057-2019 - page 16

16
Quốc tế -
Thứ Bảy16-3-2019
Xả súng49người chết,
điềugì xảy ravới
NewZealand?
Ngày 15-3 xảy ra hai vụ xả súng hàng loạt tại
hai đền thờ ở TP Christchurch (New Zealand)
trong phiên cầu nguyện buổi trưa. Hai đền thờ
Masjid al Noor và Deans Ave bị các tay súng
xông vào xả đạn, bắn giết hàng loạt. Các nhà
chức trách New Zealand thống kê có đến 49
người chết và số người chết có thể sẽ còn tăng vì
còn khoảng 50 người đang nguy kịch.
Cảnh sát cho biết vụ tấn công đã được lên kế
hoạch rất kỹ, các đền thờ ở New Zealand đang
được cảnh sát bảo vệ rất kỹ. Cảnh sát đã tìm thấy
và vô hiệu hóa một số quả bom đặt trong các ô tô
của những kẻ tấn công. Trước thời điểm xảy ra xả
súng, một tài khoản mạng xã hội được cho là của
một trong những tay súng đưa một đường link
dẫn tới một bản tuyên ngôn 87 trang đầy tư tưởng
chống nhập cư, chống Hồi giáo.
Có vẻ một trong những tay súng đã tường thuật
hình ảnh trực tiếp vụ xả súng lên mạng xã hội.
Đoạn video này đã được xóa khỏi tài khoản này
và cảnh sát yêu cầu mọi người không chia sẻ
thêm.
Vài tiếng sau khi sự việc xảy ra, cảnh sát thông
báo đã bắt được bốn nghi can gồm ba nam giới
và một phụ nữ. Trong số này có một công dân
Úc và là người chính sách cánh hữu. Thủ tướng
Úc Scott Morrison xác nhận ít nhất một trong
những kẻ tấn công là công dân Úc. Cảnh sát cho
biết một trong bốn nghi can đã bị truy tố tội giết
người và sẽ ra tòa trong hôm nay, 16-3.
Xả súng hàng loạt hiếm khi xảy ra ở New
Zealand, vốn được biết đến là một đất nước yên
bình. Tỉ lệ giết người ở New Zealand thuộc hàng
thấp, tổng cộng có 35 người bị giết trong năm
2017, thấp hơn cả số nạn nhân thiệt mạng trong
thảm họa xả súng ngày 15-3.
Sự kiện ngày 15-3 là thảm họa xả súng kinh
hoàng nhất lịch sử nước này. Trước đó, thảm
họa xả súng rúng động nhất New Zealand xảy
ra 30 năm trước: Tay súng tâm thần David Gray
xả súng hàng loạt, giết chết 13 người tại thị trấn
Aramoana ở South Island.
Chính Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern
chiều 15-3 đã mô tả sự việc như là “một trong
những ngày đen tối nhất New Zealand”, nhấn
mạnh “những gì đã xảy ra là một hành động bạo
lực kinh hoàng và chưa có tiền lệ”.
Theo nhiều nhà quan sát, chắc chắn sau thảm
họa này, luật sở hữu súng New Zealand thông qua
lần đầu tiên năm 1983 sẽ được xem xét lại. New
Zealand từng siết luật sở hữu súng theo hướng
hạn chế sở hữu súng trường bán tự động vào năm
1992, hai năm sau khi xảy ra vụ xả súng làm 13
người chết.
Tuy nhiên, luật sở hữu súng hiện tại của New
Zealand cũng khá thoải mái. Bất cứ ai trên 16
tuổi đều có quyền nộp đơn xin cấp phép sở hữu
súng tiêu chuẩn. Sau khi vượt qua một khóa huấn
luyện an toàn của cảnh sát, họ được phép mua và
sử dụng một súng ngắn mà không qua giám sát.
Cảnh sát New Zealand ước tính con số súng hiện
lưu thông cả hợp pháp và trái phép ở nước này
khoảng 1,2 triệu khẩu.
THIÊN ÂN
Triều Tiên dọa quay lưng
với ông Trump
Triều Tiên sẽ chỉ đồng ý tiếp tục đối thoại một khi Mỹ có các bước đi
tương xứng với các thay đổi mà Triều Tiên thực hiện.
ĐĂNGKHOA
H
ai tuần sau kỳ thượng
đỉnhMỹ-Triềukhông có
tuyên bố chung, ngày
15-3, Thứ trưởng Ngoại giao
CHDCND Triều Tiên Choe
Son-hui tuyên bố nước này
đang cân nhắc ngưng đàm
phán hạt nhân với Mỹ, hãng
tin
TASS
(Nga) đưa tin. Tuyên
bố này được bà Choe đưa ra
trong cuộc họp báo tại thủ đô
Bình Nhưỡng với sự tham
dự của nhiều nhà ngoại giao
và truyền thông nước ngoài.
Triều Tiên tuyên bố
cứng rắn
Bà Choe tuyên bố cứng rắn
rằng Triều Tiên không hề có
ý định sẽ nhân nhượng các
yêu cầu của Mỹ hoặc tiếp
tục thương lượng theo cách
Mỹ muốn. Triều Tiên sẽ chỉ
đồng ý tiếp tục đối thoại một
khi Mỹ có các bước đi tương
xứng với các thay đổimàTriều
Tiên thực hiện, như ngưng thử
tên lửa và hạt nhân trong 15
tháng qua.
Hãng tin
AP
(Mỹ) dẫn lời
bà Choe tại cuộc họp báo cho
biếtMỹ đã bỏ quamột “cơ hội
vàng” tại kỳ thượng đỉnh ởHà
Nội, đồng thời cảnh báo lãnh
đạo Triều Tiên Kim Jong-un
có thể sẽ suy nghĩ lại về việc
ngưng thử tên lửa và hạt nhân.
BàChoe chobiết lãnhđạoKim
sẽ sớm có thông báo chính
thức quan điểm của mình về
việc thử hạt nhân, tên lửa cũng
như đàm phán với Mỹ.
Phát ngôn của bà Choe có
thể có liên quan đến thái độ
tích cực, hy vọng của bà tại kỳ
thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Hà
Nộithángtrước.Đài
CNN
(Mỹ)
tuần trước dẫn một số nguồn
tin quan chức Mỹ cho biết tại
cuộc đàm phán này, bà Choe
rất tất bật qua lại giữa phía
lãnh đạo Kim với phái đoàn
Mỹ với một đề xuất phá hủy
toàn bộ khu phức hợp hạt
nhân Yongbyon để được dỡ
bỏ trừng phạt. Và theo
CNN
,
bà Choe và phía Triều Tiên đã
thất vọng khi ôngTrump quyết
định cắt ngắn thượng đỉnh và
bước ra khỏi bàn đàm phán.
Họp báo khuya 28-2 tại
Hà Nội sau khi thượng đỉnh
Mỹ-Triều kết thúc không có
tuyên bố chung, bà Choe cho
biết ông Kim có thể đã không
còn hăng hái theo đuổi một
thỏa thuận với Mỹ.
Thứ trưởng Ngoại
giao Triều Tiên
Choe Son-hui tại
cuộc họp báo cho
biết Mỹ đã bỏ qua
một “cơ hội vàng”
tại kỳ thượng đỉnh
ở Hà Nội.
Các chuyên gia nói gì về chủ trương
của Mỹ?
Theo nhà phân tích David Santoro, Giám đốc Chương
trình chính sách hạt nhân tại Pacific Forum - chuyên phân
tích chính trị, an ninh, diễn biến chiến lược ở khu vực Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương, Mỹ vẫn giữ chiến lược Triều Tiên
phải giải trừ hạt nhân trước, đồng thời khẳng định chiến
lược này sẽ không hiệu quả.
Không chỉ nhà phân tích Santoro mà nhiều chuyên gia
hạt nhân cũng cho rằng chủ trương này của Mỹ sẽ thất bại.
Nếu vẫn giữ quan điểm này, mọi cơ hội thuyết phục Triều
Tiên từ bỏ kho vũ khí hạt nhân sẽ không còn.
Theo chuyên gia hạt nhân Vipin Narang tại Viện Công
nghệ Massachusetts (Mỹ): “Nếu chúng ta không bỏ quan
điểm này, chúng ta sẽ không đi được tới đâu, sẽ không có
thỏa thuận nào nếu chúng ta cứ khăng khăng mọi thứ”.
Tổng thốngMỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên KimJong-un tại kỳ thượng đỉnh thứ hai
tại HàNội. Ảnh: REUTERS
Mỹ cũng không chịu
nhượng bộ
Theo trang tin
Vox
(Mỹ), ít
nhất hai lần trong các cuộc đối
thoại với TriềuTiên trong năm
qua, chính phủ Trump có vẻ
công nhận cách tiếp cận “từng
bướcmột”cócơhội thànhcông
lớn nhất.
cách tiếp cận từng bước.
Tuy nhiên, hơn một tuần
sau thượng đỉnh lần hai, ông
Biegun khẳng định Mỹ sẽ
không nhượng bộ Triều Tiên.
Mỹ muốn thấy Triều Tiên phá
hủy kho vũ khí hạt nhân trước
khi đề nghị các lợi ích về kinh
tế hoặc ngoại giao.
Ngày 14-3, tại TPNewYork
(Mỹ), ông Biegun kêu gọi các
thành viên Hội đồng Bảo an
Liên Hiệp Quốc thống nhất
trong việc làmáp lực lênTriều
Tiên để nước này từ bỏ vũ khí
hạt nhân.Traođổi với các thành
viên phái bộMỹ tại Liên Hiệp
Quốc, ông Biegun nhấn mạnh
tầm quan trọng của việc duy
trì và thực thi toàn diện trừng
phạt với Triều Tiên trong quá
trìnhhai bênđối thoại hạt nhân,
hãng tin
Bloomberg
(Mỹ) dẫn
lời một nhà ngoại giao có mặt
trong cuộc gặp này cho biết.
Theo
Vox
, với các phát ngôn
trong hai ngày 11 và 14-3, ông
Biegundườngnhưthayđổihoàn
toàn quan điểm. Ông Biegun
nói chính phủ Mỹ chưa bao
giờcó suynghĩ về cách tiếpcận
“từng bước” trong đầu. Thay
vào đó, ông Biegun nói tất cả
bốnđiểmcủa tiến trình “có liên
quan” với nhau, rằng trướcmắt
Triều Tiên phải cho thấy được
sựnghiêmtúc về chuyện chấm
dứt chương trìnhhạt nhân trước
khi được giảm nhẹ trừng phạt
kinh tế hoặc cải thiện quan hệ
Mỹ-Triều.
Chưa rõ tại sao quan điểm
của Mỹ lại thay đổi một cách
rõ ràng thế. Một trong những
giả thuyết chính làuy tíncủaCố
vấn an ninh quốc gia Mỹ John
Bolton, vốn cứng rắn về Triều
Tiên, đã tăng lên qua thời gian
thương lượng với Triều Tiên.
Tháng trước, báo
Washington
Post
(Mỹ)chobiếtcảôngBolton
vàNgoại trưởngMikePompeo
đều thể hiện sự không hài lòng
với hiệuquả tiếpcậnTriềuTiên
của ông Biegun.
SaukỳthượngđỉnhMỹ-Triều
khôngtuyênbốchung,ôngBolton
liên tục có các phát ngôn cứng
rắn với Triều Tiên. Mới nhất,
trả lời phỏngvấnđài
ABC
(Mỹ)
ngày 10-3, ôngBolton nói ông
Trump sẽ không mắc sai lầm
như các tổng thống Mỹ trước
là nhượng bộ trước với Triều
Tiên. Trước đó, trao đổi với đài
Fox New
(Mỹ) ngày 7-3, ông
Bolton nói ông Trump không
chấp nhận chuyện “Triều Tiên
muốn từ bỏ càng ít càng tốt vũ
khí hạt nhân và vũ khí sinh hóa
cũng như chương trình tên lửa
đạn đạo để có thể đổi lấy dỡ bỏ
trừng phạt quy mô lớn”.
Vox
nhậnđịnhMỹđãlậtngửa
chủtrương“cótấtcảhoặckhông
có gì” với TriềuTiên. Và trong
trườnghợpnày,đốithoạicónguy
cơ sẽ không còn. Vì vậy, tuyên
bố của Thứ trưởng Ngoại giao
TriềuTiên Choe Son-hui ngày
15-3 làkhôngcógì ngạcnhiên.•
Đất nước yên bìnhNewZealand vừa xảy ra thảmhọa
xả súng kinh hoàng nhất trong lịch sử. Ảnh: REUTERS
Tại Singapore, tháng6-2018,
hai lãnh đạoMỹ, Triều đồng ý
mộttiếntrìnhbốnđiểm,baogồm
cải thiện quan hệ hai nước và
giải trừhạt nhân.Tháng1-2018,
chỉ một tháng trước kỳ thượng
đỉnh thứhai, Đặc phái viênMỹ
về Triều Tiên Stephen Biegun
có nói chính phủ Mỹ sẽ theo
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook