056-2019 - page 10

10
Bất động sản -
ThứSáu15-3-2019
TP.HCM: 31/44 chung cư
tranh chấp phí bảo trì
Lập đoàn thanh tra việc sử dụng đất
ở Vân Đồn
UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành văn bản liên
quan đến việc thanh tra quản lý, sử dụng đất các dự án đầu
tư kinh doanh hạ tầng, việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Vân
Đồn.
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở TN&MT thành lập
đoàn thanh tra để thực hiện thanh tra quản lý, sử dụng đất
đai tại huyện này. 
Nội dung thanh tra bao gồm thanh tra việc quản lý, sử
dụng đất của các dự án kinh doanh hạ tầng khu đô thị,
tập trung vào tiến độ triển khai các dự án, việc tuân thủ
các quy định điều kiện góp vốn, chuyển nhượng quyền
sử dụng đất, thế chấp ngân hàng…; việc chuyển nhượng
quyền sử dụng đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản; việc triển
khai các chỉ đạo của UBND tỉnh liên quan đến quản lý, sử
dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn.
Sở TN&MT phải xây dựng kế hoạch, triển khai ngay và
báo cáo kết quả thanh tra về UBND tỉnh trước ngày 30-4.
PD
Xử nghiêm cò đất bịa đặt thông tin về đất đai tại Đà Nẵng
Ngày 14-3, Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cho hay
Thường trực Thành ủy vừa ban hành công văn nhằm
chấn chỉnh, siết chặt công tác quản lý, mua bán đất đai
tại Đà Nẵng.
Theo đó, Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đề nghị
Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các ngành chức
năng, Công an TP tăng cường công tác kiểm tra; tổ
chức điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân,
trường hợp kinh doanh, hoạt động môi giới bịa đặt
thông tin, có dấu hiệu lừa đảo, mua bán, chuyển
nhượng đất đai không đúng quy định của pháp luật,
gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu các quận ủy,
huyện ủy chỉ đạo các cấp ủy Đảng, các tổ chức trong
hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
thông tin định hướng dư luận xã hội, giúp người dân
hiểu rõ bản chất của tình hình thị trường bất động sản
trên địa bàn và tự chịu trách nhiệm nếu tham gia hoạt
động mua bán của mình.
“Quán triệt, xử lý nghiêm các cán bộ, đảng viên nếu
có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bao che,
tiếp tay cho hoạt động môi giới nhằm trục lợi” - công
văn nêu.
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng cũng giao Ban
Tuyên giáo Thành ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, kịp
thời cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan
để định hướng, ổn định dư luận xã hội.
Ban Nội chính Thành ủy Đà Nẵng được giao nhiệm
vụ giúp Ban Thường vụ Thành ủy theo dõi việc triển
khai các nội dung trên, kịp thời báo cáo và tham mưu
chỉ đạo xử lý.
Như 
plo.vn
đã thông tin, thời gian qua trên mạng xã
hội liên tục xuất hiện các tin đồn thất thiệt về việc Đà
Nẵng thành lập quận mới hay việc thị xã Điện Bàn sáp
nhập về Đà Nẵng… nhằm thổi giá đất nhiều khu vực.
Chính quyền Đà Nẵng và Quảng Nam đều đã lên
tiếng bác bỏ các thông tin giả mạo.
TẤN VIỆT
Vấn đề tranh chấp
PBT một phần bắt
nguồn từ những
vướng mắc của quy
định pháp luật.
Trong 10 năm qua, tỉ lệ nhà chung cư đã tăng từ 10% lên
25% trong tổng số lượng nhà ở phát triển mới. Việc này đã
góp phần chỉnh trang đô thị, đáp ứng nhu cầu nhà ở và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, thực tế cũng đã phát sinh nhiều mâu thuẫn,
tranh chấp phức tạp giữa chủ đầu tư, ban quản trị và cư dân.
Trong đó, hành vi vi phạm pháp luật về trật tự xây dựng,
quản lý, sử dụng nhà chung cư của chủ đầu tư là nguyên
nhân củamọi nguyên nhân vi phạm. Đa phần các chung cư
vi phạm đều có từ thời điểm áp dụng Nghị định 90/2006.
Nghị định này khá thông thoáng với chủ đầu tư trong quá
trình lập dự án đầu tư nhưng khâu hậu kiểm lại yếu kém.
Cácmâu thuẫn, tranh chấp liên quan đến chung cư trong
thời gian qua đã trở thành hiện tượng xã hội, tiềmẩn nhiều
vấn đề phức tạp. Do đó không chỉ giải quyết bằng hành
chính (kiểm tra, xử phạt, cưỡng chế…) mà phải cả biện
pháp xã hội như tuyên truyền, thuyết phục thì mới hiệu quả.
Ông
TRẦN TRỌNG TUẤN
,
Giám đốc Sở Xây dựng
Giámđốc Sở Xây dựng TP.HCMchủ trì giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và ban quản trị chung cư
Ruby Land (quận Tân Phú). Ảnh: VIỆTHOA
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng
nghiên cứu rà soát quy định
về phí bảo trì.
VIỆTHOA
T
heo thống kê của Sở Xây
dựng tại hội nghị chuyên
đề công tác quản lý nhà
nước về chung cư trên địa bàn
TP do sở này tổ chức ngày
14-3, TP.HCM có khoảng
71% tranh chấp tại chung
cư liên quan đến 2% phí bảo
trì (PBT).
Theo đánh giá của ôngTrần
TrọngTuấn, Giámđốc SởXây
dựng, các mâu thuẫn, tranh
chấp tại chung cư ngày càng
phức tạp và là một vấn đề xã
hội tại TP trong thời gian qua.
Phần đông chủ đầu
tư chậm “nhả” phí
bảo trì
Báo cáo tại hội nghị, ông
Nguyễn Thanh Hải (Trưởng
phòng Quản lý nhà và công
sở, Sở Xây dựng) cho biết
toàn TP có 1.440 chung cư.
Trong đó, 212 chung cư chưa
có ban quản trị. Lý giải tình
trạng này, ông Hải nêu ra
ba lý do chính. Thứ nhất
là do chủ đầu tư không tổ
chức hội nghị nhà chung cư
do muốn quản lý, vận hành
nhà chung cư, “ôm” PBT,
quản lý, sử dụng phần diện
tích thuộc sở hữu chung…
Thứ hai là đã tổ chức hội
nghị nhà chung cư nhưng
số lượng cư dân tham dự
không đủ. Thứ ba là do
không có người ứng cử, đề
cử vào ban quản trị.
Theo ông Hải, PBT là một
trong những vấn đề dẫn đến
tranh chấp nhiều nhất tại
các chung cư. Cụ thể, trong
44 chung cư có tranh chấp
thì 31 chung cư là liên quan
đến PBT. Kế đến mới là tranh
chấp về sở hữu chung riêng,
vi phạm xây dựng…
“Đa phần là chủ đầu tư
chậm bàn giao, bàn giao
không đủ hoặc không bàn
giao PBT khi đã thành lập
được ban quản trị, hoặc giữa
chủ đầu tư và ban quản trị
không thống nhất được mức
PBT” - ông Hải nói.
Chia sẻ tại hội nghị, ông
Nguyễn Đình Tuấn, Trưởng
ban quản trị chung cưCarillon
(quận Tân Bình), cho biết:
“Chủ đầu tư thường có tâm
lý giữ PBT càng lâu càng
tốt. Do đó để họ chuyển hết
khoản quỹ này, chúng tôi đã
phải đấu tranh, đàm phán rất
nhiều lần mới thành công”.
Còn nhiều bất cập
Ông Hải cho rằng vấn đề
tranh chấp PBT một phần
bắt nguồn từ những vướng
mắc của quy định pháp luật.
Cụ thể, nhiều chủ đầu tư
không chịu bàn giao hoặc
không đóng tiền bảo trì cho
phần sử dụng chung. Dù quy
định hiện hành Nhà nước sẽ
cưỡng chế, buộc phải đóng
nhưng gần như các chủ đầu
tư không có tiền mặt trong
tài khoản.
“Muốn cưỡng chế bằng tài
sản khác thì phải định giá tài
sản nhưng chưa có quy trình
nên chưa thể thực hiện được”
- ông Hải phân tích. Trên thực
tế, từkhi Luật Nhà ởnăm2015
có hiệu lực đến nay, chưa có
trường hợp nào cưỡng chế
bằng tài sản, chủ yếu vẫn là
cưỡng chế hành chính.
Một bất cập khác là việc
xác định chỗ để xe là tài
sản chung hay riêng. Theo
quy định trước đó thì đây là
phần sở hữu chung, không
phân biệt ô tô hay xe máy.
Hiện tại quy định lại phân
biệt chỗ để xe máy là sở hữu
chung, còn để ô tô là sở hữu
riêng của chủ đầu tư. Việc
xác định rõ sở hữu chung
riêng là cơ sở để đóng phí
cho phần này. Tuy nhiên,
trong bản vẽ cấp phép xây
dựng lại không xác định nơi
nào để xe máy, nơi nào để ô
tô nên đi vào vận hành lại
phát sinh tranh chấp.
Từ những vướng mắc trên,
Sở Xây dựng kiến nghị điều
chỉnh quy định pháp luật về
nội dung cưỡng chế chủ đầu
tư bàn giao kinh phí về cho
ban quản trị theo hướng các
bên khởi kiện tại tòa án. “Về
lâu dài, kiến nghị bỏ cơ chế
giao chủ đầu tư thu PBT 2%
như hiện nay. Việc bảo trì
phần sở hữu chung của từng
chung cư sẽ do ban quản trị
thu của các chủ sở hữu trong
quá trình sử dụng theo tỉ lệ
phần trăm do hội nghị nhà
chung cư quyết định” - ông
Hải đề xuất.
Cuối năm 2018, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Chỉ
thị 29 về tăng cường hiệu
lực quản lý nhà nước đối
với công tác quản lý, vận
hành, sử dụng nhà chung
cư. Trong đó chỉ đạo Bộ
Xây dựng chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành rà soát, bổ
sung các văn bản quy phạm
pháp luật liên quan đến chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn
của chủ đầu tư, ban quản trị,
doanh nghiệp quản lý, vận
hành nhà chung cư và chủ
sở hữu. Đồng thời quy định
chế tài xử phạt các hành vi
vi phạm đối với các tổ chức,
cá nhân có liên quan trong
công tác quản lý, vận hành
nhà chung cư. Cùng với đó,
Thủ tướng yêu cầu UBND
các tỉnh, TP trực thuộc trung
ương phải kiên quyết tổ chức
cưỡng chế thu hồi PBT theo
quy định pháp luật.•
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook