085-2019 - page 7

7
Việc giámđịnh tử thi nên
giaomột đầumối
Cùngmột kết luận giámđịnh pháp y tâm thần
nhưng có hai cách hiểu khác nhau.
Trong hai ngày 16 và 17-4, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội
đã tổ chức đoàn giám sát việc thực hiện pháp luật về giám
định tư pháp trong tố tụng hình sự tại TP Cần Thơ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ nhiệm Ủy ban
Tư pháp, hoạt động giám định tư pháp ở một số lĩnh vực còn
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, đặc biệt là yêu cầu giải quyết
các vụ án kinh tế, tham nhũng.
Chồng chéo về giám định tử thi?
Báo cáo với đoàn giám sát, Phó Giám đốc Trung tâm Pháp y
TP Cần Thơ Thiều Quang Hùng cho biết trong công tác khám
nghiệm tử thi giữa pháp y Sở Y tế và pháp y của Phòng Kỹ
thuật hình sự, Công an TP Cần Thơ chưa rõ ràng, phụ thuộc
cơ quan trưng cầu. “Điều 12 Luật Giám định tư pháp quy định
ở cấp tỉnh vừa có trung tâm pháp y, đồng thời cũng quy định
Phòng Kỹ thuật hình sự có bác sĩ làm công tác giám định pháp
y tử thi. Điều này dẫn đến sự trùng lặp, chồng chéo nhất định
về chức năng, nhiệm vụ giữa hai lực lượng này” - ông Hùng
cho hay.
Ông Hùng kiến nghị Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tham
mưu đề xuất Quốc hội “xác định việc pháp y tử thi thuộc
ngành y tế hay ngành công an. Đề nghị lực lượng giám định
pháp y ở địa phương gộp thành một đầu mối, từ đó tập trung
đầu tư phát triển, tránh tình trạng đầu tư tràn lan gây lãng phí
con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị...”.
Ông Hồ Bảy, Giám đốc Trung tâm Pháp y TP Cần Thơ, cho
biết: “Trung tâm Pháp y và công an có quy chế phối hợp cách
nay 5-6 năm nhưng không tới đâu vì phối hợp theo giờ không
được, theo lĩnh vực không được, theo khu vực, ngày trực hay
quận/huyện cũng không được. Cuối cùng, cơ quan nào trưng
cầu ai thì người đó đi thôi”.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ Huỳnh Văn Nhanh
khẳng định chỉ chồng chéo trong lĩnh vực pháp y tử thi nên
chỉ điều chỉnh trong lĩnh vực này hoặc là giao trách nhiệm
cho công an hoặc là ngành y tế để tập trung đầu tư.
Hiểu khác nhau về hạn chế năng lực hành vi
Theo ông Thái Quang Hải, Phó Chánh an TAND TP Cần
Thơ, Thông tư 18/2015 của Bộ Y tế quy định quy trình giám
định pháp y tâm thần, kết luận có hai nội dung về mặt y học và
pháp luật. Trong đó, kết luận về mặt pháp luật có ba vấn đề là
mất năng lực hành vi, hạn chế năng lực hành vi và có năng lực
hành vi mà không nói rõ hành vi ở đây là dân sự hay hình sự.
“Từ đó dẫn tới việc khi nghiên cứu hồ sơ, có kết luận là hạn
chế năng lực điều khiển hành vi thì tòa vẫn xử. Ví dụ như tội
giết người, sau khi xử sơ thẩm thì có tòa (cấp cao) xử phúc
thẩm y án với nhận định hạn chế năng lực hành vi vẫn phải
chịu trách nhiệm hình sự. Nhưng có tòa (cấp cao) lại nhận định
hạn chế năng lực hành vi này không biết là có phải chịu trách
nhiệm hình sự hay không nên hủy án và nói rằng giám định này
chưa rõ, yêu cầu phải giám định lại. Như vậy là cùng một kết
luận nhưng có hai cách hiểu khác nhau” - ông Hải nói.
Ông Hải kiến nghị kết luận (giám định pháp y tâm thần)
phải nên rõ ràng hơn. Ví dụ, mất năng lực hành vi, ghi thêm,
có chịu trách nhiệm hình sự hay không (đối với vụ án hình
sự), chịu trách nhiệm dân sự hay không (đối với vụ án dân sự)
để dễ hiểu.
Đồng thời ông Hải cũng kiến nghị nên bổ sung thêm phần
giải thích từ ngữ trong Thông tư 18/2015 nêu trên. Cụ thể,
giải thích mất năng lực hành vi là mất năng lực hành vi gì,
hạn chế năng lực hành vi là hạn chế hành vi gì… để người
đọc dễ hiểu hơn.
NHẪN NAM
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứNăm18-4-2019
PHƯƠNG THÙY
Xâm hại trẻ em: Im lặng là tội
ác!”. Đó là thông điệp của luật
sư (LS) Trần Thị Ngọc Nữ (Chi
hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em
TP.HCM) tại buổi giám sát về công
tác phòng, chống bạo lực, xâm hại
trẻ em trên địa bàn quận 12 do Ban
Văn hóa - Xã hội HĐND TP.HCM
tổ chức vào sáng 17-4.
“Xử lý dâm ô mà đòi
dựng lại hiện trường!”
Theo LS Nữ, bà rất bức xúc trước
các vụ xâm hại trẻ em, nhất là vụ
có dấu hiệu dâm ô trẻ em trong
thang máy ở quận 4 (TP.HCM).
“Qua video cho thấy ông này đã
có hành vi hôn môi là không được
rồi, chưa cần nói đến những hành
động khác. Nếu là con cháu chúng
ta, cùng lắm chỉ hôn má, đằng này
ông ta lại ôm và hôn vào môi của
bé là không thể chấp nhận được, dù
có biện minh kiểu gì” - bà Nữ nói
về vụ ông Nguyễn Hữu Linh, cựu
viện phó VKSND TP Đà Nẵng, ôm
và ép hôn bé gái trong thang máy
chung cư Galaxy 9, quận 4.
Từ đó, LS Nữ đề nghị các gia đình
cần mạnh dạn lên tiếng tố cáo các
hành vi xâm hại trẻ em. “Im lặng
trong trường hợp này là tội ác!” - bà
Nữ nói.
Bà Nữ cũng cho biết việc theo
đuổi, xử lý các vụ xâm hại trẻ em
thường rất gian nan, thời gian kéo
dài, cha mẹ nạn nhân phải đi lại
nhiều lần. Do đó, để bảo vệ trẻ em
không bị ảnh hưởng tinh thần, quá
trình xử lý vụ việc, cơ quan công
an chỉ nên mời cha mẹ, không nên
mời các bé tới CQĐT mô tả đi mô tả
lại về vụ việc. Sở dĩ bà nói như thế
vì theo bà, vừa rồi mới xảy ra một
vụ việc dâm ô trẻ em ở một huyện,
phía công an yêu cầu dựng lại hiện
trường (tức mời bé đến để “dựng
lại” chứ không phải thực nghiệm
hiện trường, có người giả đóng thế
hay bằng người mô hình). “Xử lý
dâm ô trẻ em mà yêu cầu dựng lại
hiện trường!” - bà Nữ nói và không
đồng tình với yêu cầu này.
“Chắc 100% thì VKS mới
phê chuẩn khởi tố”
Thượng tá Nguyễn Quốc Hải,
Phó Trưởng Công an quận 12,
cho rằng việc xử lý một số vụ
việc xâm hại trẻ em thường diễn
ra kéo dài, không nhanh chóng
như mong đợi của người dân.
“Khó khăn trong xử lý các vụ án
là thường chỉ có lời khai của các
bé, không có người làm chứng,
không có camera, hình ảnh để
chứng minh tội phạm. Hai vụ
gần đây, sau khi xảy ra việc xâm
hại thì không tố cáo, đến lúc có
thai nạn nhân mới đi tố cáo. Lúc
này đối tượng không còn ở địa
phương và không rõ ở phương trời
nào, công an quận đang truy tìm.
Công an quận đang bảo quản mẫu
ADN, nếu tìm được đối tượng và
khớp về mẫu ADN thì mới khởi
tố được, còn không thì chỉ có lời
khai của người tố cáo, cũng rất
khó xử lý” - ông Hải nói.
Ông Hải cho rằng trong tố tụng,
khi chắc chắn 100% VKS mới phê
chuẩn quyết định khởi tố vụ án, còn
95% thì VKS cũng không đồng ý.
Quan điểm của VKS là thà bỏ sót
còn hơn bắt oan.
Trước đó, báo cáo tại buổi giám sát,
ông Nguyễn Văn Ngỡi, Phó Trưởng
phòng LĐ-TB&XH quận 12, cho biết
vừa qua trên địa bàn quận đã xảy ra
một số trường hợp trẻ bị bạo hành,
bạo lực, xâm hại. Năm 2018, quận
xảy ra tám vụ bạo lực, xâm hại trẻ
em và ba vụ trẻ em vi phạm pháp
luật. Trong quý I-2019, quận tiếp tục
xảy ra hai vụ giao cấu trẻ em, một
vụ hành hạ trẻ em. Công an quận
đã chuyển hồ sơ khởi tố một trường
hợp giao cấu, hai trường hợp còn lại
đang xác minh, làm rõ.
Phát biểu tại buổi giám sát, Trưởng
banVăn hóa - Xã hội HĐNDTP.HCM
Thi Thị Tuyết Nhung đề nghị quận
12 chú trọng tuyên truyền về công
tác phòng, chống bạo lực, xâm hại
trẻ em tại các khu nhà trọ, nơi có
nhiều công nhân, người nhập cư
sinh sống. Bà Nhung cũng đề nghị
quận 12 cần quan tâm đến nhóm
trẻ ở các cơ sở mầm non tư thục để
đảm bảo các bé được quyền sống
an toàn, vui vẻ.•
“Xâm hại trẻ em:
Im lặng là tội ác!”
Luật sư TrầnThị Ngọc Nữ đề nghị phụ huynh cầnmạnh dạn
lên tiếng tố cáo các hành vi xâmhại trẻ emvì “im lặng trong
trường hợp này là tội ác”.
Quang cảnh buổi giámsát về phòng, chống bạo lực, xâmhại trẻ emtrên địa bàn
quận 12, TP.HCM. Ảnh: BTL
“Nếu là con cháu
chúng ta, cùng lắm chỉ
hôn má, đằng này ông
ta lại ôm và hôn vào
môi của bé là không
thể chấp nhận được, dù
có biện minh kiểu gì.”
Luật sư
Nữ
nói về vụ
ông Nguyễn Hữu Linh
Phó Chủ nhiệmỦy ban Tư phápNguyễnMạnh Cường dẫn đầu đoàn
giámsát hai ngày 16 và 17-4 tại TP Cần Thơ. Ảnh: NN
Thầy giáo thừa nhận dâm ô năm học sinh lớp 1
Chiều 17-4, UBND huyện HàmTân (BìnhThuận) đã có văn bản thông báo
ban đầu về vụ dâm ô học sinh tại Trường Tiểu học TX.
Cụ thể, vào ngày 12-4, cô giáo tổ trưởng tổ 1 của trường có nghe phụ
huynh học sinh phản ánh và nhận đơn tố giác của phụ huynh học sinh
việc thầy giáo H. có hành vi sờ vào vùng kín của con mình…
Từ ngày 13 đến 16-4, ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành xác minh
thông tin từ học sinh các lớp; họp, làm việc với gia đình phụ huynh và giáo
viên vi phạm. Qua làm việc, giáo viên H. đã thừa nhận hành vi của mình
(có biên bản riêng). Bước đầu xác định giáo viên H. đã có hành vi sờ vào
vùng kín của năm học sinh nữ, trong đó có hai em đã thực hiện nhiều lần.
Theo UBND huyện Hàm Tân, đây là vụ việc nghiêm trọng, có dấu hiệu
phạm pháp hình sự nên cần xử lý nghiêm minh. Các cơ quan chức năng
vào cuộc xử lý phải phối hợp đồng bộ, kịp thời, đúng pháp luật; đồng thời
cơ quan chức năng cần giữ bí mật thông tin danh tính, hình ảnh đối với học
sinh bị xâm hại…UBND huyện này đã yêu cầu nhà trường chuyển toàn bộ
tài liệu, hồ sơ ban đầu cho công an huyện điều tra, xử lý nghiêm.
PHƯƠNG NAM
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook