085-2019 - page 9

9
Hơn 7.000 tỉ đồng đầu
tư gần 36 kmVành đai 4
Nếu được thông qua chủ trương đầu tư, dự án có thể khởi công vào
quý III-2020 và hoàn thành vào quý I-2023.
PHANCƯỜNG
T
ổng Công ty Đầu tư phát
triển và quản lý dự án hạ
tầng giao thông Cửu Long
vừa trình nghiên cứu tiền khả
thi dự án thành phần đoạn Bến
Lức - Hiệp Phước thuộc đường
Vành đai 4 lên Bộ GTVT chờ
thông qua.
“Chúng tôi đã trìnhBộGTVT
về nghiên cứu tiền khả thi dự
án Vành đai 4 đoạn Bến Lức -
Hiệp Phước với tổng mức đầu
tư khoảng 7.075 tỉ đồng” - ông
Trần Văn Thi, Tổng Giám đốc
Tổng Công ty Đầu tư phát triển
và quản lý dự án hạ tầng giao
thông Cửu Long, trao đổi với
PV
Pháp Luật TP.HCM
ngày
17-4.
Theo ông Thi, nghiên cứu
tiền khả thi trên đưa ra hình
thức đầu tư dự án là PPP, hiện
Bộ GTVT chưa có phản hồi về
báo cáo của Tổng Công ty Cửu
Long. “Khi có thông tin từ Bộ
GTVT, chúng tôi sẽ thông báo
cho báo chí biết” - ông Thi nói.
Theo đó, dự án có điểmđầu ở
nút giao Bến Lức (gần nút giao
với đường cao tốc TP.HCM -
Trung Lương), điểm cuối kết
nối với khu quy hoạch cảng
Hiệp Phước (huyện Nhà Bè,
TP.HCM). Chiều dài toàn tuyến
khoảng 35,8 km, đi qua các địa
phương gồm tỉnh LongAn dài
32 km (huyện Bến Lức, Cần
Đước, CầnGiuộc), TP.HCMdài
3,8 km (đi qua huyện Nhà Bè).
Sau khi hoàn thành, tuyến
đường sẽ có
támlànxe cao
tốc, bốn làn
đường đô thị
và vỉa hè hai
bên, bề rộng
74,5 m. Trên
tuyếncó10cầu
vượt sông và
một cầu vượt nút giao tại nút
giao quốc lộ 1.
Nếu được thông qua chủ
trương đầu tư, dự án có thể
khởi công vào quý III-2020
và hoàn thành vào quý I-2023.
Theo phương án tài chính thì
dự án có thể hoàn vốn trong
vòng 19 năm bảy tháng.
Đây là dự án rất cần thiết
không chỉ để phát triển cảng
Hiệp Phước mà còn cả khu đô
thị Hiệp Phước ở TP.HCM.
Sau khi hình
thànhđườngVành
đai 4cùngvới dự
ánđườngVànhđai
3, đường cao tốc
Bến Lức - Long
Thành sẽ tạo sự
đồng bộ kết nối
giao thông liên
hoàn từmiềnTây vàoTP.HCM
và các tỉnh lân cận. Tuyến
đường có vai trò tiếp nhận và
giải tỏa lưu lượng giao thông,
hạn chế tình trạng ùn tắc giao
thông trên các tuyến đường nội
đô TP.HCM. Đồng thời, tuyến
đường cũng tạo điều kiện thuận
lợi kết nối khu vực ĐBSCL và
khu vực miền Đông Nam bộ
với khu cảng Hiệp Phước, cảng
Long An; góp phần thúc đẩy
lưu thông hàng hóa, tạo điều
kiện phát triển dịch vụ cảng.
Trước đó, trong buổi làmviệc
với TP.HCM cuối tuần trước,
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn
Văn Thể cho biết theo quy
hoạch TP.HCM có bốn đường
vành đai, đã và đang thi công
nhưng chưa khép kín (còn
khoảng 13 km). “Đường Vành
đai 3 và 4 là cực kỳ quan trọng,
nếu không sớm hình thành thì
giao thông TP sẽ vô cùng hỗn
độn, bởi không có đường vành
đai thì xe cộ phải chạy xuyên
tâm” - ông Thể phát biểu.•
Đi qua năm tỉnh, thành
Ngày 28-9-2011, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1698/
QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chi tiết đường Vành đai 4-TP.
HCM. Đường đi qua năm tỉnh, TP Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Dương, TP.HCM, Long An. Tổng chiều dài 197,6 km. Quy
mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6-8 làn xe, tôc đô
60-80 km/giơ.
Đường Vành đai 4 bắt đầu tại điểm giao với đường cao tốc
Biên Hòa - Vũng Tàu tại Km 40+000 (khu vực Phú Mỹ), hướng
về sân bay quốc tế LongThành, giao với cao tốc TP.HCM - Long
Thành - Dầu Giây, giao với quốc lộ 1A, cắt quốc lộ 22 tại Củ Chi,
qua thị trấn Bến Lức, giao cắt với đường cao tốcTP.HCM - Trung
Lương, điểm cuối nối với đường trục Bắc-Nam tại khu đô thị
cảng Hiệp Phước, TP.HCM.
Tuyến đường sẽ có
tám làn xe cao tốc,
bốn làn đường đô thị
và vỉa hè hai bên, bề
rộng 74,5 m…
Hơn 3.200 tỉ đồng nâng cấp
2 đoạn đường sắt
Vụ KH&CN (Bộ GTVT) cho biết Bộ GTVT vừa
phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng
cấp các công trình thiết yếu đường sắt đoạn Sài
Gòn - Nha Trang và Hà Nội - Vinh. Dự án có tổng
mức đầu tư 3.250 tỉ đồng và giao Ban quản lý dự án
đường sắt triển khai công tác lập báo cáo nghiên cứu
khả thi.
Hiện nay, Bộ GTVT đã phê duyệt đề cương dự
toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu
lựa chọn tư vấn khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu
khả thi, đánh giá tác động môi trường. Đối với
đoạn Hà Nội - Vinh đã phát hành hồ sơ mời thầu;
đoạn Sài Gòn - Nha Trang đang chuẩn bị phát
hành hồ sơ mời thầu lựa chọn tư vấn khảo sát, lập
báo cáo nghiên cứu khả thi, lập báo cáo đánh giá
tác động môi trường. Dự kiến Ban quản lý dự án
đường sắt sẽ hoàn thiện các thủ tục lập báo cáo
nghiên cứu khả thi, trình Bộ GTVT vào tháng 8
và 9-2019, bắt đầu thi công từ tháng 3 và tháng
4-2020 và hoàn thành trong năm 2021.
Được biết dự án cải tạo, nâng cấp các công trình
thiết yếu đường sắt đoạn Hà Nội - Vinh và Sài Gòn
- Nha Trang là một trong 14 dự án giao thông quan
trọng cấp bách được Ủy ban Thường vụ Quốc hội
quyết định thông qua phương án sử dụng 15.000 tỉ
đồng từ nguồn vốn dự phòng của kế hoạch đầu tư
công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn
2016-2020.
PHÚ PHONG
1.200 tỉ đồng mở rộng quốc lộ 1
nối Sóc Trăng - Hậu Giang
Ngày 17-4, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể
cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng có buổi
tiếp xúc cử tri ở phường 3, TP Sóc Trăng. Giải đáp
thắc mắc của cử tri về dự án mở rộng quốc lộ (QL) 1
qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng, Bộ trưởng Thể cho biết
Bộ GTVT đã kiến nghị Chính phủ và Bộ KH&ĐT
bố trí 1.200 tỉ đồng thực hiện dự án mở rộng QL1 từ
huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đến thị xã Ngã Bảy
(Hậu Giang) với bốn làn xe cơ giới và hai làn xe
thô sơ. Hiện đã bố trí 550 tỉ đồng thực hiện mở rộng
đoạn đường nói trên.
Riêng cầu Đại Ngãi, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh
đây là công trình đặc biệt quan trọng không chỉ
cho Sóc Trăng mà cả khu vực ĐBSCL. Khi cầu
Đại Ngãi hoàn thành, các tỉnh lân cận Sóc Trăng
đi TP.HCM có thể sẽ đi qua cầu Đại Ngãi qua
QL60 đến TP Mỹ Tho (Tiền Giang) và thẳng đến
TP.HCM. Điều đó giúp giảm tải cho QL1 hiện nay,
phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế-xã hội các
tỉnh vùng ĐBSCL.
“Chính phủ đã ủng hộ chủ trương xây dựng cầu
Đại Ngãi bằng nguồn vốn ODA. Phía Nhật Bản đã
bỏ ra 3 triệu USD (hơn 60 tỉ đồng) tiếp tục nghiên
cứu dự án cầu Đại Ngãi. Bộ GTVT đã trình Chính
phủ dự án cầu Đại Ngãi với tổng mức đầu tư hơn
8.000 tỉ đồng. Chính phủ đã đồng ý và giao cho
Bộ KH&ĐT làm đầu mối tham mưu cho Chính
phủ xúc tiến hiệp định với Nhật Bản để xây dựng
bằng vốn vay của Nhật Bản” - Bộ trưởng Thể
thông tin thêm.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thể cho biết hiện đã bố
trí 800 tỉ đồng nâng cấp tuyến Quản Lộ - Phụng
Hiệp, từ thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) đến TP
Cà Mau (Cà Mau). Trong năm nay sẽ khởi công
(thảm bê tông nhựa nóng dày, sửa chữa các
đường vào cầu đảm bảo kỹ thuật) và sẽ hoàn
thành trong năm 2020.
Một dự án khác có liên quan đến tỉnh Sóc Trăng,
Bộ GTVT đang trình Chính phủ vận động nguồn
vốn bên ngoài để xây dựng là cảng nước sâu Trần
Đề (Sóc Trăng). Cảng có thể đón tàu 100.000 tấn
vào (lớn gấp 10 lần cảng Cái Cui). Khi cảng Trần
Đề hoàn thành, toàn bộ hàng hóa của ĐBSCL sẽ qua
cảng này. Đồng thời thông qua cảng Trần Đề, khu
vực ven bờ biển của Sóc Trăng, Bạc Liêu… sẽ hình
thành nên khu, cụm công nghiệp gắn liền với cảng
biển lớn, sân bay Cần Thơ.
VIỆT LONG
Tiêu điểm
19
năm7 tháng là thời gian dự kiến
để hoàn vốn. Dự án có thể khởi
công vào quý III-2020 và hoàn
thành vào quý I-2023
Sau khi hoàn
thành, đường
Vành đai 4
sẽ tạo kết nối
giao thông liên
hoàn từmiền
Tây vào TP.HCM
và các tỉnh lân
cận. Ảnh: KC
Đoạn
đường 35,8
kmsẽ được
đầu tư
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook