057-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy16-3-2019
Không làm dự án
kênh Chợ Gạo theo
hình thức BOT
Theo PhóThủ tướng TrịnhĐìnhDũng, dự án đầu tư nâng cấp tuyến
kênh Chợ Gạo không thể đầu tư hình thức BOT vì là tuyến đường thủy
độc đạo.
ĐÔNGHÀ
N
gày 15-3, PhóThủ tướng
Trịnh Đình Dũng cùng
đoàn công tác các bộ,
ngành trung ương đã trực tiếp
khảo sát tuyến đường thủy kênh
Chợ Gạo và làm việc với tỉnh
Tiền Giang về dự án đầu tư
nâng cấp tuyến kênh ChợGạo.
Tại đây, PhóThủ tướng nhận
địnhtuyếnđườngthủykênhChợ
Gạo đang diễn ra tình trạng ách
tắc nghiêm trọng, làm tăng chi
phí vận tải đường thủy. Dọc bờ
sông đang bị sạt lở sâu, gây thiệt
hại tài sản và đe dọa tính mạng
người dân nơi đây.
Phó Thủ tướng cho rằng đây
làmột trong những nút thắt giao
thông thủy lớn. Nếu nút thắt
này không được giải quyết sẽ
làm giảm năng lực vận tải của
cả khu vực ĐBSCL.
Theo đó, Phó Thủ tướng đề
nghị Bộ GTVT rà soát lại kế
hoạch đầu tư các dự án giao
thông ởĐBSCL trên cơ sở quy
hoạch. Từ đó xác định nguồn
vốn, cơ cấu vốn, lộ trình thực
hiện và xác định các dự án ưu
tiên. Trong đó, dự án kênh Chợ
Gạo phải đưa vào là một trong
những dự án ưu tiên hàng đầu
trong việc triển khai thực hiện.
Báo cáo với Phó Thủ tướng
tại buổi khảo sát,Thứ trưởngBộ
GTVTNguyễnNhật chobiết dự
án được Bộ GTVT phê duyệt
từ năm 2009 với tổng mức đầu
tư 4.221 tỉ đồng. Tuy nhiên, do
nguồn vốn khó khăn, đến năm
2013 Bộ GTVT đã phê duyệt
điều chỉnh dự án với tổng mức
đầu tư giảm còn 2.263 tỉ đồng.
Việc giảm chi phí dựa trên cơ
Toàn tuyến kênh Chợ Gạo dài 28,5 km, đi qua 17 xã và thị
trấn của huyện Châu Thành (Long An) và thị xã Gò Công (Tiền
Giang). Mỗi ngày/đêm, tuyến kênh này có hơn 1.500 lượt
phương tiện đường thủy qua lại để vận chuyển hàng hóa từ
các tỉnh vùng ĐBSCL đi TP.HCM và ngược lại. Thời gian qua, dù
ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực giảm áp lực giao thông
cho tuyến đường thủy độc đạo này, tuy nhiên đến nay tình
trạng ghe tàu vẫn xếp hàng dài để qua kênh.
Theo Phó Thủ
tướng, dự án kênh
Chợ Gạo phải đưa
vào là một trong
những dự án ưu tiên
hàng đầu trong triển
khai thực hiện tại
ĐBSCL.
sở điều chỉnh giảm kích thước
cơ bản luồng tàu (chiều rộng
đáy chạy tàu từ 80 m xuống
55 m; độ sâu chạy tàu từ 4 m
xuống 3,1m; bán kính cong tối
thiểu của luồng từ 500mxuống
300 m…).
Về nguồn vốn đầu tư, Bộ
GTVT và tỉnh Tiền Giang đề
xuất Phó Thủ tướng xem xét,
chấp thuận chủ trương đầu tư
dự án giai đoạn 2 bằng vốn
ngân sách (giai đoạn 1 của dự
án được đầu tư bằng trái phiếu
chính phủ, đã hoàn thành và
đưa vàokhai thác từnăm2015).
Phó Thủ tướng cũng cho
rằng kênh Chợ Gạo không thể
đầu tư theo hình thức BOT vì
đây là tuyến độc đạo, người
dân không có quyền lựa chọn
đường đi khác. Vì vậy, đối với
giai đoạn 2 của dự án này nên
đầu tư bằng vốn ngân sách.
Qua đó, Phó Thủ tướng yêu
cầuBộGTVT,BộKH&ĐTphối
hợp với các bộ, ngành liên quan
làm việc ngay để báo cáo Thủ
tướngChính phủ, báo cáoQuốc
hội xemxét, bố trí vốn thực hiện
giai đoạn 2 của dự án bằng vốn
ngân sách. Về địa phương tỉnh
Tiền Giang, Phó Thủ tướng đề
nghị phải thực hiện tốt công tác
giải phóngmặt bằng, vận động,
tuyêntruyềnngườidânthựchiện
tốt chủ trương của dự án trên.•
Cầu đường sắt Bình Lợi dự kiến tháng 7 hoàn thành
(PL)- Ngày 15-3, ông Hoàng Tuấn Khoát (Phó Giám đốc
Ban quản lý dự án 7, Bộ GTVT) cho biết đến cuối tháng 4 tới sẽ
hoàn thành lắp, dựng xong dầm chính của khoang thông thuyền
cầu đường sắt Bình Lợi mới.
Theo ông Khoát, dàn dầm chính đang nằm bên bờ phía
quận Bình Thạnh và vào tháng 4 tới sẽ được lao kéo trên hệ con
lăn ra giữa sông Sài Gòn rồi tiếp cận trụ chính phía quận Thủ Đức.
Sau khi lắp phần dầm chính khoang thông thuyền sẽ tiến hành
làmmặt cầu, đặt ray khổ 1 m (mặt cầu có chiều rộng dự phòng
đủ để sau này lắp ray khổ 1,435 m). Mặt đáy của khoang thông
thuyền sẽ cao hơn mực nước cao nhất của sông Sài Gòn là 7 m
(cầu hiện hữu là 1,5 m), bảo đảm cho các loại tàu thuyền lớn lưu
thông an toàn.
Theo ông Khoát, đến nay đã lao lắp xong bốn nhịp dầm phụ,
mỗi nhịp dài 31,7 m. Những ngày tới sẽ lao lắp tiếp dàn dầm vượt
trên đường Nơ Trang Long. Sau đó hoàn thiện phần đường dẫn
ở hai phía đầu cầu, lắp ray và thông toàn bộ đường, cầu mới vào
30-7-2019.
Sau khi hoàn thành cầu mới sẽ tiến hành tháo dỡ cầu cũ. Trong
thời gian trên, việc điều tiết, bảo đảm lưu thông cho tàu thuyền
qua cầu cũ, cầu mới vẫn được thực hiện.
Theo ông Khoát, dù tháng 7 xong cầu mới nhưng việc thu phí
tàu thuyền lưu thông trên sông Sài Gòn qua cầu Bình Lợi mới
chưa thực hiện. Nhà đầu tư phải tiến hành nạo vét luồng, bạt các
mỏm đất nhô ra sông, mở rộng lòng luồng sông xong mới tiến
hành thu phí.
LƯUĐỨC - HOÀNGTUYÊN
Bà Rịa-Vũng Tàu xây 2 nhà máy
điện mặt trời trên mặt nước
(PL)- UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) vừa
ban hành hai quyết định chấp thuận chủ trương cho hai
công ty tại TP.HCM được triển khai dự án xây dựng
nhà máy điện mặt trời tại hai hồ thủy lợi lớn là Gia
Hoét 1 và Tầm Bó (đều thuộc xã Quảng Thành, huyện
Châu Đức). Tổng mức đầu tư cả hai dự án hơn 1.500
tỉ đồng.
Cụ thể, tỉnh chấp thuận cho Công ty TNHH Phát
triển năng lượng đầu tư triển khai dự án Nhà máy điện
mặt trời hồ Tầm Bó. Diện tích sử dụng hồ dự kiến
khoảng 41,38 ha, tổng vốn đầu tư dự án hơn 796 tỉ
đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 49 năm.
Mục tiêu của dự án là sản xuất, truyền tải và phân
phối điện với quy mô đầu tư công suất thiết kế dự kiến
35 MWp, sản lượng điện sản xuất bình quân khoảng
52.123 MWh/năm.
Tỉnh BR-VT nhấn mạnh hồ Tầm Bó là hồ cảnh quan
kết nối khu trung tâm đô thị Kim Long (huyện Châu
Đức). Do vậy, khi xây dựng chủ đầu tư phải liên hệ với
huyện để chọn phương án có hình thức kiến trúc phù
hợp, đáp ứng tính thẩm mỹ cho cảnh quan khu trung
tâm đô thị Kim Long.
Ngoài dự án trên, tỉnh cũng đồng ý cho Công ty
TNHH Đầu tư năng lượng tự nhiên DTD đầu tư triển
khai dự án Nhà máy điện mặt trời hồ Gia Hoét. Diện
tích sử dụng hồ dự kiến khoảng 40 ha, tổng vốn đầu tư
khoảng 766 tỉ đồng. Thời gian hoạt động là 49 năm.
Mục tiêu dự án là sản xuất, truyền tải và phân phối
điện với quy mô đầu tư công suất thiết kế dự kiến 35
MWp.
TRÙNG KHÁNH
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông,
nhiều hạng mục phụ chậm tiến độ
(PL)- Sáng 15-3, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn
Thể đã trực tiếp thị sát, kiểm tra và đốc thúc tiến độ
hoàn thành của tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.
Theo báo cáo của các đơn vị liên quan, một số hạng
mục phụ của tuyến đường sắt đang chậm so với kế
hoạch. Nguyên nhân một phần do công tác lập hồ
sơ nghiệm thu, thanh toán của tổng thầu chậm, chất
lượng hồ sơ không đáp ứng yêu cầu theo quy định
hợp đồng.
Ông Vũ Hồng Phương, Phó Giám đốc phụ trách
Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT), cho hay dự
án đã hoàn thành 99% khối lượng xây lắp. Ban quản
lý dự án đang tích cực phối hợp với các đơn vị liên
quan để hoàn thành 1% công việc còn lại như công
trình ga, depot…
Theo ông Phương, dự án được vận hành thử từ ngày
20-9-2018, dự kiến hoàn thành sau 3-6 tháng nhưng
đến nay chưa hoàn thành căn chỉnh liên động năm
chuyên ngành: thông tin, tín hiệu, đoàn tàu, điện lực và
đường ray. Các chuyên ngành khác như thang máy, thẻ
vé, điều hòa thông gió... cũng đang chờ thi công xong
để nghiệm thu đưa vào vận hành thử.
Theo đó, Bộ trưởng Thể yêu cầu phía tổng thầu phải
có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các công việc từ vận
hành thử, xây dựng quy trình bảo trì, bảo dưỡng… theo
hợp đồng để tuyến đường sắt sớm đi vào hoạt động.
Ông Thể cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tích cực
phối hợp, hỗ trợ tổng thầu hoàn thành công việc. Đồng
thời yêu cầu ban quản lý dự án sau cuộc họp phải chỉ
“rõ người, rõ việc” để sớm giải quyết các vướng mắc.
“Người dân đang chờ dự án sớm đưa vào khai thác
để đi lại thuận lợi, giải quyết ùn tắc giao thông. Đề
nghị các đơn vị liên quan hoàn thành những phần việc
còn lại để dự án đi vào vận hành thương mại vào cuối
tháng 4-2019” - Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
TRỌNG PHÚ
ÔngNguyễnVănThể kiểmtra tiếnđộđường sắt
Cát Linh -HàĐông. Ảnh: T.PHÚ
Kênh ChợGạo đã trở nên quá tải. Ảnh: ĐÔNGHÀ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook