087-2019 - page 4

4
Thời sự -
ThứBảy20-4-2019
TÁ LÂM
S
áng 19-4, Thành ủy
TP.HCM đã tổ chức
hội nghị sơ kết ba năm
thực hiện Nghị quyết 39-
NQ/TƯ, một năm thực hiện
Thông báo 30-TB/TW và
Kết luận 17 của Bộ Chính trị
về tình hình thực hiện biên
chế, tinh giản biên chế của
các tổ chức trong hệ thống
chính trị năm 2015-2016;
mục tiêu, nhiệm vụ, giải
pháp giai đoạn 2017-2021.
Giảm ít và thiếu
cán bộ giỏi
Báo cáo tại hội nghị, ông
Nguyễn Hồ Hải, Trưởng ban
Tổ chức Thành ủy TP.HCM,
cho biết tính đến cuối tháng
6-2018, sau ba năm TP tinh
giản được 472 biên chế.
Trong đó có 93 công chức,
170 viên chức và 142 hợp
đồng theo Nghị định 68,
khối đảng và đoàn thể là
67 biên chế.
Ông Hải cho rằng vẫn
còn những hạn chế như số
lượng biên chế thực tế còn
khá cao so với số biên chế
của Trung ương giao. “Tuy
có quyết liệt trong việc tinh
giản biên chế nhưng chưa
tổ chức bộ máy, nhân sự sẽ
có khó khăn, ảnh hưởng đến
hoạt động của đơn vị.
Vượt qua quan hệ
Về kế hoạch trong thời
gian tới, ông Hải cho biết
TP sẽ rà soát, sắp xếp lại tổ
chức bộ máy các cơ quan
đảng, HĐND, UBND, các
cơ quan hành chính, đơn vị
sự nghiệp, MTTQ và các tổ
chức chính trị-xã hội các cấp
để đảm bảo tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, phù
hợp với chức năng, nhiệm
vụ, giảm bớt khâu trung
gian, giảm thiểu sự chồng
chéo. TP cũng sẽ giải thể,
sắp xếp, tổ chức lại các
cơ quan, đơn vị hoạt động
không hiệu quả.
TP.HCM cũng sẽ triển
khai đề án sắp xếp lại tổ
dân phố, ấp, tổ nhân dân; thí
điểm mô hình trưởng Ban
Dân vận Quận ủy, Huyện
là TP.HCM rất khó. Rất
mong Trung ương xem xét
cho TP cơ chế đặc thù trong
sử dụng con người” - ông
Quang nói.
Để triển khai hiệu quả việc
tinh giản biên chế trong thời
gian tới, ông Quang cho rằng
trong việc tinh giản biên chế
cần vượt qua chuyện gửi
gắm, nhờ vả, các mối quan
hệ tình cảm, quen biết… để
sắp xếp lại bộ máy vì lợi ích
chung. Ông cũng đề nghị các
cấp ủy đảng cần phải bố trí
cán bộ đúng người, đúng
việc. Xây dựng ý thức cán
bộ trong việc tinh giản biên
chế, nâng cao chất lượng
đào tạo cán bộ.
Xã hội hóa
dịch vụ công,
không cần biên chế
Phát biểu tại hội nghị, ông
Mai Văn Chính, Phó Trưởng
ban Tổ chức Trung ương,
cho rằng khối nhà nước,
chính quyền triển khai tinh
giản biên chế còn chậm, chỉ
mới có kết quả bước đầu.
“Nếu so với con số thực tế
sử dụng thì có giảm nhưng
vẫn chưa đạt so với chỉ tiêu
giao của Bộ Nội vụ. Lý do
là số giao của TP luôn cao
hơn số giao của Bộ Nội vụ.
Tôi đề nghị TP và Bộ Nội
vụ nên ngồi lại với nhau
để có sự thống nhất” - ông
Chính nói.
Từ đó, ông Chính đề nghị
TP cần rà soát lại chức năng
nhiệm vụ, mối quan hệ công
tác, cái nào có chồng chéo
thì phải điều chỉnh. Cơ quan
phải có kế hoạch công việc
hằng năm, định kỳ hằng quý,
hằng năm phải có đánh giá,
từ đó mới tính ra được định
mức lao động. “Tôi nhìn
nhận đây cũng là việc khó,
nên triển khai mà chưa đạt
mục đích yêu cầu đề ra” -
ông Chính nói.
Ngoài ra, ông Chính cũng
lưu ý TP.HCM cần tiếp tục
thực hiện chủ trương đổi mới
cơ chế hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập, đẩy
mạnh xã hội hóa các đơn
vị sự nghiệp dịch vụ công
với quyết tâm cao hơn, đổi
mới mạnh mẽ, đồng bộ toàn
diện, hướng đến mục tiêu
năm 2021 tinh gọn bộ máy,
thực hiện hiệu quả, phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ.•
Ông Trần LưuQuang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM, phát biểu tại hội nghị. Ảnh: TÁ LÂM
đạt yêu cầu vì TP là một đô
thị đặc biệt với khối lượng
công việc rất lớn. Vì vậy để
tinh giản biên chế thì phải
gắn với ứng dụng công nghệ
thông tin. Việc này cần có
lộ trình thực hiện” - ông
Hải nói.
Một hạn chế khác mà ông
Hải nêu ra là vẫn còn một
số cấp ủy lúng túng trong
tổ chức thực hiện tinh giản
biên chế, chưa chú trọng
đúng mức đến việc cơ cấu
lại đội ngũ cán bộ. “Công
tác tạo nguồn cán bộ trẻ đưa
vào quy hoạch chưa nhiều,
thiếu chính sách khuyến khích
thu hút cán bộ trẻ vào làm
việc trong hệ thống chính trị
dẫn đến tình trạng xin nghỉ
việc của đội ngũ cán bộ trẻ
có chiều hướng tăng” - ông
Hải nói và cho rằng cơ cấu
đội ngũ cán bộ còn mất cân
đối, thiếu đồng bộ, chưa
hợp lý, thiếu cán bộ lãnh
đạo quản lý giỏi, cán bộ có
trình độ cao, có khả năng dự
báo, xử lý tốt những vấn đề
phức tạp nảy sinh.
Về nguyên nhân hạn chế,
ông Hải đưa ra nhiều nguyên
nhân, trong đó nhấn mạnh
đến một số đơn vị có tâm lý
muốn duy trì bộ máy như
hiện trạng, sợ sắp xếp lại
ủy đồng thời chủ tịch Ủy
ban MTTQ Việt Nam quận,
huyện; mô hình trưởng Ban
Tổ chức Quận ủy, Huyện ủy
đồng thời trưởng Phòng Nội
vụ quận, huyện ở những nơi
có đủ đều kiện.
Phát biểu tại hội nghị,
ông Trần Lưu Quang, Phó
Bí thư Thường trực Thành
ủy TP.HCM, cho biết trong
vấn đề tinh giản biên chế
“anh em phải đối mặt với
áp lực rất lớn”.
Lý giải điều này, ôngQuang
cho biết bình quân mỗi năm
dân số và người lưu trú ở
TP.HCM tăng khoảng 1 triệu
người. Nhiều xã, phường,
thị trấn có mật độ dân số rất
cao và tập trung. Điển hình
như ở phường Bình Hưng
Hòa (quận Bình Tân) có
hơn 146.000 dân, xã Vĩnh
Lộc A (huyện Bình Chánh)
có hơn 160.000 dân. “Nếu
giảm nhân sự nữa thì đúng
Giao biên chế theo quy mô dân số?
Do TP.HCM có tính đặc thù là đô thị đặc biệt cùng với
khối lượng công việc giải quyết ngày càng nhiều, mức
độ phức tạp của công việc ngày càng cao nên Thành ủy
TP.HCM kiến nghị Trung ương nghiên cứu giao biên chế
theo quy mô dân số và tính đa dạng, phức tạp của TP
trên mọi lĩnh vực.
Ngoài ra, Thành ủy TP.HCM cũng kiến nghị Ban Bí thư
xem xét, nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh lại khung biên
chế giao cho các quận, huyện nhằm đảm bảo tốt yêu cầu
đặt ra trong giai đoạn hiện nay; tăng số lượng biên chế
các cơ quan tham mưu giúp việc huyện ủy, quận ủy cho
phù hợp với đặc thù và tình hình phát triển của TP.HCM.
“Cần vượt qua
chuyện gửi gắm,
nhờ vả, quan hệ tình
cảm, quen biết… khi
tinh giản biên chế.”
Ông
Trần Lưu Quang
,
Phó Bí thư Thường trực
Thành ủy TP.HCM
Sở Y tế TP Đà Nẵng vừa công bố quyết định phê
duyệt đấu thầu thuốc, trong đó gói thầu số 4 có 11
nhà thầu tham gia thì có tới 10 hồ sơ bị loại. Điều này
đang gây bức xúc cho nhiều lương y, nhà thuốc cổ
truyền.
Theo thông tin chúng tôi nắm được, ngày 11-4, bà
Ngô Thị Kim Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng,
ký quyết định về việc phê duyệt kết quả đánh giá hồ
sơ đề xuất kỹ thuật mua sắm thuốc tập trung cho thời
gian 24 tháng (2018-2020).
Đáng nói là tại gói thầu số 4 - gói thầu vị thuốc cổ
truyền có 11 nhà thầu tham gia đấu thầu thì có tới 10
hồ sơ bị loại. Chỉ duy nhất một đơn vị được phê duyệt
kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất kỹ thuật là Liên danh
Công ty Cổ phần Dược Sơn Lâm - Công ty Cổ phần
Dược - Thiết bị y tế Đà Nẵng. Đơn vị liên danh này
tham gia 220 mặt hàng thì đạt 200 mặt hàng.
Các nhà thầu bị loại tỏ ra bức xúc, cho rằng họ là
đơn vị có năng lực, có GMP về dược liệu, vị thuốc
cổ truyền, có đủ điều kiện sơ chế, chế biến dược liệu.
“Việc thông qua hồ sơ kỹ thuật mà chỉ có một đơn vị
đạt thì đương nhiên họ sẽ là người trúng thầu sau khi
mở gói tài chính. Chúng tôi có thông tin gói tài chính
họ bỏ giá thầu rất cao, nếu trúng thầu thì sẽ gây thiệt
hại cho quỹ bảo hiểm” - đại diện một nhà thầu nói.
Ngoài ra, tất cả nhà thầu bị loại đều tham gia với số
lượng mặt hàng ít, riêng nhà thầu được qua vòng hồ
sơ đề xuất kỹ thuật tham dự đủ 220 mặt hàng với giá
trị gói thầu rất lớn, gần 200 tỉ đồng.
Trao đổi với 
Pháp Luật TP.HCM
, bà Ngô Thị Kim
Yến, Giám đốc Sở Y tế TP Đà Nẵng, cho biết mặc dù
đã ký quyết định phê duyệt nhưng việc chỉ còn một
nhà thầu vượt qua hồ sơ kỹ thuật là không hợp lý.
“Sở Y tế là chủ đầu tư, nếu chỉ có một đơn vị đấu
thầu đạt được vòng này thì rất bất hợp lý. Chúng tôi
đã cho các đơn vị liên quan kiểm tra và sẽ có kết quả
trong tuần tới. Có thể phải tổ chức mời thầu lại ở gói
thầu này” - bà Yến nói.
HẢI HIẾU
Đừng “tình cảm” mới giảm được
biên chế
Ba năm, TP.HCMchỉ giảmđược khoảng 500 biên chế trong khi thiếu cán bộ trẻ, giỏi và TP đang lo
quan hệ tình cảm, gửi gắmvẫn len chân vào biên chế trong bộmáy Đảng, chính quyền, đoàn thể…
ĐàNẵngđấu thầu thuốc cổ truyền cókhuất tất
Nhiều lương y, nhà thuốc cho rằng Sở Y tế chỉ chomột đơn vị có nhiều thuốc trúng thầu gói kỹ thuật sẽ gây thiệt hại cho quỹ bảo hiểm.
1,2,3 5,6,7,8,9,10,11,12,13,14,...16
Powered by FlippingBook