094-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứHai 29-4-2019
Lý do mục tiêu trừng phạt Iran
của Mỹ thất bại
Mỹmuốn Iran chấp nhận điều kiện củaMỹ khi tái thương lượng thỏa thuận hạt nhân, chấmdứt cách
hành xử ở khu vực màMỹ cho là có hại cho quyền lợi an ninh củaMỹ, ngừng phát triển tên lửa đạn đạo.
ĐĂNGKHOA
N
ếu không có gì thay
đổi, ngày 2-5 tới đây,
Mỹ sẽ không gia hạn
lệnh hoãn trừng phạt với các
nước nhập khẩu dầu Iran để
“buộc xuất khẩu dầu của Iran
chỉ còn con số 0”.
Có thể thấy chính phủ
Trump có các mục tiêu rõ
ràng trong chính sách với
Iran: Iran phải chấp nhận
các điều kiện của Mỹ khi tái
thương lượng về thỏa thuận
hạt nhân, chấm dứt cách hành
xử ở khu vực mà Mỹ cho là
có hại cho quyền lợi an ninh
của Mỹ, ngừng phát triển tên
lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, trong một bài
viết trên đài
NPR
, hai tác
giả Aaron David Miller và
Richard Sokolsky đều cho
rằng chính phủ Trump không
có được một chiến lược thực
tế để đạt được các mục tiêu
này. Theo đó, việc không
gia hạn hoãn trừng phạt các
nước nhập khẩu dầu Iran sẽ
không giúp Mỹ đạt mục tiêu
kìm hãm xuất khẩu dầu của
Iran. Ngược lại, quyết định
này sẽ gây thêm thống khổ
cho dân chúng Iran khi nguồn
thu từ dầu giảm mà chẳng
thay đổi được, hay làm suy
yếu được thể chế Iran.
Xuất khẩu dầu của
Iran sẽ không về 0
Mỹ ra quyết định chấm
dứt lệnh hoãn trừng phạt
các nước nhập khẩu dầu
Iran căn cứ vào một số lý
do: Một, Mỹ tin các đồng
minh Saudi Arabia và Các
Tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất (UAE) sẽ tăng
sản lượng dầu khai thác để
ngăn giá dầu tăng. Hai, các
khách hàng lớn của Iran như
Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ
Nhĩ Kỳ sẽ thôi nhập khẩu
dầu Iran vì lo sợ Mỹ trừng
phạt. Ba, Iran có ít phương
án giúp tăng giá dầu để tối
đa hóa nguồn thu từ xuất
khẩu dầu.
Thực tế sẽ không diễn ra
như Mỹ nghĩ. Saudi Arabia
và UAE khả năng sẽ không
duy trì sản lượng khai thác
cao được lâu vì lo ngại cho
sự ổn định của thị trường dầu.
Hơn nữa, loại “dầu nhẹ” của
Saudi Arabia không thể thay
thế được loại “dầu nặng” của
Iran mà nhiều nước cần cho
các sản phẩm dầu tinh chế.
Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc,
Ấn Độ và thậm chí một số
đồng minh châu Âu của
Mỹ sẽ tìm cách tránh trừng
phạt của Mỹ và tiếp tục tiêu
thụ dầu của Iran vì cả lý do
kinh tế và địa chính trị. Và
Iran có thể ngăn các phương
tiện chở dầu di chuyển qua
vịnh Ba Tư. Iran đã đe dọa
sẽ đóng cửa eo biển Hormuz
và có thể mở chiến dịch tấn
công mạng vào hạ tầng dầu
của các nước phía bên kia
vịnh Ba Tư.
Thay đổi thể chế Iran
là một ảo tưởng
Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo nói “chiến dịch tối
đa hóa áp lực” của Mỹ lên
Iran là nhằm đưa Iran quay
lại bàn đàm phán. Tuyên bố
này không đáng tin khi cả ông
Pompeo và Cố vấn an ninh
quốc giaMỹ John Bolton đều
là những nhân vật ủng hộ thay
đổi thể chế ở Iran.
12điềukiệnmàôngPompeo
gửi đến Iran năm ngoái đều
vì các mục đích thực tế, yêu
Một nhàmáy dầu của Iran. Ảnh: AFP
Iran cáo buộc Mỹ và đồng minh
TrảlờiphỏngvấnkênhtruyềnhìnhFoxNewsSunday,Ngoại
trưởng IranMohammad JavadZarif cáobuộc các đồngminh
Trung Đông của Mỹ và một số thành viên chính phủTrump
có ý đồ lái tình hình căng thẳng đang leo thang giữa Mỹ
với Iran thành một cuộc xung đột. Ông Zarif chỉ đích danh
các đồng minh này là Israel, Saudi Arabia, Các Tiểu vương
quốc Ả Rập thống nhất và một nhân vật nữa là Cố vấn an
ninh quốc gia Mỹ John Bolton, nhằm mục tiêu là “thay đổi
thể chế” ở Iran.
Ông Zarif nhận định bản thân Tổng thống Mỹ Donald
Trump không muốn xung đột, tuy nhiên ông Trump có
ý định gây áp lực, tối đa hóa áp lực nhằm buộc Iran phải
khuất phục và đầu hàng ý muốn của Mỹ. Theo ông, chính
sách này của ông Trump sẽ thất bại.
Tôi không nghĩ Tổng thống
Trump muốn thế. Tổng thống
Trump đã cómột lời hứa tranh
cử là không kéo Mỹ vào một
cuộc chiến tranh nữa.
Ngoại trưởng Iran
MOHAMMAD JAVAD ZARIF
Tiêu điểm
Iran hy vọng ông
Trump sẽ ra đi
sau một nhiệm kỳ
và chính phủ Mỹ
mới sẽ quay trở
lại với thỏa thuận
hạt nhân.
272
nhân viên và cảnh sát bầu cử đã
chết vì làmviệc quá sức trong cuộc
bầu cử hôm 17-4, gấp đôi con số
được công bố trước đó vài ngày,
theo người phát ngôn Ủy ban Bầu
cử Indonesia, Arief Priyo Susanto.
Ngoài những người thiệt mạng,
1.878 người khác cũng được thông
báo là bị ốm.
Được biết cuộc bầu cử ngày
17-4 là lần đầu tiên 193 triệu người
Indonesiabỏphiếu cho tổng thống
và các cơ quan lập pháp cả trung
ươnglẫnđịaphương,đâyđượcđánh
giá là cuộc bầu cử phức tạp và quy
mô nhất trên thế giới.
VĨ CƯỜNG
cầu Iran tuân theo điều kiện
của mình về thỏa thuận hạt
nhân, về cách hành xử ở khu
vực, về chuyện thử tên lửa
đạn đạo và các hành động
khác của Iran mà Mỹ không
thích. Iran không vội thương
lượng mà chờ đợi trong hy
vọng rằng Tổng thống Mỹ
Donald Trump sẽ ra đi sau
một nhiệm kỳ, hy vọng chính
phủ Mỹ mới sẽ quay trở lại
với thỏa thuận hạt nhân.
NếuMỹ cho rằng có thể thay
đổi thể chế một nước như Iran
bằng áp lực bên ngoài thì đó
là điều không tưởng. Thể chế
Iran vẫn là thể chế hợp pháp
trong mắt hàng triệu người
dân nước này. Thể chế này đã
tồn tại cả bốn thập niên, có
quyền lực mạnh, không phải
đối diện với lực lượng chống
đối mạnh nào trong nước, có
được sự ủng hộ của Nga và
Trung Quốc.
Chính phủ Trump có thể
khiến Iran chịu đựng tổn
thương nhưng không thể kích
động được bất ổn nội bộ đủ
lớn dẫn tới sụp đổ thể chế
hay làm thay đổi về cơ bản
thái độ của Iran ở khu vực.
Thay vào đó, chiến lược
của chính phủ Trump chỉ
hứa hẹn tạo thêm nhiều khổ
sở cho người dân Iran, gây
thêm căng thẳng trong khu
vực, thêm chia rẽ giữa Mỹ
và các đồng minh châu Âu
và tăng thêm rủi ro một cuộc
xung đột Mỹ-Iran với các
hậu quả nguy hiểm không
lường trước được cho các
quyền lợi của Mỹ ở Trung
Đông.•
Mỹ:
Sáng 27-4 (giờ địa phương), đài
ABC
cho hay một nam thanh
niên đã nổ súng tấn công một giáo đường Do Thái ở hạt San Diego,
bang California (Mỹ) làm ít nhất một người thiệt mạng và ba người khác
bị thương. Cảnh sát trưởng hạt, ông Bill Gore, cho biết nghi phạm đã bị
bắt khi đang tìm cách tẩu thoát và được xác định là một công dân 19 tuổi
sống trong khu vực này, tên John Earnest. Tại Nhà Trắng, Tổng thống
Mỹ Donald Trump sau đó đã lên tiếng bày tỏ “sự cảm thông sâu sắc
nhất” đối với các nạn nhân và cho biết sẽ điều tra tới cùng của sự việc.
• Nga:
Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây cho biết nước này
đang cân nhắc cấp hộ chiếu ưu tiên cho tất cả công dân Ukraine,
một động thái có thể gây giận dữ trong giới chính trị gia Ukraine,
theo hãng tin
Reuters.
Được biết phát ngôn này được đưa ra chỉ vài
ngày sau khi Moscow ký một sắc lệnh đơn giản hóa thủ tục cấp hộ
chiếu Nga cho người dân ở khu vực phe đòi ly khai ở Ukraine kiểm
soát. Theo đánh giá, bước đi này là một phép thử cho tân Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelenskiy sau khi ông cam kết sẽ tìm kiếm một
giải pháp hòa bình cho vấn đề ly khai.
• Trung Quốc:
Trong bài phát biểu sau khi diễn đàn quốc tế kéo dài
ba ngày tại thủ đô Bắc Kinh kết thúc hôm 27-4, Chủ tịch Trung Quốc
Tập Cận Bình (
ảnh
)
tuyên bố nước này đã
đạt được các thỏa thuận
trị giá 64 tỉ USD trong
khuôn khổ Sáng kiến
Vành đai và Con đường
(BRI), đồng thời cho
biết đã có thêm chín
quốc gia khác gia nhập
dự án tham vọng này.
Ngoài ra, ông Tập cũng
nhấn mạnh Trung Quốc
“cam kết hỗ trợ cho
phát triển xanh, sạch,
cởi mở và nói không
với chủ nghĩa bảo hộ”,
được cho là một phần
của nỗ lực trấn an các đối tác về nghi ngại liệu BRI có mang lại sự phát
triển bền vững cho tất cả bên tham gia.
VĨ CƯỜNG
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook