085-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứNăm18-4-2019
PHƯƠNGMINH
C
ác hãng hàng không Việt Nam
(VN) ngày càng chịu chi tiền
khủng để mua sắm máy bay,
mở rộng quy mô đội bay. Động
thái này nhằm đáp ứng nhu cầu
khách hàng nhưng đồng thời cũng
gây sức ép lên hạ tầng hàng không
đang phát triển một cách không
tương ứng.
Ồ ạt mua máy bay
Vietnam Airlines vừa nhận chiếc
máy bay Airbus A350-900 thứ 14,
hoàn tất hợp đồng được ký từ năm
2007.Việc đầu tưmạnhmẽ dòngmáy
bayhiệnđại nhất thế giới củaVietnam
Airlines nhằmnâng cấp hạng dịch vụ
trên thế giới, đồng thời bổ sung cho
đội bay phục vụ các đường bay nội
địa và đặc biệt tuyến quốc tế.
Đến thời điểmnàyVietnamAirlines
đã sở hữu hơn 100 máy bay và dự
kiến trong năm nay, hãng bay nội
địa lớn nhất VN có thể nhận thêm17
chiếcA321 neo cùng ba chiếc B787.
Vietnam Airlines không phải là
hãng bay duy nhất trong cuộc đua
mua máy bay. Vào cuối tháng 2
vừa qua, tại hội nghị thượng đỉnh
Mỹ-Triều, bà Nguyễn Thị Phương
Thảo, Tổng Giám đốc VietJet và
ông KevinMcAllister, Chủ tịch Tập
đoàn Boeing, đã cùng ký kết hợp
đồng mua 100 máy bay với tổng trị
giá 12,7 tỉ USD. Những chiếc máy
bay đầu tiên của đơn hàng này sẽ
được giao vào quý IV-2019. Trước
đó, VietJet cũng đã kýmột hợp đồng
mua 100 máy bay.
Hiện tại, VietJet đang vận hành
64 máy bay và số lượng đội bay sẽ
tăng lên theo thỏa thuận hợp đồng.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo,
các đơn hàng mua máy bay nằm
trong chiến lược mở rộng mạng lưới
bay quốc tế và nội địa. Mặt khác,
VietJet chủ trương đầu tư đội máy
bay mới, hiện đại, đồng bộ và coi
đây là yếu tố then chốt trong chiến
lược phát triển lâu dài của hãng.
Bamboo Airways, hãng bay mới
nhất của VN, mới đây cũng đã ký
một hợp đồng mua 10 máy bay
Boeing 787-9 Dreamliner. Trước
đó không lâu, hãng bay này đã ký
mua 20 chiếc máy bay cùng loại.
Những máy bay đầu tiên sẽ được
phía Boeing bàn giao cho đối tác
VN từ quý III-2020.
ÔngTrịnhVănQuyết, TổngGiám
đốc BambooAirways, cho biết việc
gia tăng đội bay đến từ việc nghiên
cứu thị trường rất kỹ khi nhìn thấy số
lượng máy bay chưa đủ đáp ứng thị
trườnghàngkhông
VN. Đồng thời,
ông đặt thamvọng
sẽ đưa Bamboo
Airways trở thành
hãng hàng không
năm sao của thế
giới với tầm nhìn
phải vượt ra khỏi khu vực.
Nguồn tiền từ đâu
Câu hỏi được không ít người đặt
ra là các hãng bay ồ ạt mua máy
bay nhưng nguồn tài chính để thu
xếp cho các hợp đồng lên đến cả
chục tỉ USD từ đâu. Tổng Giám đốc
Bamboo Airways Trịnh Văn Quyết
cho biết nguồn tài chính mua máy
bay đến từ nguồn vốn tự có, ngoài
ra các tổ chức và định chế tài chính
cũng sẵn sàng tài trợ tới 80%. Trong
khi đó, ông Lưu Đức Khánh, Giám
đốc điều hành VietJet, cho biết thực
hiện đa dạng hóa các nguồn vốn đầu
tư để đảm bảo tài chính.
Tuy nhiên, trên thực tế, chính
nghiệp vụ “Sale and leaseback” mới
là yếu tố khiến các hãng hàng không
mạnh dạn ồ ạt đầu tư máy bay. Đây
là phương thức mua đi và bán lại,
sau đó thuê lại
chính các máy
baymới bán này.
ÔngKhánhgiải
thích, phương
thức bán và thuê
lại một mặt giúp
hãngcónguồnthu
lợi nhuận lớn, mặt khác giúp giảm
15%-20%chi phí thuê máy bay hoạt
động so với thị trường nhờmức độ tín
nhiệm cao của hãng hàng không và
số lượng máy bay thuê lớn. “Chúng
tôi không phải trả bất cứ khoản nợ
hay chi phí nào, ngoài tiền thuê máy
bay thông thường” - ông Khánh nói.
Những lời ông Khánh nói đã được
chứng minh trong báo cáo quý III-
Đại gia Việt chi tiền khủng
mua máy bay
Thị trường hàng không Việt Namđang phát triển nóng và xuất hiện nhiều dấu hiệu quá tải về hạ tầng.
2018, khi VietJet kiếm được khoản
doanh thu lớn từ nghiệp vụ “Sale and
leaseback”vớihơn3.700 tỉđồng, trong
khi cùng kỳ không có doanh thu này.
Cách làm này của VietJet không
quá xa lạ với Vietnam Airlines.
Cách đây vài năm, thị trường xôn
xao với việc hãng bay quốc gia bán
đi các máy bay A350 vừa mới đưa
vào khai thác. Khi đó, người phát
ngônVietnamAirlines đã giải thích,
hãng đang sử dụng nghiệp vụ xử lý
tài chính khá phổ biến trên thế giới
là bán và thuê lại.
Lo không có chỗ đậu
máy bay
Theo ông Lưu Đức Khánh, sự
quá tải hạ tầng chỉ ở vài sân bay
lớn, còn lại nhiều sân bay vẫn hoạt
động với công suất chưa cao. Hơn
nữa, các hợp đồng mua máy bay
của VietJet được giao trong thời
gian dài chứ không phải một thời
điểm nên không gây quá tải cục bộ.
Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến lo
ngại với việc các hãng bay ồ ạt
mở rộng đội bay cùng với việc
phục vụ cho các hãng bay quốc
tế sẽ gây sức ép lên hạ tầng hàng
không cực kỳ lớn. Tại tọa đàm
“Hàng không: Cơ hội, cạnh tranh
cùng phát triển” diễn ra ngày 11-4
vừa qua, ông Đỗ Đức Tú, đại diện
Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị (Bộ
KH&ĐT), khẳng định tăng trưởng
nóng của ngành hàng không đang
mang về những ảnh hưởng tích
cực lẫn tiêu cực.
“Sân bay Tân Sơn Nhất chính là
biểu hiện rõ ràng nhất của sự phát
triển nóng ngành hàng không. Nó
thể hiện không chỉ quá tải về nhà
ga, sân đỗ mà còn ở đường cất, hạ
cánh” - ông Tú nói.
Chính phủ cũng đã nhìn thấy sự
quá tải của hạ tầng hàng không nên
trong Quyết định 236 của Thủ tướng
đã phê duyệt nhu cầu vốn cho các
dự án hàng không thời gian tới lên
tới 227.800 tỉ đồng, tương đương
với 14,2 tỉ USD. Trong đó, sân bay
Long Thành được nhắc đến như là
điểm thu hút trở thành cảng trung
chuyển trong khu vực và giải tỏa áp
lực cho sự quá tải hạ tầng sân bay.•
Số lượng máy bay của
các hãng bay Việt đã
tăng hơn gấp ba lần, từ
60 chiếc năm 2008 lên
192 chiếc vào năm ngoái.
Hàng không Việt
Nam đang tăng
trưởng nóng
TheoCụcHàngkhôngVN, năm
2018, vận chuyển của các hãng
hàng không VN đạt trên 50 triệu
hành khách, tăng 14% và gần
400.000 tấn hàng hóa, tăng 26%
so với năm 2017. Số lượng máy
bay của cáchãngbayViệt đã tăng
hơn gấp ba lần từ 60 chiếc năm
2008 lên192 chiếc vàonăm2018.
Ngân hàng Thế giới (WB) ước
tính trong giai đoạn 2016-2021,
hàng không VN có tăng trưởng
kép ở mức 17,4%-20% trong khi
trung bình ASEAN là 6,1%. Tuy
nhiên,WB cũng lên tiếng khuyến
nghị rằng trước sự tăng trưởng
mạnh mẽ của hàng không VN
do sự bùng nổ nhu cầu đi lại
của người dân và sự gia nhập
ngày càng nhiều của các hãng
hàng không giá rẻ, VN cần phải
nhanh chóng mở rộng sân bay
và đường băng.
Tỉ phú Trần Bá Dương muốn chi hơn
1.000 tỉ mua cổ phiếu của bầu Đức
Theo thông tin từ Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM,
Công ty Ô tô Trường Hải (Thaco) của tỉ phú Trần Bá
Dương vừa đăng ký mua 69,7 triệu cổ phiếu Công ty Nông
nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã chứng khoán
HNG) của bầu Đức. Sau giao dịch, tỉ lệ sở hữu của Thaco
tại HNG sẽ từ 0% lên 7,86%. Nếu tính theo thị giá hiện
nay của cổ phiếu HNG là 15.000 đồng, số tiền Thaco dự
kiến bỏ ra hơn 1.052 tỉ đồng.
HNG vừa thông báo kế hoạch kinh doanh 2019 với mục
tiêu doanh thu 4.775 tỉ đồng và lợi nhuận trước thuế 103 tỉ
đồng. Doanh nghiệp này phấn đấu trong năm 2019 sẽ xuất
khẩu khoảng 300.000 tấn trái cây tươi, đến năm 2021 sẽ
đạt 1 triệu tấn.
Trước đó, ngày 24-3, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và
Thaco đã ký kết thêm phần phụ lục hợp đồng của thỏa thuận
hợp tác giữa hai bên. Thỏa thuận ban đầu được ký vào tháng
8-2018 với nội dung Thaco sẽ rót vào Hoàng Anh Gia Lai
7.800 tỉ đồng. Ngoài ra còn có khoản vay ưu đãi 14.000 tỉ
đồng, đưa tổng giá trị khoản hợp tác lên tới 20.000 tỉ đồng.
Thaco cho biết sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn với Hoàng
Anh Gia Lai trong lĩnh vực nông nghiệp, không chỉ xuất
khẩu trái cây tươi mà sẽ chế biến sâu, tạo ra các sản phẩm
đã qua chế biến rồi mới xuất khẩu.
H.GIANG
Loại thực phẩm không đạt chuẩn
ra khỏi hệ thống siêu thị
Ngày 17-4, Sở Công Thương TP.HCM đã tổ chức tọa đàm
“Chắp cánh hàng Việt”. Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám
đốc Sở Công Thương TP.HCM, cho biết chương trình “Chắp
cánh hàng Việt” giai đoạn 1 được triển khai ở kênh phân phối
hiện đại. Trong đó sẽ tập trung chuẩn hóa ngành hàng nông sản
thực phẩm tươi sống gồm rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm…
“Để nâng tầm hàng Việt thì phải chuẩn hóa, không chỉ đạt
chuẩn trong nước mà còn phải đạt cả những tiêu chuẩn thế
giới. Cụ thể, hàng hóa muốn đưa vào hệ thống phân phối hiện
đại phải hướng tới đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalG.A.P., cao
hơn là hữu cơ. Hệ thống phân phối, bán lẻ hiện đại cần gửi
thông điệp rõ ràng cho các nhà cung cấp hàng rằng phải đạt
được chuẩn như vậy mới được vào, nếu không thì từ chối,
không kinh doanh” - ông Hòa nhấn mạnh.
Đại diện Sở Công Thương TP.HCM cũng cho hay trước
đây nếu một nhà sản xuất cung cấp hàng không đúng
chuẩn và bị loại khỏi hệ thống bán lẻ A thì họ lại mang đến
hệ thống siêu thị B chào hàng sẽ được nhận. Nay nếu nhà
sản xuất vi phạm sẽ bị loại khỏi tất cả hệ thống phân phối
của TP.HCM chứ không còn tình trạng chỗ này chê nhưng
chỗ kia lại nhận.
TU UYÊN
Bamboo Airways, hãng baymới nhất của VN, mới đây đã kýmột hợp đồngmua 10máy bay Boeing 787-9Dreamliner.
Ảnh: HOÀNGGIANG
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook