057-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứBảy16-3-2019
Nhiều ý kiến cho rằng nướcmắmtruyền thống không chỉ ngonmà còn phải có nhãnmác đẹp
mới thu hút được nhiều người mua. Ảnh: TRẤNGIANG
Trận chiến giành thị phần
nước mắm 4,5 tỉ USD
Nước mắm truyền thống đang yếu thế trước sự “tấn công” dồn dập của nước mắm công nghiệp.
PHƯƠNGMINH
S
ự hấp dẫn của doanh số
hàng ngàn tỉ đồng của
mặt hàng này tiếp tục thu
hút nhiều doanh nghiệp nhảy
vào với những cuộc đối đầu
không khoan nhượng.
Lật đổ và tháo chạy
Đứng tần ngần trước kệ
đựng hàng nước mắm tại một
siêu thị ở quận 3, TP.HCM, chị
HoàngYến thuộc thếhệ9xhoa
cả mắt với đủ loại và thương
hiệu nướcmắm. Cuối cùng chị
với tay lấymột chai nướcmắm
công nghiệp. “Không quá đậm
mùi” - chị Yến nói lý do chọn
nước mắm của mình.
Không phải mỗi chị Yến,
nhiềungười trẻ cóxuhướng sử
dụng nước mắm công nghiệp.
Khách hàng trẻ thích ăn nước
mắm nhưng lại không quan
tâmnhiều đến độ đạmnhư thế
hệ trước mà chỉ cần một loại
nước mắm tiện dụng, dễ ăn.
Tuy nhiên, cũng có nhiều
người chọn nước mắm truyền
thống. Bác Hòa (60 tuổi, quận
Tân Bình, TP.HCM) cho biết
lâu nay gia đình bác vẫn quen
dùng nướcmắm truyền thống.
Tuy vậy, bác Hòa nói không
dễ dàng tìm trên kệ hàng chai
nước mắm truyền thống “thứ
thiệt” Phú Quốc, Nha Trang
hay Phan Thiết.
Đây cũng chính làmột trong
những lý do khiến nước mắm
công nghiệp như Chin-Su,
Maggi… soán ngôi các loại
nước mắm truyền thống trên
thị trường. Khi thắng thế trước
nước mắm truyền thống vốn
yếu thế về nguồn lực tài chính,
các đại gia nước mắm công
nghiệp bắt đầu nhảy vào giành
thị phần quyết liệt.
Có lý do để các đại gia dùng
đủ chiêu để giànhmiếng bánh
nước mắm béo bở này. Hãng
Lợi thế của nước mắm truyền thống
Theo Hội Lương thực Thực phẩmTP.HCM, trung bình mỗi
nămViệt Nam tiêu thụ 250 triệu lít nước mắm. Lượng nước
mắm truyền thống chỉ chiếm khoảng 60 triệu lít, còn nước
chấmcôngnghiệp chiếmtrêndưới 190 triệu lít, tươngđương
70% thị phần nội địa.
Còn theo số liệu của các đơn vị nghiên cứu thị trường, quy
mô thị trường nước mắm Việt Nam ở mức 10.000-12.000
tỉ đồng/năm. Cuộc chiến trên thị trường nước mắm ngày
càng gay cấn. Tuy nhiên, hiện nay người tiêu dùng đã ý thức
nhiều hơn về khái niệm nước mắm làm từ cá và nước mắm
pha chế công nghiệp. Điều này cho thấy người tiêu dùng
dần có thói quen quan tâm nhiều hơn về nguồn gốc, thành
phần trong chai nước mắm và hoài nghi về chất lượng thật
sự của nước mắm công nghiệp. Đây là một lợi thế cho nước
mắm truyền thống.
Tài chính hạn hẹp
chính là rào cản
lớn trong cuộc đua
giành lại thị phần
của nước mắm
truyền thống.
nghiêncứuthịtrườngEuromonitor
ước tính thị trường nướcmắm
Việt Nam trị giá 4,5 tỉ USDvà
cómức tăng trưởng hằng năm
khoảng 4,7% trong giai đoạn
2016-2021. Điều này đang
tạo ra sức hấp dẫn kéo thêm
nhiều doanh nghiệp tham gia
vào cuộc chơi sản xuất nước
mắm công nghiệp.
Chẳng hạn Unilever với
sản phẩm nước mắm mang
thương hiệu Knorr Phú Quốc
trở thành đơn vị đầu tiên định
hìnhmô hình sản xuất và kinh
doanh nước mắm theo hướng
công nghiệp.
Thực hiện một chiến lược
tương tựUnilever,Masan cũng
hướng đến việc sản xuất nước
mắmtheomôhìnhcôngnghiệp
nhưng không chọn duy trì độ
đạm cao trong nước mắm mà
hạ độ đạm xuống, có khẩu vị
dễ ăn, mùi nhẹ thoảng hương
nước mắm.
Tiếp sau đó nhiều đối thủ
nhảy vào với những cuộc đối
đầu không khoan nhượng,
trong đó nhiều đối thủ chuốc
lấy thất bại nặng nề. Đơn cử
một tay chơi ngoài ngành là
Công ty Ngọc Nghĩa, chuyên
sản xuất bao bì nhựa cao cấp
trong ngành thực phẩm, quyết
định nhảy vào lĩnh vực nước
mắm với hai sản phẩm nước
mắm là Kabin và Thái Long
nhưng nhanh chóng nhận các
khoản lỗ nặng nề lên đến cả
trăm tỉ đồng và sau nhiều năm
chịu đựng, Ngọc Nghĩa phải
bán luônmảng nướcmắmvào
năm 2018.
Nước mắm
truyền thống liên tục
bị tấn công
Thống kê của các công ty
nghiên cứu thị trường cho thấy
nước mắm công nghiệp đang
chiếm khoảng 70%-75% thị
phần nội địa. Một giám đốc
kinh doanh trong ngành hàng
nướcmắmphân tíchmột trong
những lý do khiến nước mắm
công nghiệp thành công là nhờ
hạ độđạmtrongnướcmắm, hạ
giá thành. Điều này khiến sản
phẩmnước mắm công nghiệp
thường có giá chỉ bằng một
nửa các sản phẩm nước mắm
truyền thống.
Tiếp theo, các đại gia nước
mắm đã nhìn thấy khoảng
trống truyền thông của ngành
hàng nướcmắm. Cụ thể, nhiều
doanh nghiệp sản xuất nước
mắm truyền thống có lợi thế
sản xuất lâu đời, kể cả sở hữu
thương hiệu khá tốt với những
bí quyết sản xuất độc đáo riêng
nhưng lại không biết cách làm
quảng cáo hoặc không đủ tiền
để làm quảng cáo.
chiếm ưu thế trên thị trường
nhưngnướcmắmtruyền thống
vẫn có thế mạnh riêng và phát
triển nếu có chiến lược, cách
làm đúng đắn.
Theo các chuyên gia, nước
mắm công nghiệp có những
điểm yếu như pha chế nước,
muối và nước cốt của nước
mắm truyền thống. Một khi
đã pha chế, lượng đạm trong
nước mắm sẽ giảm, buộc nhà
sản xuất phải sử dụng phụ gia
như chất tạo màu, tạo mùi,
đạm, chất điều vị để tạo hương
vị và thêmvào đó các chất bảo
quản để chống hư hỏng. Trong
khi nước mắm truyền thống
nguyên chất đúng nghĩa chỉ là
cávàmuối kết hợpvới lênmen.
Theo bà Nguyễn Thị Tịnh,
nguyên Chủ tịch Hội Nước
mắm Phú Quốc, sự soán ngôi
của nướcmắmcông nghiệp đã
buộccácnhàsảnxuấtnướcmắm
truyền thống phải thay đổi như
cải tiến bao bì, đóng chai nhựa
theo nhiều kích cỡ để đáp ứng
các phân khúc giá khác nhau.
Nhiều doanh nghiệp đã chọn
các kênh phân phối hiện đại
như siêu thị, cửa hàng tiện lợi
để đưa hàng vào.
Khôngđủnguồnlựctàichính
để quảng bá trên phương tiện
truyền thông, cơ sở nướcmắm
truyền thống đã biết cách chọn
mạngxãhội,cácdiễnđànmạng
của giới trẻ để tiếp thị với chi
phí rẻ nhất. Quan trọng hơn,
nước mắm truyền thống đã
được các nhà sản xuất chuẩn
hóa quy trình sản xuất, đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Hiện nay, với xu thế tiêu
dùng sạch, xanh và có nguồn
gốc địa phương thì nướcmắm
truyền thống với phương pháp
ủ chượp đã có từ lâu đời, với
nguồn nguyên liệu tự nhiên,
không có sự can thiệp của hóa
chất đang khẳng định vị thế
mạnh mẽ trên thị trường” - bà
Tịnh tự tin.•
Ông Philipp Roesler, một người Đức gốc Việt, từng đảm
nhiệm vị trí phó thủ tướng Đức, vừa nhận lời mời làm việc cho
Quỹ đầu tư VinaCapital với nhiệm vụ hỗ trợ cho các startup
Việt Nammở rộng thị trường nước ngoài. Cụ thể, ông Philipp
Roesler sẽ giữ chức chủ tịch hội đồng cố vấn Quỹ đầu tư
VinaCapital Ventures, một quỹ chuyên đầu tư vào các doanh
nghiệp (DN) khởi nghiệp.
Sáng 15-3, tại cuộc họp của Quỹ đầu tư VinaCapital
Ventures, ông Philipp Roesler nói: “Từ khi rời vị trí chính trị
ở Liên bang Đức và ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới,
tôi đã mong được trở về để cống hiến cho quê hương. Tôi rất
vui khi quay về Việt Nam làm việc như là một sự khởi đầu
lại mọi thứ. Đặc biệt, tôi đảm nhiệm vị trí hỗ trợ các DN khởi
nghiệp Việt Nam kết nối với các nhà đầu tư quốc tế cũng như
vươn ra thị trường nước ngoài”.
Ông Philipp Roesler cho biết qua quá trình làm việc với
nhiều startup Việt, ông nhận thấy họ rất năng động, đầy sáng
tạo, đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. “Với
những kinh nghiệm có được, tôi hy vọng giúp các startup Việt
khẳng định vị trí trên bản đồ khởi nghiệp thế giới” - cựu Phó
Thủ tướng Đức nói.
Theo ông Don Lam, Tổng Giám đốc VinaCapital, việc mời
ông Philipp Roesler về làm việc sẽ giúp ích rất nhiều cho các
DNViệt Nam bởi ông có kinh nghiệm, tầm nhìn sâu rộng
khi đã trải qua rất nhiều vị trí và vai trò công tác khác nhau
trong môi trường quản lý nhà nước và tư nhân, từ bác sĩ quân
y, người làm chính sách, thành viên ban điều hành Diễn đàn
Kinh tế Thế giới; là cầu nối cho các startup Đức với các công
ty ở Thung lũng Silicon...
Nguyên Phó Thủ tướng Roesler là người Đức gốc Việt. Ông
sinh năm 1973 tại Sóc Trăng (Việt Nam), sau đó được một cặp
vợ chồng người Đức nhận về nuôi lúc chín tháng tuổi. Ông
từng là bác sĩ phẫu thuật tim và lồng ngực.
Ông cũng là bộ trưởng trẻ nhất trong chính quyền Liên bang
Đức và là người gốc Việt đầu tiên trở thành bộ trưởng ở một
quốc gia châu Âu vào năm 2009. Đến năm 2011, ông được
bầu làm phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Kinh tế và Công
nghệ của nước Đức sau khi giữ chức bộ trưởng y tế...
PM
Cựuphó thủ tướngĐức làmcố vấn chodoanhnghiệp tại ViệtNam
Trong khi đó với tiềm lực tài
chính mạnh, các đại gia nước
mắmcông nghiệp liên tục thực
hiện chiến lược “dội bom”
quảng cáo từ trên các phương
tiện truyền thông cho đến o bế
các nhà phân phối (chợ, siêu
thị, cửa hàng…) để có những
vị trí trưng bày đẹp.
Đáng chú ý, nước mắm
truyền thống còn gặp khó khăn
do liên tục hứng chịu những
cuộc “bắn phá”. Đơn cử như
vụ nước mắm truyền thống
bị vu oan nhiễm asen (thạch
tín) vượt ngưỡng tối đa cho
phép, hay mới đây nhất là dự
thảo tiêu chuẩn về nước mắm
đang vấp phải phản ứng gay
gắt từ dư luận.
Vẫn còn cơ hội
cho nước mắm
truyền thống
Nhiều chuyên gia cho rằng
mặcdùnướcmắmcôngnghiệp
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook