085-2019 - page 13

13
HÀPHƯỢNG
G
ần đây liên tiếp xảy
ra nhiều vụ bạo lực
học đường (BLHĐ) ở
một số cơ sở giáo dục với
tính chất và mức độ nghiêm
trọng, làm ảnh hưởng đến
thể chất, tinh thần học sinh
(HS), môi trường giáo dục
và gây lo lắng, bức xúc trong
dư luận xã hội.
Sáng 17-4, gần 20.000 đại
biểu tại hơn 63 điểm cầu đã
tham gia hội nghị trực tuyến
toàn quốc về đảm bảo an toàn
trường học và phòng, chống
BLHĐdoBộGD&ĐTtổchức.
Bạo lực học đường
vẫn gia tăng
Theo Bộ trưởng Phùng
Xuân Nhạ, công tác phòng,
chống BLHĐ thời gian qua
đã được quan tâm. Riêng Bộ
GD&ĐT cũng đã có nhiều
văn bản chỉ đạo về vấn đề
này. Tuy nhiên, BLHĐ vẫn
gia tăng và đang có xu hướng
lan rộng.
Bộ trưởng cho rằng phòng,
chống BLHĐ là trách nhiệm
của lãnh đạo các nhà trường,
bao gồm cả hiệu trưởng,
hiệu phó, tổng phụ trách và
trách nhiệm của giáo viên
chủ nhiệm... “Những người
này có vai trò lớn trong việc
tìm ra các giải pháp phòng,
chống bạo lực. Không phải
là phong trào mà đi vào hoạt
động chuyên môn, không
nghiêng về chống mà chú
trọng đến phòng ngừa” - bộ
trưởng nói.
Chia sẻ kinh nghiệm từ sự
việc nữ sinh bị đánh hội đồng
tại địa phương đang quản lý,
ông Nguyễn Văn Phê, Giám
đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hưng
Yên, phát biểu vụ việc xảy
ra tại một trường THCS của
HưngYên là trường hợp đáng
tiếc, cá biệt. Tỉnh đã có chỉ
đạo kịp thời, quyết liệt xử
lý nghiêm để làm gương.
Ngày 7-4, ngành giáo dục
Hưng Yên đã tổ chức hội
nghị trực tuyến toàn ngành
về công tác phòng, chống
BLHĐ với hơn 16.000 cán
bộ, giáo viên, nhân viên tại
gần 600 điểm cầu. Sau khi
tổ chức họp trực tuyến đến
từng thầy cô mới thấy mặc
dù Sở đã triển khai đến tận
cán bộ quản lý nhưng một số
cán bộ triển khai tại đơn vị
mình còn hời hợt nên giáo
viên chưa nắm chắc, từ đó
xử lý các vụ việc chưa được
hiệu quả như mong muốn.
“Qua hội nghị trực tuyến
đến từng giáo viên có sự trao
đổi, chia sẻ trực tiếp nên việc
học tập kinh nghiệm đạt hiệu
quả rất cao. Các thầy cô chủ
nhiệm phải là điểm tựa của
HS, phải là người tin cậy
nhất để các em chia sẻ các
vấn đề khó khăn trong cuộc
sống, học tập; là cầu nối
giữa HS và gia đình, giữa
HS với đội ngũ thầy cô trong
nhà trường với lãnh đạo nhà
trường, với các tổ chức trong
nhà trường. Và là người gần
gũi nhất, phân tích giúp HS,
cùng HS đẩy lùi các tệ nạn xã
hội ra xa trường học” - ông
Nguyễn Văn Phê trao đổi.
Cha mẹ cùng
tham gia chống
bạo lực học đường
Nêu biện pháp giải quyết
BLHĐ, ông Lê Văn Quý,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh
Điện Biên, nhìn nhận đây
không phải và không thể chỉ
là công việc của ngành giáo
dục mà là của toàn hệ thống
chính trị, toàn xã hội, trong
đó vai trò của ngành giáo
dục là quan trọng.
Ông Quý cũng cho rằng
cần tăng cường việc quản lý
HS ở cả gia đình, nhà trường
và xã hội; tập huấn cho phụ
huynh về cách xử lý khi có
vấn đề xảy ra; tăng cường
lồng ghép, tích hợp giáo dục
phòng, chống, đảm bảo an
ninh và an toàn trường học
trong nội dung chính khóa và
hoạt động ngoài giờ lên lớp;
Bộ GD&ĐT cần đề nghị Bộ
TT&TT có giải pháp gỡ bỏ
các clip, phim ảnh độc hại
trên Internet…
Trao đổi tại hội nghị, PGS-
TS tâm lý học Trần Thành
Nam, Trường ĐH Giáo dục,
ĐH Quốc gia Hà Nội, cho
rằng tình trạng BLHĐ diễn
ra ở nhiều quốc gia, không
riêng Việt Nam.
Ông đưa ra con số do
UNESCO cung cấp khi hằng
năm có 246 triệu trẻ em và vị
thành niên trên toàn thế giới
là nạn nhân của BLHĐ. Trong
đó ở Việt Nam có khoảng
22% trẻ 13-15 tuổi tham gia
các cuộc ẩu đả, con số này
ở nhiều nước là 30%-40%.
Nhiều quốc gia đã có các
giải phápphòng, chốngBLHĐ
và xây dựng môi trường học
đường an toàn. Trong đó các
giải pháp phòng ngừa đa
dạng, như nâng cao tư duy
phản biện cho HS, nâng cao
giá trị tự trọng cho HS để hạn
chế hành vi bạo lực, tổ chức
cho cha mẹ HS cùng tham
gia các chương trình giáo
dục kỹ năng giúp trẻ phòng
vệ, tổ chức các chương trình
can thiệp tập trung cho các
nhóm HS có nguy cơ cao sử
dụng bạo lực...
Ông Trần Thành Nam cho
rằng đó là những kinh nghiệm
quốc tế mà Việt Nam nên
tham khảo, học hỏi để xây
dựng những giải pháp thiết
thực hơn.•
Theo Bộ trưởng
Phùng Xuân
Nhạ, công tác
phòng chống
BLHĐ là trách
nhiệmcủa lãnh
đạo các nhà
trường, bao
gồmcả hiệu
trưởng, hiệu
phó, tổng phụ
trách và trách
nhiệmcủa
giáo viên chủ
nhiệm…
Ảnh:
HÀ PHƯỢNG
Thiết lập đường dây nóng
phát hiện, xử lý nhanh BLHĐ
Bộđãbanhànhđến25vănbảnvềphòng,chốngBLHĐ.Mới
nhất, ngày 16-4, bộ trưởng BộGD&ĐT có chỉ thị về việc tăng
cường giải pháp phòng, chống BLHĐ trong cơ sở giáo dục.
Trong đó có việc thiết lập đường dây nóng phát hiện, xử
lý nhanh các vụ việc xảy ra, rà soát, có giải pháp giúp đỡ,
hỗ trợ HS đặc biệt, ngăn ngừa từ xa tình trạng bắt nạt và bị
bắt nạt, thực hiện cam kết giữa các gia đình với nhà trường
trong việc phối hợp ngăn ngừa tình trạng BLHĐ.
Ông
BÙI VĂN LINH
,
Phó Vụ trưởng Vụ Công tác HS sinh viên, Bộ GD&ĐT
“Giải pháp căn cơ
là phòng, chống
thông qua những
mô hình, điển hình,
nêu gương theo tinh
thần lấy cái đẹp dẹp
cái xấu.”
Bộ trưởng
PhùngXuânNhạ
Bộ Công an trả 25 thí sinh được
nâng điểm về Sơn La
Ngày 17-4, ông Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng
phòng Tổng hợp, Cục Đào tạo (Bộ Công an), cho
biết Cục đã nhận danh sách thí sinh được nâng
điểm thi THPT quốc gia năm 2018 từ Sở GD&ĐT
tỉnh Sơn La. Hiện Cục đã chuyển danh sách về
trường trực thuộc và bàn giao 25 thí sinh về đơn
vị sơ tuyển tại Sơn La để làm thủ tục trả về gia
đình quản lý.
Trong số 25 thí sinh Sơn La bị trả về có bảy thí
sinh trúng tuyển Học viện An ninh nhân dân, 16
thí sinh đỗ vào Học viện Cảnh sát nhân dân và
hai thí sinh vào ĐH Phòng cháy chữa cháy. Ngoài
thí sinh lớp 12 dự thi, trong số này còn có một số
em đang thực hiện nghĩa vụ.
Ông Cường thông tin thêm, theo quy chế thi
THPT quốc gia do Bộ GD&ĐT ban hành, những
thí sinh liên quan gian lận vẫn được tham dự kỳ
thi THPT quốc gia năm 2019. Tuy nhiên, việc
25 thí sinh nêu trên có được tham gia đăng ký sơ
tuyển vào các trường công an hay không thì Bộ
Công an phải xem xét vì còn phải tính đến các
yếu tố khác như phẩm chất chính trị, đạo đức.
Trước đó, Bộ Công an cũng đã bàn giao 28
thí sinh trúng tuyển vào các trường Học viện An
ninh, Học viện Cảnh sát và ĐH Phòng cháy chữa
cháy được xác định liên quan gian lận điểm thi về
đơn vị sơ tuyển tại Hòa Bình để xử lý theo quy
định.
HÀ PHƯỢNG
Suýt nguy kịchvì uống
thuốc cònnguyênvỏ
Ngày 17-4, thông tin từ BV ĐH Y Hà Nội cho
biết trung tâm nội soi của BV vừa thực hiện thành
công ca nội soi thực quản gắp dị vật cả thuốc lẫn
vỏ thuốc Tây cho bệnh nhân là ông LKL (61 tuổi,
ngụ Hà Nội).
Trước đó, ông L. nhập BV trong tình trạng khó
chịu, đau vùng cổ trên hõm ức. Người nhà ông
L. cho biết sau bữa tối ông lấy ra một nắm thuốc
mua ở nhà thuốc gần nhà ra uống, không may
trong đó có một viên chưa tách khỏi vỉ nhựa. Một
tiếng sau, ông L. thấy xuất hiện triệu chứng như
trên nên được đưa vào BV.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ (BS) nghi ngờ
bệnh nhân có dị vật đường thực quản nên đã chỉ
định xét nghiệm, chụp X-quang tim phổi nhưng
không thấy hình ảnh phản quang. Nội soi tai mũi
họng cũng không phát hiện dị vật. Sau khi nội soi
dạ dày thực quản mới thấy ở 1/3 đoạn thực quản
phía trên có dị vật là đoạn cả thuốc lẫn vỏ thuốc.
Các BS tiến hành gắp dị vật bằng kìm cá sấu.
Sau thủ thuật bệnh nhân đã hết đau, cổ họng
không còn vướng, được về nhà ngay sau đó. Theo
các BS, nếu mảnh vỉ thuốc không được lấy ra
kịp thời, các góc cạnh nhọn của nó có thể gây
tổn thương đâm thủng thực quản, gây ra các vết
xước, chảy máu tại các vị trí mà nó tiếp xúc. Do
đó khi uống thuốc (đặc biệt là người già, trẻ em),
cần phải có sự giám sát cẩn thận, tránh trường
hợp không may như bệnh nhân L.
HX
Hình ảnh nội soi thấy rõmảnh vỉ thuốc trong thực quản
bệnh nhân. Ảnh: Suckhoedoisong
Đời sống xã hội -
ThứNăm18-4-2019
Bạolựchọcđường:Phải
lấy cái đẹp dẹp cái xấu
Bạo lực học đường cần được phòng trước, chống saumới đạt hiệu quả.
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook