087-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBảy20-4-2019
NGUYỄNCHÂU
B
ộ Tài chính vừa công
bố dự thảo Nghị định
154 về phí bảo vệ môi
trường (BVMT) đối với nước
thải, trong đó có đề xuất tăng
mức phí với một số lĩnh vực
kinh doanh.
Theo quy định hiện tại, mức
phí BVMT đối với nước thải
sinh hoạt là 10% trên giá bán
của 1 m
3
 nước sạch chưa bao
gồm thuế giá trị gia tăng.
Tuy nhiên, dự thảo của Bộ
Tài chính dẫn ý kiến một số
địa phương (Đà Nẵng, Đồng
Nai, An Giang) cho rằng cơ
sở rửa ô tô, xe máy, sửa chữa
ô tô, xe máy; nhà hàng, khách
sạn chịu phí đối với nước thải
sinh hoạt như cá nhân, hộ gia
đình là không công bằng. Vì
nước thải của những trường
hợpnày cómức độgâyônhiễm
môi trường cao hơn.
Băn khoăn về mức độ
ô nhiễm
Để thống nhất thực hiện,
Bộ Tài chính dự kiến hai
phương án:
Phương án 1: Giữ quy định
mức phí như hiện hành là
10% giá bán 1 m
3
nước sạch.
Trường hợp có mức thu cao
hơn thì HĐND tỉnh/TP trực
thuộc trung ương quyết định
mức thu phù hợp với tình hình
thực tế địa phương.
Phương án 2: Quy địnhmức
thu phí BVMT đối với nước
thải sinh hoạt là 10% trên giá
bán của 1 m
3
nước sạch chưa
bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Riêng mức phí áp dụng đối
với các cơ sở: rửa ô tô, rửa xe
máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa
xe máy; bệnh viện; phòng
khám chữa bệnh; nhà hàng,
khách sạn; cơ sở đào tạo,…
là 15% trên giá bán của 1 m
3
nước sạch chưa bao gồm thuế
giá trị gia tăng.
Liên quan phương án 2, các
cơ sở kinh doanh nói trên sẽ
phải nộp tăng 5% phí đối với
nước thải sinh hoạt so với các
dịch vụ khác.
Anh PhạmHoàng Việt (chủ
một nhà hàng trên đường Phạm
Ngũ Lão, quận 1) cho biết:
“Nói nhà hàng, quán ăn gây
ô nhiễm hơn hộ dân, vậy mức
độ ô nhiễm được tính trên mét
khối nước thải ra hay do thải
nhiều nước thải hơn hộ dân?
Nếu mức độ ô nhiễm/m
3
thì
Tranh cãi về đề xuất
tăng 5% phí môi trường
Đề xuất tăng 5%phí nước thải sinh hoạt củamột số lĩnh vực kinh doanh
nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Dự thảo đề xuất tăng 5%phí nước thải sinh hoạt đối với một số cơ sở đang gây tranh cãi. Ảnh: N.CHÂU
"Việc quản lý sẽ là bài toán khó"
Ông Lê Việt Nhân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội
Bảo vệ thiên nhiên vàmôi trườngViệt Nam, cho rằng: Nên giữ
quy định mức phí như hiện hành, tức là mức phí 10% giá bán
1 m
3
nước sạch. Trường hợp có mức thu cao hơn thì HĐND
tỉnh/TP trực thuộc trung ương quyết định mức thu phù hợp
với tình hình thực tế địa phương.
“Với phương án tăng thêm 5% phí nước thải sinh hoạt cho
các cơ sở nêu trên là không công bằng đối với họ. Trường hợp
nếu có tăng phí thì có thể tăng phí cho việc xử lý nước thải.
Ngoài ra, nếu áp dụng phương án tăng phí thì việc quản lý
sẽ là bài toán khó với tình hình như hiện nay”- ông Nhân nói.
chưa chắc nhà hàng nhiều hơn
hộ dân, còn nói lượng nước
thải ra thì có thể nhưng nhà
hàng sử dụng nhiều nước và
cũng đã trả phần tiền cho số
nước nhiều đó rồi, tại sao còn
tăng phí?”.
nào cho rằng nước thải của
khách sạn lại có mức độ gây
ô nhiễm môi trường cao hơn
nước thải sinh hoạt cá nhân,
hộ gia đình”.
Anh Tùng (chủ cơ sở rửa
xe ở quận Gò Vấp) lo lắng:
“Hiện nay giá rửa xe là không
cao, tăng giá nước thì cơ sở
sẽ khốn đốn. Nếu nói cơ sở
rửa xe gây ô nhiễm nhiều hơn
thì thật chẳng có cơ sở nào
để khẳng định cả”.
Người đồng ý,
người không
Theo PGS-TS Bùi Xuân
An, giảng viên về môi trường,
Trường ĐH Hoa Sen: Trong
thực tế hiện nay có nhiều loại
thuế, phí. Những loại thuế,
phí ảnh hưởng khá nhiều đến
cuộc sống người dân. Nếu
muốn tăng phí môi trường đối
với một số cơ sở thì cơ quan
chức năng nên tính toán một
cách chi tiết về những vấn
đề như cơ sở đó xả thải như
thế nào, mức độ ô nhiễm ra
sao mới quyết định là có tăng
hay không và tăng bao nhiêu.
“Ví dụ, đối với nhà hàng
nên lấy mẫu nước thải về xét
nghiệm và công bố kết luận.
Có báo cáo rõ ràng rằng nếu
muốn xử lý nước thải cho
những cơ sở đó thì cần chi
phí bao nhiêu, như thế mới có
cơ sở để tăng giá. Nếu không
có cơ sở để tăng phí thì khó
tránh khỏi sự không đồng
thuận” - TS An nói.
BS Nguyễn Khắc Vui, Phó
GiámđốcBVđa khoa Sài Gòn,
cũng cho rằng: “Theo tôi, nếu
muốn tăng giá, cơ quan chức
năng phải có số liệu cụ thể
để chứng minh những cơ sở
này ô nhiễm hơn hộ dân. Cần
công khai chi phí xử lý nước
thải của những cơ sở này, có
như thế mới thuyết phục được
người dân…”.
Trái với những ý kiến trên,
ôngTrươngKhắcHoành, Tổng
Giám đốc Công ty Cổ phần
Đầu tư nước Tân Hiệp, cho
hay: “Về quan điểm cá nhân,
tôi thấy đề xuất tăng phí đối
với một số cơ sở như thế là
hợp lý. Chi phí để xử lý môi
trường cho nước thải từ các
đơn vị trên thải ra tốn kém
hơn so với những loại nước
thải sinh hoạt khác. Hiện chi
phí xử lý môi trường áp lên
giá nước sinh hoạt ở TP chỉ
được 10%. Chi phí xử lý này
rất thấp nên nếu có tăng thêm
5% cũng không bù đắp được
với chi phí thật sự cho việc
xử lý nước thải”.•
ĐềánquyhoạchĐàLạt:
BộXâydựngđềnghị
LâmĐồnggiảitrình
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời câu hỏi của
Pháp Luật TP.HCM
về kiến nghị của gần 80 kiến
trúc sư gửi tới bộ trưởng Bộ Xây dựng liên quan đến
quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt, Lâm
Đồng.
Theo đó, Bộ Xây dựng cho rằng tỉnh Lâm Đồng
cần lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các chuyên gia
trước khi triển khai quy hoạch này.
Bộ Xây dựng cũng cho biết Vụ Quy hoạch kiến
trúc (Bộ Xây dựng) đang làm việc với Sở Xây dựng
tỉnh Lâm Đồng để yêu cầu báo cáo và có thông tin
đầy đủ liên quan đến hồ sơ đồ án. Trong đó có quá
trình lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết
và thiết kế đô thị tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa
Bình. “Sau khi có đầy đủ tài liệu và thông tin, Bộ
Xây dựng sẽ có ý kiến chính thức” - văn bản Bộ Xây
dựng nêu.
Cạnh đó, theo bộ này việc chỉnh trang, xây dựng
lại khu vực trung tâm Hòa Bình cho khang trang,
văn minh, hiện đại, nâng cao chất lượng môi trường
sống của người dân là cần thiết. “Đồng thời phải
đảm bảo giữ gìn các giá trị văn hóa, di sản gắn liền
với lịch sử hình thành đô thị Đà Lạt, phù hợp với
không gian, kiến trúc, cảnh quan đặc trưng riêng của
TP” - Bộ Xây dựng nêu quan điểm.
Theo Bộ Xây dựng, quy hoạch chi tiết và thiết kế
đô thị tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình đã
được tỉnh Lâm Đồng tổ chức lập, thẩm định và phê
duyệt tại Quyết định số 229/QĐ-UBND ngày 12-2-
2019 theo thẩm quyền quy định của pháp luật hiện
hành về quy hoạch đô thị.
Theo đó, quy hoạch phải đảm bảo các yêu cầu
về công khai, minh bạch, kết hợp hài hòa giữa lợi
ích quốc gia, cộng đồng; cải thiện cảnh quan, bảo
tồn các di tích văn hóa, lịch sử và nét đặc trưng địa
phương; khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên; đảm bảo tính đồng bộ về không gian
kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật
đô thị và không gian ngầm…
“Quá trình lập đồ án quy hoạch, cơ quan tổ chức
lập quy hoạch đô thị, tổ chức tư vấn lập quy hoạch
có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân
và cộng đồng dân cư liên quan. Các ý kiến đóng góp
phải được tổng hợp đầy đủ, có giải trình, tiếp thu và
báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét trước khi quyết
định phê duyệt” - văn bản nêu.
Bộ Xây dựng cũng cho hay để đáp ứng được
mong muốn của người dân và các chuyên gia thì
trước mắt tỉnh Lâm Đồng cần tổ chức hội thảo với
sự tham gia của các chuyên gia về quy hoạch, kiến
trúc, di sản văn hóa cũng như đại diện của các tổ
chức xã hội nghề nghiệp, các cơ quan thông tấn báo
chí để giải trình.
Trước đó, ngày 15-4, Hội Kiến trúc sư Việt Nam
(KTS VN) đã có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Lâm
Đồng để đóng góp ý kiến chuyên môn về quy hoạch
khu trung tâm Hòa Bình. Hội KTS VN đề nghị Lâm
Đồng khi làm quy hoạch cần chú trọng cân bằng
giữa phát triển và bảo tồn, không làm mất đi giá trị
kiến trúc, cảnh quan đặc thù của Đà Lạt… Đáng chú
ý Hội KTS VN cho ý kiến về một số nội dung của
quy hoạch trên không phù hợp, làm ảnh hưởng đến
giá trị kiến trúc, văn hóa của khu vực này.
TRỌNG PHÚ
Khu trung tâmHòa Bình, TPĐà Lạt. Ảnh: BÌNHAN
“Cần công khai
chi phí xử lý nước
thải của những cơ
sở này, có như thế
mới thuyết phục
được người dân…”
Đồng quan điểm, chị LTPL
(chủ khách sạn trên đường Phó
Đức Chính, quận 1) bày tỏ:
“Hiện nhiều khách sạn kinh
doanh, doanh thu không cao,
việc tăng giá như thế lại làm
khổ thêm cho doanh nghiệp.
Thực chất, nước được sử dụng
ở khách sạn giống nước sinh
hoạt bình thường của những
hộ dân. Không có căn cứ
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook