087-2019 - page 9

9
Họ đã nói
TP.HCM từng kiến nghị điều chỉnh
quy hoạch
Theo quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt cao tốcTP.HCM - TP
Cần Thơ được Bộ GTVT phê duyệt năm 2013, chiều dài tuyến
đường sắt là 173,677 km, đi qua các tỉnh Bình Dương, TP.HCM,
Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, TP Cần Thơ, gồm 14 ga, hai
trạmkhách. Về hướng tuyến, điểmđầu hàng hóa là ga An Bình
(phường An Bình, thị xã Dĩ An, Bình Dương), điểm đầu hành
khách là ga Tân Kiên (xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM);
điểm cuối dự án là ga Cái Răng (phường Phú Thứ, quận Cái
Răng, TP Cần Thơ). Vận tốc thiết kế 200 km/giờ.
Tháng 8-2017, tại Cần Thơ, Viện Khoa học và Công nghệ
Phương Nam và Công ty CP Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam
(TEDI SOUTH) báo cáo về điều chỉnh hướng tuyến của dự án.
Theo đó, điểmđầu tàu khách là gaTân Kiên, điểmcuối là ga Cái
Răng. Tuyến đường sắt có 10 ga và đi qua năm tỉnh, TP gồm:
TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ.
Tháng9-2018, UBNDTP.HCMtiếp tục kiếnnghị điềuchỉnhquy
hoạch đường sắt cao tốcTP.HCM - CầnThơ.Theo đó,TP.HCMđề
xuất tuyến đường sắt cao tốc sẽ song hành với đường bộ cao
tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận, hướng ngoại vi các đô
thị hiện hữu. Việc điều chỉnh hướng tuyến mới giúp giảm chi
phí xây dựng và thiết bị kèm theo giảm được 17.000 tỉ đồng.
So với phương án được Bộ GTVT phê duyệt năm 2013, tuyến
đường sắt cao tốc rút ngắn được 1 km, tức còn 139 km. Số nhà
ga cũng giảm xuống chín.
Gần 4.500 triệu USD làm đường sắt
TP.HCM - Cần Thơ
Đơn vị tư vấn đề xuất làmđường sắt dựa vào hành lang cao tốc TP.HCM - Trung Lương - MỹThuận - CầnThơ
để giảm thiểu chia cắt khu dân cư, giảm chi phí bồi thường…
Chiều 19-4, Bộ trưởng Bộ GTVTNguyễnVăn Thể đã có buổi
làm việc với tỉnh Tiền Giang và nhà đầu tư dự án cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận nhằm nghe báo cáo tình hình thực hiện dự án,
các vướng mắc, khó khăn để tháo gỡ, đảm bảo thông tuyến này
vào năm 2020.
Bộ trưởng NguyễnVăn Thể cho biết dự án được khởi động từ
năm 2015 nhưng trong thời gian qua có nhiều vướng mắc. Có
những vướng mắc vượt thẩm quyền Bộ GTVT. Chính phủ cũng
đã kết luận trong đó có việc chuyển đổi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền từ Bộ GTVT về Tiền Giang đối với tuyến cao tốc Trung
Lương - Mỹ Thuận. Dù vậy, Bộ cũng sẽ phối
hợp chặt chẽ với tỉnh Tiền Giang để triển khai
dự án này.
Bộ trưởng Thể thông tin Thủ tướng đã cho
điều chỉnh dự án, bố trí khoản kinh phí 2.186
tỉ đồng và Bộ GTVT đã ký văn bản đề nghị
bố trí nguồn vốn này phục vụ dự án.
Về công tác giải phóng mặt bằng, lãnh đạo
tỉnh Tiền Giang cho biết Tiền Giang đã giải tỏa 50,51 km, đạt
98% kế hoạch, chỉ còn 590 m chưa bàn giao. Tỉnh sẽ quyết liệt
trong thời gian tới, đồng thời chủ tịch tỉnh trực tiếp họp với các địa
phương để tháo gỡ vướng mắc.
Tỉnh Tiền Giang cũng đã thành lập ban chỉ đạo, tổ chuyên môn
để thực hiện công tác quản lý dự án. Tổ chức các cuộc họp liên tục
để triển khai các công việc, phân công cho từng thành viên lập các
nhóm công tác. Về vật liệu phục vụ công trình, tỉnh sẽ xem xét giá
vật liệu và đang xem xét cấp phép lại các mỏ cát đã hết hạn khai
thác. Trước mắt, tỉnh sẽ làm việc với các tỉnh lân cận có các mỏ
đang khai thác để hỗ trợ nguồn cát cho dự án.
Về phương án tài chính, lãnh đạo tỉnh Tiền
Giang cũng bày tỏ băn khoăn do thủ tục chưa
hoàn tất nên chưa tiếp cận vốn ngân hàng, gây
khó khăn cho doanh nghiệp. Đối với nguồn
vốn ngân sách theo kết luận của Thủ tướng,
Chính phủ mới trình Quốc hội được 500 tỉ
đồng. Địa phương đã kiến nghị Chính phủ
giải ngân phần vốn này sớm.
Ông NguyễnVăn Danh, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, chia sẻ
thêm từ khi khởi động lại dự án đến nay, khối lượng công trình chỉ
đạt 15%, trong khi đó dự án cũng đã kéo dài 10 năm nay. “Tiền
Giang được giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự
án, địa phương xác định đây là trọng trách đặc biệt. 10 năm qua có
lúc chúng ta đổ lỗi cho nhau, chính vì cái này mà không thể thực
hiện dự án. Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trên tinh thần
quyết tâm thật cao” - ông Danh nói.
Theo Bộ trưởng Thể, khó khăn nhất của dự án là công tác giải
phóng mặt bằng, xử lý nền đất yếu. “Chúng tôi hoan nghênh cùng
nhà đầu tư, cơ quan của Bộ đã có những chuyển động. Tôi đề nghị
Bộ và tỉnh ra thông báo chung. Ít nhất một tháng một lần họp ba
bên để kiểm soát tiến độ dự án” - Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
“Tất cả chúng ta phải thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, đảm bảo
cơ bản thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận vào cuối
năm 2020” - Bộ trưởng Thể khẳng định.
ĐÔNGHÀ
Cao tốcTrungLương -MỹThuậnphải thông tuyến cuối năm2020
Bộ GTVT, tỉnh TiềnGiang và nhà đầu tư hạ quyết tâm tháo gỡ, đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Trung Lương - MỹThuận.
Dự án xây dựng đường cao tốc
Trung Lương - Mỹ Thuận (giai đoạn
1) theo hình thức BOT có chiều dài
toàn tuyến là 51,1 km.Tổngmức đầu
tư được điều chỉnh là 9.668 tỉ đồng.
Hiệndựánmới đạt khoảng15%tổng
khối lượng thi công.
ĐÔNGHÀ
N
gày 19-4, tại tỉnh Tiền
Giang, Bộ trưởng Bộ
GTVTNguyễn Văn Thể
đã cùng lãnh đạo các tỉnh Long
An,TiềnGiang,VĩnhLong,Cần
Thơ,BìnhDương,TP.HCMnghe
báo cáo của đơn vị tư vấn về
điều chỉnh dự án tuyến đường
sắt cao tốcTP.HCM- CầnThơ.
Điều chỉnh hướng
tuyến qua ba tỉnh, TP
TheobáocáocủaCụcĐường
sắtViệt Nam, quy hoạch chi tiết
tuyếnđườngsắtcaotốcTP.HCM
- TP Cần Thơ được Bộ GTVT
phê duyệt năm 2013. Tháng
11-2013, BộGTVTđồngýgiao
Viện Khoa học và Công nghệ
Phương Nam tiến hành nghiên
cứu điều chỉnh dự án theo hình
thức BOT.
Đơnvị tưvấnđã đề xuất phân
kỳ đầu tư dự án thành hai giai
đoạn. Giai đoạn 1: Từ ga Tân
Kiên (TP.HCM) đến ga Cần
Thơ với chiều dài 139,6 km, đi
qua TP.HCM, Long An, Tiền
Giang,VĩnhLong,TPCầnThơ.
Giai đoạn 2: Từ ga An Bình
(BìnhDương) đến gaTânKiên
và nhánh đường sắt vào cảng
Hiệp Phước với chiều dài 33,6
km. Tổng mức đầu tư dự kiến
gần 4.500 triệu USD; trong đó
hình thức đầu tư BOT khoảng
2.770 triệu USD, BT khoảng
1.730 triệu USD (do Nhà nước
thanh toán bằng quỹ đất).
Về hướng tuyến giai đoạn
1, đơn vị tư vấn đề nghị điều
chỉnh hướng tuyến so với quy
hoạch được phê duyệt trên địa
Hướng tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM - Cần Thơ trong tương lai. Đồ họa: HỒTRANG
Bộ trưởng GTVT đề
nghị đơn vị tư vấn
phải chứng minh
được phương án điều
chỉnh mới tốt hơn
cái cũ.
SởGTVT các địa phươngphối
hợp cùng đơn vị tư vấn trong
thời gian tới phải nghiên cứu kỹ
lưỡng, hoàn chỉnh về phương
án điều chỉnh quy hoạch để có
quyết định, trình Bộ GTVT. Trên
cơ sở đó, Bộ báo cáo Chính phủ
xem xét sớm tiến hành các thủ
tục triển khai dự án.
BộtrưởngBộGTVT
NGUYỄNVĂNTHỂ
bàn TP.HCM, Long An, Tiền
Giang. Riêng hướng tuyến qua
Vĩnh Long, Cần Thơ vẫn giữ
nguyên quy hoạch phê duyệt.
Phương án điều chỉnh này có
chiều dài tuyến ngắn hơn 1 km.
Theo đơn vị tư vấn, mục đích
của phương án điều chỉnh là sử
dụng hành lang an toàn tuyến
đường bộ cao tốc TP.HCM -
TrungLương -MỹThuận - Cần
Thơ để giảm thiểu việc chia cắt
khu vực, chia cắt khu dân cư do
tuyếnđườngsắt đi qua; tạo thuận
lợi trong quản lý ranh hành lang
an toàngiữa hai tuyếnđường sắt
và đường bộ. Đồng thời, phát
triển hướng tuyến về phía Tây,
khu vực có quỹ đất để phát triển
và mở rộng các đô thị vệ tinh,
tận dụng được các đầumối giao
thông liên kết với đường bộ cao
tốc.Mặtkhác,vớiphươngánđiều
chỉnh này, tuyến đường cách xa
các khu vực tập trung đông dân
cư, giảm chi phí xây dựng.
Đếnnaycảnămtỉnh,TPđãcó
ý kiến về phương án điều chỉnh
quy hoạch. Trong đó, TP.HCM,
LongAn,VĩnhLong,CầnThơđã
có ý kiến thống nhất với hướng
tuyến đề xuất điều chỉnh. Riêng
TiềnGiangmới có ý kiến thống
nhấtchủtrươngđiềuchỉnhhướng
tuyến của UBND tỉnh.
Bộ trưởng chưa
kết luận
Saukhingheđơnvịtưvấntrình
bày,Bộ trưởngNguyễnVănThể
đánh giá điều chỉnh quy hoạch
dự án đường sắt TP.HCM- Cần
Thơ hiện chưa đủ các thông tin
và chưa đủ cơ sở để Bộ GTVT
kết luận. Theo bộ trưởng, các
thông tin đơn vị tư vấn đưa ra
chưa đáp ứng đầy đủ các điều
kiện theo quy trình điều chỉnh
quy hoạch.
Bộ trưởng Thể cho biết về
nguyên tắc, sau năm năm quy
hoạch Bộ sẽ rà soát quy hoạch
để có những điều chỉnh thích
hợp thực tiễn. Về tiến độ thời
gian, đến thời điểm này ngành
GTVT cũng cần có nghiên cứu
đểđiềuchỉnhquyhoạchdựánvà
xemviệc điều chỉnh quy hoạch
là trọng tâm của dự án.
Bộ trưởng Thể khẳng định:
“Giaothôngđườngsắtkhôngthể
lẻ loi. Nóphải kết nối với đường
bộ, đường thủy nội địa, đường
hàng không, các cảng biển. Đối
với dựánnày, ngànhGTVTđặc
biệt quan tâm đến từng ga kết
nối giao thông như thế nào, tuy
nhiên phía đơn vị tư vấn chưa
làm rõ được vấn đề này”.
Bộ trưởng Thể cho biết Bộ
GTVT sẵn sàng chấp nhận
điều chỉnh nhưng đề nghị đơn
vị tư vấn phải nghiên cứu lại kỹ
lưỡng, phải chứng minh được
phương án điều chỉnh mới tốt
hơn cái cũ.•
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook