057-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứBảy16-3-2019
ĐỨCMINH
B
ộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng cho hay
Trục liên thông văn bản quốc
gia có thể nói là “sản phẩm”
đầu tiên của chính phủ điện
tử xuyên quốc gia. Đến nay,
95/95 cơ quan ở trung ương
và địa phương đã hoàn thành
kết nối các hệ thống quản lý
văn bản và điều hành trên
Trục liên thông văn bản quốc
gia. Các phần mềm quản lý
văn bản của bộ, ngành, địa
phương đã được kết nối, liên
thông cả theo chiều dọc và
chiều ngang một cách thông
suốt và có tính hệ thống, văn
bản điện tử đươc gửi, nhận
nhanh chóng, an toàn giữa
các cơ quan nhà nước.
“Chỉ riêng một tháng đầu
năm có hơn 8.300 văn bản
gửi và gần 19.300 văn bản
nhận điện tử” - ông Dũng
thông tin thêm.
Chi phí 31 tỉ, tiết kiệm
hơn 1.200 tỉ mỗi năm
.
Phóng viên
: Tức là ngay
sau khi bấm nút gửi văn bản,
các địa chỉ “nơi nhận” sẽ nhận
được ngay lập tức, thưa ông?
+ Bộ trưởng
Mai Tiến
chi phí vận hành hệ thống
này không?
+Cách thức là doanh nghiệp
đầu tư hạ tầng, Nhà nước thuê
lại. Trục do Tập đoàn Bưu
chính-Viễn thông (VNPT) xây
dựng, còn phần mềm là của
Tập đoàn Công nghiệp-Viễn
thông (Viettel). Mỗi năm chi
phí thuê hạ tầng hết khoảng
31 tỉ đồng, trừ đi chi phí này
mỗi năm chúng ta tiết kiệm
được hơn 1.200 tỉ đồng như
tôi nói ở trên.
. Thưa Bộ trưởng, người
dân quan tâm họ sẽ được
hưởng lợi gì sau khi Trục
liên thông văn bản quốc gia
được vận hành?
Khi dịch vụ và thủ tục
hành chính công khai như
vậy rất thuận tiện cho người
dân. Nay mai sẽ có kho dữ
liệu quốc gia được quản lý
chung, không còn kho riêng
của bộ nào, không có “kho
ông, kho tôi”, giữ làm dữ liệu
riêng để “độc quyền”. Có hệ
thống như vậy thì không thể
giấu được gì.
Tạo áp lực mạnh
từ trên xuống
. Thưa Bộ trưởng, các bộ,
ngành, địa phương đón nhận
sự thay đổi này thế nào?
+Các bộ, ngành, địa phương
cũng rất quyết tâm dù có mức
độ khác nhau. Giờ quan trọng
nhất là phải tập huấn cho
cán bộ và tạo áp lực mạnh
từ trên xuống. Bên trên phải
hoàn toàn không ký tay nữa,
chứ nay ký/gửi điện tử, mai
ký tay thì không được. Văn
phòng Chính phủ bây giờ
không được ký “tươi” nữa,
hồ sơ giấy gửi lên lãnh đạo
sẽ trả về, phải quyết liệt như
vậy mới được.
Tôi cho rằng trong cải cách,
vai trò của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị rất quan trọng.
. Thực tế, nhiều cán bộ của
chúng ta vẫn muốn giữ thói
quen làm việc trên giấy. Theo
Bộ trưởng, giải pháp hữu hiệu
nào để khắc phục thực trạng
này, vì chính phủ 4.0 thì cán
bộ không thể là 0.4 được?
+ Đúng là có tình trạng đó
như bạn nói. Giờ muốn khắc
phục phải ban hành thể chế,
có quy định rõ ràng, cụ thể.
Cạnh đó phải tạo áp lực từ
trên xuống, đồng thời bên
trên gương mẫu làm trước
để bên dưới làm theo. Lãnh
đạo phải đi tiên phong, lãnh
đạo mà ký giấy thì cán bộ sẽ
không chịu trình văn bản điện
tử, ngược lại lãnh đạo xử lý
trên điện tử thì không cán bộ
nào dám trình văn bản giấy.
Tôi tin rằng lúc đầu có thể
vướng mắc nhưng học hỏi
dần dần, mỗi ngày học một
chút thì khó khăn bước đầu
cũng sẽ qua.
. Xin cám ơn Bộ trưởng về
cuộc trao đổi này.•
Thủ tướngNguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương Trục liên thông văn bản
quốc gia. Ảnh: TTXVN
Sau khi Thủ tướng dùng
chữ ký số để ký văn bản, văn
thư Văn phòng Chính phủ
bấm nút phát hành văn bản
thì ngay lập tức lãnh đạo các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng
cho hay đã nhận được ngay quyết định của Thủ tướng và
giao các cơ quan chức năng triển khai thực hiện.
Hình ảnh Thủ tướng dùng iPad để phê duyệt một đề án
trong buổi khai trương Trục liên thông văn bản quốc gia
hôm 12-3 là một hình ảnh ấn tượng. Và việc Thủ tướng
dùng chữ ký số để phê duyệt đề án Dịch vụ công quốc gia
cũng là một sự khích lệ lớn đối với công cuộc cải cách
hành chính nước nhà. Tính ra, như WB đã cho biết, Trục
liên thông văn bản quốc gia sẽ tiết kiệm được tới 1.200 tỉ
đồng/năm. Đây chính là bước tiếp nối cho những lợi ích
từ cải cách thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh mà
Chính phủ tiến hành từ đầu nhiệm kỳ.
Nên nhớ chỉ mới cắt giảm, mà chủ yếu là về mặt hình
thức, những điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên
ngành ở một mức độ nhất định thì hàng ngàn tỉ đồng,
hàng triệu ngày công đã được tiết kiệm cho cả nền kinh
tế. Thế mới thấy sự trì trệ trong tư duy, tính quan liêu thể
hiện qua trình tự giấy tờ, thủ tục cũng là một nguyên nhân
gây ảnh hưởng lớn đến nguồn lực phát triển của quốc gia.
Thật ra khi tiến hành xây dựng Trục liên thông văn bản
quốc gia, nhiều áp lực cũng đè nặng lên những người
mong muốn cải cách. Những âu lo về chi phí đầu tư,
những dấu hỏi về tư lợi hay những nghi ngờ về hiệu quả
không phải là không có. Nhưng rõ ràng, nếu sau khi Thủ
tướng dùng chữ ký số phê duyệt đề án và chỉ ít giây sau
lãnh đạo các tỉnh đã nhận được thì đó chính là biểu hiện
cho một sự công phá mãnh liệt vào một địa hạt khác.
Đó là cuộc công phá vào quan liêu, cửa quyền, trách
nhiệm thấp; công phá vào những thói xấu đã thành quán
tính trong các cơ quan hành chính như ngâm hồ sơ,
hoạnh họe, vòi vĩnh, tham nhũng vặt; công phá vào sự
trì trệ, chậm thay đổi của hệ thống công chức, viên chức
thừa hành.
Trục liên thông văn bản quốc gia có thể chưa phải là
một giải pháp toàn diện để thúc đẩy chính phủ điện tử hay
xa hơn là kinh tế số. Nhưng nếu không có sự khởi đầu này
thì chắc chắn sẽ không có dấu mốc cho cái gọi là cách
mạng 4.0 mà nhiều lãnh đạo cấp cao luôn đề cập.
Bởi với những công trình cụ thể mang tính công nghệ
hiện đại này thì những rào cản vô hình đối với tiến trình
cải cách mới có thuốc đặc trị. Lợi ích mang lại sau này
chắc không chỉ tính bằng những con số ngàn tỉ.
CHÂN LUẬN
Dũng
: Đúng vậy. Thời gian có
thể tính bằng giây chứ không
phải bằng phút. Nó giúp giảm
được rất nhiều khâu, nhiều thủ
tục, không phải chuẩn bị giấy
tờ, in, sao gửi. Bình thường
gửi một văn bản xuống địa
phương phải mất khoảng hai
ngày, chưa kể chi phí gửi văn
bản hỏa tốc. Giờ phát hành
trên mạng, những nơi liên
quan nhận được văn bản luôn,
nhanh hơn cả “hỏa tốc” mà
không mất chi phí. Văn bản
ký số được ban hành có giá
trị như văn bản ký “tươi” có
dấu đỏ. Và anh cũng không
thể nói anh không nhận được
giấy mời vì lưu vết hết.
Thống kê sơ bộ, hệ thống
này vận hành mỗi năm sẽ tiết
kiệm trên 1.200 tỉ đồng. Trong
đó, tiền photocopy, tiền giấy,
tiền mực, sao chụp, scan…
đã tiết kiệm được hơn 154
tỉ đồng; tiền bưu chính, gửi
văn bản hỏa tốc, chuyển phát
nhanh…tiết kiệmkhoảng 575
tỉ đồng. Chi phí thời gian,
tiết kiệm lao động khoảng
576 tỉ đồng.
Đó là chưa kể nhiều lợi
ích chưa thể cân đong, đo
đếm được, chẳng hạn tăng
tính công khai, minh bạch
và giảm tiêu cực.
. Bộ trưởng có thể tiết lộ
+ Bây giờ mới chỉ dừng
lại ở việc cơ quan nhà nước
gửi/nhận văn bản nhưng tiến
tới sẽ cung cấp các dịch vụ
công qua trục liên thông này.
Như hôm vừa rồi Thủ tướng
phát biểu chỉ đạo tới cuối quý
IV-2019 sẽ nâng trục này trở
thành trục liên thông tích hợp
với cổng dịch vụ công và thí
điểm ngay cho thủ tục cấp
đổi giấy phép lái xe. Sẽ làm
và công khai luôn, chẳng hạn
Bộ GTVT và Bộ Công an kết
nối dữ liệu rồi, hôm nay anh
vi phạm ở đâu, đi xe biển số
nào, bị giữ bằng hoặc bị tước
bằng thì tất cả được lưu giữ
trên nền điện tử hết.
“Bình thường gửi
một văn bản xuống
địa phương phải
mất khoảng hai
ngày, chưa kể chi
phí gửi văn bản hỏa
tốc. Giờ phát hành
trên mạng, những
nơi liên quan nhận
được văn bản luôn,
nhanh hơn cả “hỏa
tốc” mà không mất
chi phí.”
Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ
Mai Tiến Dũng
BộtrưởngMaiTiếnDũngthôngtin:Nếu
không có gì thay đổi, Chính phủ quyết
tâm từ ngày 30-6 phải triển khai được
hệ thống e-cabinet (hệ thống thông tin
phục vụhọp và xử lý công việc của Chính
phủ). Thay vì Văn phòng Chính phủ phi
giấy tờ như hiện nay, tiến tới chính phủ
phi giấy tờ. Hệ thống này sẽ được kết nối
với các thành viên Chính phủ.
“Chính phủ trước đây họp ba ngày thì
ứng dụng CNTT để giảm thời gian họp
chỉ còn một ngày, vì nội dung văn bản
đã thống nhất rồi, đưa ra Chính phủ biểu
quyết chỉ cần ấn nút thông qua, còn các
xung đột, tranh luận đã xử lý trên mạng
hếtrồi”-ngườiđứngđầuVănphòngChính
phủ chohay và dẫn chứngở Estonia, họp
các thành viên Chính phủ không quá 30
phút, có cuộc họp không đến nămphút,
đến họp chỉ ấn nút biểu quyết thôi.
“Chúng ta quen họp hành nhiều, giờ
phải giảmthời gianhọp, tăng cường việc
trao đổi liên thông điện tử” - ông Dũng
nói thêm và cho rằng điều này giúp tạo
ra sựminh bạch, công khai, rõ ràng, mọi
người đều có thể giám sát được.
“Thậm chí một văn bản được đem ra
lấy ý kiến các bộ, bộ nào chậm trễ hoặc
không trả lời sẽ bị chỉ đích danh ngay”-
ông dẫn chứng.
Dự kiến 30-6 sẽ có chính phủ phi giấy tờ
Lãnh đạo dừng ký “tươi”,
đóng dấu đỏ, chỉ ký điện tử
“Văn phòng Chính phủ bây giờ không được ký “tươi” nữa, hồ sơ giấy gửi lên lãnh đạo sẽ trả về,
phải quyết liệt như vậymới được” - ôngMai TiếnDũng.
Đột phámột cái đã lợi cảngàn tỉ
(Tiếp theo trang 1)
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook