085-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm18-4-2019
bởi thỏa mãn ba điều kiện theo Điều
22 BLHS 2015.
Thứ nhất, có hành vi trái pháp
luật của nạn nhân (tức đối tượng
Trung) đang xâm phạm đến sức
khỏe, tính mạng của bản thân
chị Hằng hoặc của người khác là
chồng chị. Thứ hai, hành vi trái
pháp luật của Trung đang xảy ra,
chưa chấm dứt thì luật cho phép
chị Hằng sử dụng các biện pháp
khác nhau mà chị thấy cần thiết
để ngăn chặn. Thứ ba, tính chất
hành vi việc Trung đang xâm hại
và chị Hằng đáp trả ngược lại
ngang bằng nhau.
Như vậy, vì Trung đã thực hiện
hành vi trái pháp luật, rất nguy
hiểm, giết chết người chồng và cố
ý truy sát mình nên chị Hằng có thể
sử dụng các biện pháp khác nhau
ngăn chặn hành vi của Trung bảo
vệ tính mạng mình.
CQĐT cần làm rõ khi chị Hằng
chém đến nhát thứ mấy thì Trung
không còn khả năng gây hại cho
chị nữa. Nếu quá trình giằng co chị
Hằng đã có vết chém khiến Trung
tử vong thì cho dù chị có chém
thêm đi chăng nữa thì Trung cũng
đã chết. Lúc này có cơ sở để xác
định chị Hằng PVCĐ. Nhưng nếu
ban đầu chị Hằng đã chém làm cho
Trung gục xuống nhưng sau đó tiếp
tục chém khiến Trung chết thì hành
vi của chị Hằng có dấu hiệu của
tội giết người trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh.
Tuy nhiên, theo ông Tài, xét toàn
bộ diễn biến của vụ án, cũng như
tính chất, mức độ nguy hiểm của
hành vi mà Trung gây ra thì không
thể đòi hỏi một người phụ nữ như
chị Hằng có thể xử lý bình tĩnh hơn.
Đặc biệt trong bối cảnh Trung đã
giết chết chồng và đang truy sát để
tước đoạt mạng sống của chị Hằng.
Vì thế CQĐT hoàn toàn có thể xác
định hành vi của chị Hằng là PVCĐ.
Luật sư Huỳnh Kim Ngân (Đoàn
Luật sư TP.HCM) phân tích thêm,
PVCĐ là hành vi chống trả lại một
cách cần thiết người có hành vi xâm
phạm lợi ích của mình và người
khác. Chị Hằng bị bóp cổ, sau đó
thoát ra rồi nhưng bị Trung cầm
dao đâm chém 16 nhát cho thấy đối
tượng quyết tâm tước đoạt mạng
sống của chị Hằng sau khi đã giết
chồng chị. Hung khí chị Hằng sử
dụng là con dao chị với được trong
lúc bị truy sát chứ không phải là
chuẩn bị trước. Khi chị Hằng chém
ngược lại thì đối tượng Trung vẫn
cầm dao truy sát chị, chứng tỏ đây
là sự đáp trả cần thiết.
Không bị coi là phạm tội
Đồng tình, TS Vũ Thị Thúy
(giảng viên Trường ĐH Luật
TP.HCM) cho rằng chị Hằng đã
PVCĐ và không phạm tội. Bởi
xét về các điều kiện làm phát
sinh quyền PVCĐ thì Trung đã
có hành vi đặc biệt nguy hiểm tấn
công vợ chồng chị Hằng. Trung
đã chuẩn bị phương án mang theo
hung khí đột nhập vào nhà, tấn
công lúc giữa đêm.
Thực tế, sau khi giết chết anh
MINHCHUNG
N
Pháp Luật TP.HCM
đã
thông tin, trong cuộc họp
báo của UBND tỉnh Long
An chiều 16-4, Đại tá Phạm Hữu
Châu, Phó Giám đốc công an tỉnh
này, đã thông tin kết quả điều tra
ban đầu vụ chị Nguyễn Thị Thúy
Hằng chém chết kẻ trộm Nguyễn
Thành Trung trong đêm, từng gây
xôn xao dư luận. Vụ án chưa có kết
luận điều tra, tuy nhiên với những
thông tin mà CQĐT cung cấp đến
thời điểm này thì nhiều chuyên
gia cho rằng hành vi của chị Hằng
được coi là phòng vệ chính đáng
(PVCĐ).
Là phòng vệ chính đáng
Theo ThSVõVăn Tài (giảng viên
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ kiểm sát TP.HCM), hành vi của
chị Hằng thuộc trường hợp PVCĐ
Hiện trường vụ án. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Người vợ chém
chết kẻ trộm:
Khả năng
không bị tội
Các chuyên gia cho rằng trong diễn tiến và
bối cảnh của vụ việc thì hành vi đáp trả của
người vợ là phù hợp và đúng luật.
Hội, Trung đã bóp cổ nhưng chị
Hằng thoát ra được nên tiếp tục
dùng dao đâm chị 16 vết thương.
Hành vi này có mục đích rất rõ
ràng là nhằm giết cả vợ chồng
chị Hằng. Khi chị Hằng vớ được
con dao phay để chống trả thì việc
tấn công của Trung vẫn đang tiếp
diễn. Như vậy chị Hằng đã thực
hiện hành vi của mình khi có đầy
đủ các điều kiện làm phát sinh
quyền PVCĐ.
Cạnh đó, việc chị Hằng chém
Trung là cần thiết để gạt bỏ sự tấn
công của Trung. Chị Hằng là phụ
nữ nên kể cả khi đã chụp được
tay cầm dao của Trung thì không
có gì đảm bảo rằng chị đã loại bỏ
được sự tấn công. Trong thế của
người bị tấn công khi chồng vừa
bị chém chết, với bản năng sống
của con người, bất kỳ ai rơi vào
hoàn cảnh của chị Hằng cũng hiểu
cách duy nhất để sống sót là phải
giết chết người đang tấn công
mình. Nếu chị Hằng không xử trí
kịp thời trong tình huống này, với
diễn biến của vụ án thì chắc chắn
chị sẽ bị Trung giết chết.
“Không những chị Hằng không
phạm tội mà tôi đánh giá cao sự
nhanh nhạy, mưu trí, can đảm và
dũng cảm của chị. Nếu không coi
đây là PVCĐ thì không ai dám
chống trả người phạm tội, tội phạm
sẽ ngày càng lộng hành, ngang tàng
và hung hãn. Khi đó, quy định về
PVCĐ tại Điều 22 BLHS 2015 chỉ
mang tính hình thức” - TS Thúy
nhấn mạnh. •
Theo thông tin từ Đại tá Phạm Hữu Châu, Phó Giám
đốc Công an tỉnh Long An, rạng sáng 11-3, Trung (ngụ
ấpThuận Bắc, xãThuậnThành, huyệnCầnGiuộc) đã đột
nhập vào nhà anh Võ Tấn Hội (ngụ cùng ấp). Chị Hằng
(vợ anh Hội) đang ngủ cùng con phát hiện tiếng động
quay sang thì thấy chồng đang giằng co với Trung. Sau
khi anh Hội bị Trung đâm tử vong, chị Hằng kháng cự
thì bịTrung bóp cổ.Trong lúc cố gắng thoát khỏi sự truy
sát của Trung, chị Hằng chụp được một con dao chặt
thịt chém nhiều nhát làm Trung chết tại chỗ.
Đại tá Châu cho biết qua quá trình điều tra, có thể xác
định Trung nợ anh Hội khoảng 60 triệu đồng tiền thua
bạc. Anh Hội nhiều lần đến gặp để đòi nợ và Trung hứa
sẽ trả cho anh vào ngày 11-3 và ngay rạng sáng hôm
đó, Trung đã đột nhập vào nhà anh Hội gây án. Đại tá
Châu khẳng định Trung có chuẩn bị dao Thái Lan, dao
phay, mặc áo khoác đen, chuẩn bị hai đôi găng tay đột
nhập vào nhà từ phía cửa sau chỉ cột dây hờ.
Theo biên bản giám định, sau khi đâm chết anh Hội,
TrungđãbópcổnhưngchịHằngthoátrađược.Trungtiếp
tục dùngdaoThái Lanđâmvào lưng và chị Hằng thoát ra
khỏi mùng chạy lên phía nhà trên và hai người đã chém
qua chém lại. Chị Hằng bị 16 vết thương với thương tích
35%,Trungbị 21vết thương. Đại táChâuchobiết côngan
tỉnh vẫn đang tiếp tục điều tra, đánh giá mức độ phòng
vệ của chị Hằng là chính đáng hay không.
Hai bên cùng bị nhiều vết thương
Nếu chị Hằng không xử
trí kịp thời trong tình
huống này, với diễn biến
của vụ án thì chắc chắn
chị sẽ bị đối tượng Trung
giết chết.
Ngày 17-4, TAND huyện Tây Hòa (Phú Yên) xử sơ thẩm
vụ tranh chấp hợp đồng lao động giữa nguyên đơn là 12
giáo viên và bị đơn là Phòng GD&ĐT huyện này. Đây là 12
trong số 51 giáo viên bị Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa ra
quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc vào năm 2017.
Trong đơn khởi kiện, các giáo viên cho rằng Phòng
GD&ĐT huyện ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động
không đúng luật. Các giáo viên yêu cầu tòa tuyên hủy
thông báo này, tiếp nhận trở lại làm việc. Ngoài ra, bị đơn
phải bồi thường các khoản thiệt hại từ ngày bị chấm dứt
hợp đồng lao động đến nay.
Trong khi phía bị đơn là trưởng Phòng GD&ĐT huyện
cho rằng việc ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối
với 51 giáo viên là do phải tuân theo quyết định của UBND
tỉnh về việc thu hồi tuyển dụng 100 lao động trong ngành
giáo dục của huyện Tây Hòa. Việc phải chấm dứt hợp đồng
lao động là vì tình hình học sinh trên địa bàn huyện giảm,
giáo viên bị thừa. Đến nay do không còn vị trí việc làm nên
Phòng GD&ĐT không thể nhận lại các giáo viên.
Trưởng phòng GD&ĐT huyện cũng xác nhận đã đến từng
nhà giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động vận động,
thương lượng hỗ trợ 72 triệu đồng đối với mỗi người có bằng
đại học. Với giáo viên có bằng cao đẳng thì sẽ hỗ trợ hơn 65
triệu đồng để các giáo viên này rút đơn khởi kiện. Theo bị
đơn, việc hỗ trợ này nhằm giúp các giáo viên tìm việc làm
mới nhưng tất cả giáo viên đều không chấp nhận.
Các luật sư bảo vệ cho 12 giáo viên cho rằng việc chấm
dứt hợp đồng từ ngày 5-9-2017 trong khi Phòng GD&ĐT
huyện ra thông báo trước 21 ngày là vi phạm nghiêm
trọng Bộ luật Lao động. Trước khi ra thông báo, Phòng
GD&ĐT huyện cũng không trao đổi với người lao động,
không thông báo với cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh.
Vì thế thông báo chấm dứt hợp đồng không có giá trị pháp
lý, vi phạm nghiêm trọng Bộ luật Lao động, ảnh hưởng
quyền và lợi ích của người lao động.
Theo các luật sư, Phòng GD&ĐT huyện còn vi phạm
nghiêm trọng khi chấm dứt hợp đồng đối với cô giáo
Ngô Thị Thu đang mang thai bốn tháng và cô giáo Trần
Thị Hiền đang nuôi con nhỏ bảy tháng tuổi. “Bộ luật Lao
động đã quy định rõ là không chấm dứt hợp đồng đối với
người đang mang thai và người đang nuôi con nhỏ dưới
12 tháng tuổi” - một luật sư dẫn chứng.
Đại diện VKSND huyện Tây Hòa đề nghị HĐXX tuyên
buộc Phòng GD&ĐT huyện bồi thường 72 triệu đồng đối
với mỗi giáo viên có bằng đại học, hơn 65 triệu đồng đối
với giáo viên có bằng cao đẳng vì đã chấm dứt hợp đồng
lao động không đúng luật. Tuy nhiên, VKS lại đề nghị
tòa tuyên không nhận hợp đồng lại đối với 12 giáo viên là
nguyên đơn trong vụ này.
HĐXX tuyên bố nghị án kéo dài và sẽ tuyên án vào
ngày 19-4.
TẤN LỘC
12 giáo viên yêu cầu phòng giáo dục nhận lại làm việc
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook