thị Liễu (vợ
liệt sĩ Nguyễn Hồ Phong, ở
QuảngBình) xúc động chia sẻ:
“Thương nhớ các anh, chúng
tôi đã và đang vượt qua khó
khăn. Ngày ấy anh hy sinh rồi
tôi gồng gánh nuôi hai con
vất vả, cực nhọc lắm. Nay
hai con trai của vợ chồng tôi
đã trưởng thành. Con thứ hai
đã vào hải quân bảo vệ vùng
biển của Tổ quốc”.
Cựu binh Hồ Văn Ba (ở
Quảng Bình) bồi hồi nhớ:
“Ngày ấy tôi được cử ra xây
dựng đảo, rồi may mắn sống
sót trở về lập gia đình. Hơn
30 năm nay, tôi tiếp tục bám
biển làm ngư dân. Những
lúc đi đánh cá trên biển, tôi
thươngđếnứanướcmắt những
đồng đội của mình chưa tìm
được hài cốt đưa về đất liền.
Nhiều lần đứng trên biển, tôi
tâm sự với hương hồn đồng
đội và như thấy anh emmình
hiện về...”.
Mẹ Hoàng Nghĩa Thuận
(mẹ liệt sĩ Nguyễn Thanh
Hải) nói: “Ngày ấy mặc dù
bố là thương binh nặng ngồi
một chỗ, Hải đang học THPT
nhưng quyết tâm viết đơn
xin đi bộ đội. Hải hy sinh
khi chưa có mảnh tình nào
trong đời. Mẹ mong một lần
được ra Trường Sa, được đi
qua nơi con hy sinh. Mẹ nhớ
con lắm!”.
Cũng như mẹ Thuận, mẹ
Liên và nhiều mẹ khác đều
bày tỏ mong muốn được ra
Trường Sa, đi qua nơi các
con đã nằm xuống.
Dõi mắt ra biển, chị Trần
Thị Liễu khấn nguyện: “Các
anh, các bác, các chú liệt sĩ
hãy yên nghỉ. Chúng tôi ở đất
liền luôn nhớ các anh hùng
liệt sĩ và luôn cố gắng giáo
dục các con tiếp bước con
đường các anh, dốc sức xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam ta”.•
Các chiến sĩ hômnay đang tưởng nhớ các chiến sĩ GạcMa đã ngã xuống bảo vệ chủ quyền
thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: NV
Nhiều du khách đến đây
với lòng thành kính tri ân,
tưởng nhớ đến các chiến sĩ.
Ai cũng dành một phút mặc
niệm trước khi dâng hương tại
nơi đặt viên đá đầu tiên khởi
công xây dựng công trình và
cụm tượng đài chính.
Ngày 13-3, tại Hà Tĩnh,
đông đảo cựu binh và thân
nhân liệt sĩ trên chuyến tàu
HQ 604, một trong hai tàu bị
TrungQuốcbắnchìmởđáGạc
Ma 31 năm trước, đã cùng về
bãi biển Thiên Cầm (xã Cẩm
Nhượng, huyện CẩmXuyên)
dâng hương, thả hoa đăng và
cùng nhau tưởng nhớ, tri ân
Cựu binhTrầnThiên Phụng
(55 tuổi, trú TP Đông Hà,
Quảng Trị) đứng trầm ngâm
trước biểnThiênCầm, dõi mắt
nhìn từng con sóng vỗ, nhớ
đồng đội của mình. Trong số
64 liệt sĩ hy sinh khi bảo vệ
Gạc Ma, anh Phụng có nhiều
kỷ niệmnhất với liệt sĩ Hoàng
Ánh Đông. Bởi vì anh Đông
là bạn học THPT và cùng viết
đơn, cùng nhập ngũ vào một
ngày nhưng người bạn thân
thiết ấy đã nằm lại ở Gạc Ma
trong cuộc đối đầu không cân
sức 31 năm trước.MẹNguyễn
Thị Hằng (mẹ liệt sĩ Hoàng
Ánh Đông) năm nay lần đầu
“Ngày ấy mặc dù
bố là thương binh
nặng ngồi một chỗ,
Hải đang học THPT
nhưng quyết tâm viết
đơn xin đi bộ đội.
Hải hy sinh khi chưa
có mảnh tình nào
trong đời. Mẹ mong
một lần được ra
Trường Sa, được đi
qua nơi con hy sinh.
Mẹ nhớ con lắm.”
Mẹ
Hoàng Nghĩa Thuận
(mẹ liệt sĩNguyễnThanhHải)
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
,
GS Phạm Hồng Tung (ĐH Quốc gia Hà
Nội), chủ biên chương trình lịch sử trong
chương trình giáo dục phổ thông (GDPT)
mới, cho biết: Các nội dung về cuộc chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới
phía Bắc, Tây Nam cùng lịch sử bảo vệ
chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông sẽ
được đưa vào sách lịch sử ở cả ba cấp
học, từ tiểu học đến THPT trong chương
trình GDPT mới.
Cụ thể ở cấp THCS, nội dung về hai
cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ở các vùng
biên giới Tây Nam và phía Bắc sẽ được
trình bày ở lớp 9, trong mạch nội dung
“Việt Nam trong những năm 1976-
1991”.
“Với tính chất của một nội dung thông
sử, vấn đề này cũng sẽ chỉ được trình
bày ở mức tóm lược những nguyên nhân
và diễn biến, chủ yếu làm rõ vị trí và ý
nghĩa của chúng trong diễn trình lịch sử
dân tộc. Nói nôm na là mang tính chất
đại cương, khái quát chứ chưa đi sâu vào
từng cuộc chiến”.
Ở cấp THPT, lịch sử hai cuộc chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên
giới Tây Nam và phía Bắc sẽ tiếp tục
được trình bày trong khuôn khổ của chủ
đề “Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt
Nam (từ tháng 8-1945 đến nay)”. Chủ đề
này sẽ được tổ chức dạy và học ở lớp 12.
Tương tự, lịch sử cuộc chiến đấu bảo
vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải
và lợi ích quốc gia ở vùng biên giới phía
Bắc và ở biển Đông sẽ được trình bày kỹ
hơn trong ba chủ đề: “Lịch sử chủ quyền
của Việt Nam ở biển Đông” (lớp 11),
“Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm
1986 đến nay” và “Lịch sử quan hệ đối
ngoại Việt Nam” (lớp 12).
HÀ PHƯỢNG
31 năm sự kiện Gạc Ma:
Mãi không quên!
“Vòng tròn bất tử” của 64 chiến sĩ hy sinh ở GạcMa 31 năm trước để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc
luôn sốngmãi trong lòng người dân các thế hệ.
Lịchsửbảo vệ chủquyềnbiểnĐông sẽ vào sáchgiáokhoa
Mẹ Hà Thị Liên vàmẹ HoàngNghĩa Thuận cùng bày tỏ
mongmuốn đượcmột lần ra Trường Sa, đi qua nơi các conmình
đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc. Ảnh: ĐẮC LAM
Khu tưởngniệmchiến sĩ GạcMađược xâydựng trêndiện tích
4,5 ha trên bờ biển phía Bắc bán đảo Cam Ranh thuộc xã Cam
Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Công trình do Tổng
Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với tỉnh Khánh Hòa tổ
chức lễđặt viênđáđầu tiênxâydựngvàongày13-3-2015, khánh
thành ngày 15-7-2017.
Trung tâm của khu tưởng niệm là cụm tượng đài mang biểu
tượng“Vòng tròn bất tử”được tạo thành từ hình ảnh 64 chiến
sĩ nắm tay nhau quyết tâm bảo vệ lá cờ Tổ quốc khẳng định
chủ quyền Việt Nam tại đá Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) trước
sự xâm chiếm củaTrung Quốc ngày 14-3-1988. Cụm tượng đài
này cao hơn 15 m, ngang 12 m, có bán kính 7 m với chín nhân
vật tượng trưng cho các chiến sĩ hải quân.
Tronggiai đoạn1, ngoài cụmtượngđài, nhiềuhạngmục khác
đã xây dựng hoàn thành như Bảo tàng ngầm lịch sử Gạc Ma là
nơi trưng bày các hiện vật về biển đảo - kỷ vật của 64 chiến sĩ
đã hy sinh ở Gạc Ma; khu mộ gió với họ tên, quê quán của 64
liệt sĩ hy sinh ở đảo Gạc Ma; quảng trường Hòa Bình hướng về
biển Đông, khumộ gió, ba đường lên cụm tượng đài dành cho
người đi bộ, người khuyết tật, xe điện; hệ thống cây xanh, ánh
sáng…Tổng kinh phí giai đoạn 1 khoảng 150 tỉ đồng do đoàn
viên công đoàn, người lao động cả nước đóng góp.
Đến nay khu tưởng niệm đã đón 1.247 đoàn với hơn 63.000
lượt kháchđến viếng khu tưởngniệm. Khu tưởngniệmchiến sĩ
GạcMa cũng làđịađiểmđược lựa chọn củahơn100 trườnghọc
trong và ngoài tỉnh đến sinh hoạt truyền thống yêu nước. Các
emđến đây được nghe các cựu binh kể chuyện về sự kiện ngày
14-3-1988và sựhy sinhanhdũngcủa64 liệt sĩ bảovệđáGạcMa.
63.000 lượt khách đến viếng Khu tưởng niệm Gạc Ma
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook