094-2019 - page 6

6
Pháp luật
&
cuộc sống -
ThứHai 29-4-2019
Trên vi bằng không có chữ nào ghi nhận việc “mua bán nhà, đất”
nhưng người dân nghe theo lời “cò đất” dẫn đến ngộ nhận lập vi
bằng là công chứng.
Đừng ngộ nhận
lập vi bằng là
công chứng nhà, đất
Theo bà Phan Thị Bình Thuận, PhóGiámđốc Sở Tư pháp TP.HCM, hiện nay
người dân vẫn chưa hiểu rõ về giá trị của vi bằng. Ảnh: NGÂNNGA
Sở Tư pháp TP.HCM
yêu cầu các văn phòng
TPL phải ghi ngày giờ
lập vi bằng, người yêu
cầu lập vi bằng phải ghi
rõ “đã đọc và hiểu rõ giá
trị pháp lý của vi bằng”
để không ngộ nhận.
NGÂNNGA
S
ở Tư pháp TP.HCM vừa tổ
chức hội nghị liên quan đến
hoạt động của các văn phòng
thừa phát lại (TPL) trên địa bàn.
Theo phòng Bổ trợ tư pháp (Sở Tư
pháp TP.HCM), hiện nay các văn
phòng TPL đã lập theo yêu cầu của
cá nhân, tổ chức và đăng ký tại Sở
Tư pháp tổng cộng gần 11.000 vi
bằng với doanh thu trên 7,7 tỉ đồng.
Vì sao người dân
ngộ nhận?
Theo báo cáo trên, có đến 95%
vi bằng ghi nhận hành vi giao nhận
tiền, 5% vi bằng còn lại ghi nhận
hiện trạng tài sản, giao nhận văn bản,
các sự kiện trên mạng Internet…
Không có nội dung nào ghi nhận
việc chuyển nhượng về nhà, đất và
các nội dung thuộc thẩmquyền công
chứng, chứng thực.
Cũng theo phòng Bổ trợ tư pháp,
khó khăn lớn nhất làmặc dù chế định
TPLđã được thực hiện chính thức từ
đầu năm2016 nhưng đến nay vẫn áp
dụng các quy định pháp luật trong
giai đoạn thí điểm. Do đó chưa có
quy định pháp luật về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực TPL.
“Nhiều người cứ cho rằngTPLtiếp
tay chomua bán, chuyển nhượng đất
đai bất hợp pháp là chưa đúng. Bởi
lẽ hầu hết vi bằng đều ghi rất rõ là
vi bằng có giá trị chứng cứ, không
thay thế các văn bản công chứng,
chứng thực. Vậy tại sao người dân
vẫn cứ lập vi bằng giao nhận tiền?”
- TrưởngVăn phòng TPLquận Bình
Thạnh Lê Mạnh Hùng nói.
Theo ông Hùng, chính bản thân
TPL khi lập vi bằng giao nhận tiền
(có yếu tố liên quan đến mua bán,
chuyển nhượng đất đai) cũng không
giải thích rõ cho người dân hiểu giá
trị của vi bằng. Do đó người dânmới
tin tưởng vào lời “cò đất” mà nghĩ
rằng đây là văn bản công chứng,
chứng thực. Thế nhưng nếu như
vi bằng lập trong trường hợp giao
nhận tiền khi chuyển nhượng, mua
bán đất đai hợp lệ, đã qua hợp đồng
công chứng thì việc lập vi bằng lại
rất có giá trị.
Cũng theoôngHùng, cóvănphòng
TPL đã chia làm hai bộ hồ sơ: Một
bộ là vi bằng giao nhận tiền, một bộ
gồm tài liệu đính kèm việc mua bán,
chuyển nhượng đất đai. Đây là sự
nhập nhằng, không rõ ràng, dẫn đến
ngộ nhận vi bằng là văn bản công
chứng, chứng thực.
Siết chặt việc lập vi bằng
Theo ông Đặng Minh Tâm, Phó
Trưởng phòng Tư pháp huyện Củ
Chi, huyện này không có văn phòng
TPL. Cuối năm 2018, một xã của
huyện Củ Chi (giáp ranh với huyện
Hóc Môn và quận 12) có tới 263 vi
bằng ghi nhận việc giao nhận tiền để
mua bán nhà, đất tại địa bàn huyện
bằng giấy tay. Từ đó, UBND huyện
chỉ đạo các phòng tư pháp tổ chức
tuyên truyền cho người dân hiểu về
giá trị của vi bằng. Cạnh đó, theo
ông Tâm, hiện nay có một số văn
phòng công chứng, văn phòng luật
sư trên địa bàn huyện có gắn bảng
hiệu trong đó có để TPL.
Đại diện Phòng Tư pháp huyện
Hóc Môn còn cho biết người dân
vẫn chưa hiểu được giá trị của vi
bằng. Việc mua bán chủ yếu thông
qua người môi giới nên họ cứ bảo
“công chứng vi bằng” như vậy là
hợp pháp rồi, cứ thế mà dọn nhà đến
ở. Vì vậy mới có những căn nhà ba
chung: chung giấy phép xây dựng,
chung giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, chung số nhà.
Bà Hoàng Phương Thúy, Trưởng
Văn phòng TPL quận Gò Vấp, nói:
“Nếu người dân đến TPL để nhờ
chứng kiến việc giao nhận tiền chứ
không nói về việc mua bán nhà, đất
thì TPL cũng không thể kiểm soát
được. Trong vi bằng giao nhận tiền
cũng không có quy định phải ghimục
đích giao nhận tiền để làmgì. Do đó,
không thể nóiTPLcố tình tiếp tay cho
hành vi mua bán nhà, đất trái phép
thông qua vi bằng”.
Theo bà PhanThị BìnhThuận, Phó
Giámđốc SởTư phápTP.HCM, hiện
nay đối với đất nằm trong quy hoạch,
đất không đủ điều kiện để tách thửa,
một số người dân đã mua bán bằng
hình thức lập vi bằng giao nhận tiền.
Trong nội dung của vi bằng không
có một câu chữ nào về mua bán nhà,
đất nhưng họ lại nghĩ rằngTPLđang
chứng nhận việc mua bán này.
Cũng theo bà Thuận, Sở Tư pháp
đã yêu cầu các văn phòng TPL phải
ghi ngày giờ lập vi bằng, người yêu
cầu lập vi bằng phải ghi rõ “đã đọc
và hiểu rõ giá trị pháp lý của vi bằng”
để người dân không ngộ nhận vi bằng
là văn bản công chứng, chứng thực
mua bán nhà, đất.•
Miễn nhiệmmột trưởng văn phòng thừa phát lại
Theo bà PhanThị BìnhThuận, vừa qua cơ quan có thẩmquyền đã miễn
nhiệmtrưởngVănphòngTPL quậnGòVấp là ôngNguyễnĐứcThịnh.Trước
đó,
Pháp Luật TP.HCM
từng phản ánh ông Thịnh đã có vi phạm trong việc
lập 78 vi bằng liên quan đến việc lập vi bằng tặng cho quyền sử dụng đất
tại quận 12, trong đó có hai vi bằng vị này không chứng kiến trực tiếp sự
việc. TPL Đồng Quốc Tuấn (làm việc theo chế độ hợp đồng) có vi phạm về
trình tự thủ tục trong việc lập bảy vi bằng. Hai TPL này có thiếu sót không
giải thích rõ, đầy đủ giá trị pháp lý của vi bằng, gây ngộ nhận vi bằng của
TPL với văn bản công chứng, chứng thực.
Mới đây, TAND tỉnh Bạc Liêu đã xét xử phúc thẩm
vụ án tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng giữa ông TVK với bà HTC liên quan đến việc mua
bán 25 kg gạo.
Ông K. trình bày, khoảng tháng 8-2017, bà C. có đến
cửa hàng bán gạo, cám do ông làm chủ mua một bao
gạo 25 kg. Sau đó đến đúng ngày bầu trưởng ấp, có rất
đông người dân thì bà C. đến công an một xã của huyện
Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) tố giác, tung tin ông K. bán gạo giả.
Việc này làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh gạo, cám
của ông do người dân lo sợ gạo, cám của ông bán là giả,
không ai dám mua.
Từ đó ông K. khởi kiện yêu cầu bà C. phải bồi thường
tiền mất thu nhập là 40,5 triệu đồng/tháng, kể từ ngày
6-8-2017 đến ngày xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, bà C. phải
bồi thường tiền tổn thất tinh thần bằng 30 tháng lương là
40,5 triệu đồng và chi phí công khai xin lỗi, đăng tin trên
báo, đài phát thanh địa phương là 22,5 triệu đồng. Tháng
9-2018, ông K. rút một phần yêu cầu khởi kiện, chỉ yêu
cầu bà C. bồi thường chi phí công khai xin lỗi, đăng tin
trên báo, đài xuống còn 3,6 triệu đồng.
Bị đơn C. cho rằng bà có mua một bao gạo 25 kg tại
cửa hàng bán gạo, cám của ông K. về sử dụng. Nhưng
dùng đến ngày thứ ba, khi con dâu bà vo gạo nấu cơm
thì thấy nước vo gạo trắng bất thường nên bà lấy gạo đi
rang thì thấy gạo có hiện tượng khét đen và dính cục.
Sau đó bà đem gạo và cục khét đen đó trình báo với
công an xã, từ việc bà nghi ngờ đó là gạo giả nên công
an xã đã giữ lại để đi giám định. Sau khoảng hơn một
tháng, công an thông báo với bà đó là gạo thật nên bà lại
đem gạo về để ăn.
Bà C. cho rằng do bà không xác định gạo mua của ông
K. là gạo giả hay thật nên bà mới trình báo công an để
cơ quan này xác định gạo đó là thật hay giả, chứ không
nhằm mục đích gì khác. Bà không có hành vi tung tin
ông K. bán gạo, tấm, cám giả như ông K. trình bày nên
bà không đồng ý bồi thường theo yêu cầu của nguyên
đơn.
Cuối năm 2018, TAND huyện Vĩnh Lợi đã xét xử sơ
thẩm và tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
ông K., từ đó ông K. kháng cáo.
Xử phúc thẩm, TAND tỉnh Bạc Liêu đã tuyên không
chấp nhận kháng cáo của ông K., giữ nguyên án sơ thẩm.
Theo đó, tòa nhận định tại biên bản tiếp nhận tố giác, tin
báo về tội phạm và biên bản ghi lời khai của công an xã
ngày 6-8-2017 thể hiện do bà C. nghi ngờ gạo bà mua tại
cửa hàng của ông K. là giả nên đã trình báo công an, bà
C. không kết luận ông K. bán gạo giả.
Việc bà C. trình báo với cơ quan chức năng về sự nghi ngờ
gạo giả của bà là đúng quy định pháp luật. Bởi lẽ đó là quyền
và trách nhiệm của người tiêu dùng nhằm bảo vệ sức khỏe
của bản thân, gia đình và người khác nên bà không có lỗi.
Mặt khác, những hóa đơn bán hàng do ông K. cung cấp
chỉ chứng minh được số lượng gạo, tấm, cám và số tiền
mua của cửa hàng ông mua tại các nhà máy xay xát, lau
bóng lúa gạo. Tập chứng cứ phôtô do ông K. cung cấp tại
cấp phúc thẩm là sổ mua bán gạo, tấm, cám do ông tự theo
dõi là không có giá trị. Bởi lẽ tài liệu này không chứng
minh được thu nhập của cửa hàng bán gạo, tấm, cám của
ông bị thiệt hại mỗi tháng 40,5 triệu đồng như ông trình
bày.
Cũng theo HĐXX tại phiên tòa phúc thẩm, ông K. không
có chứng cứ nào để chứng minh việc bà C. kết luận và tung
tin ông bán gạo giả làm ảnh hưởng đến việc mua bán, làm
giảm thu nhập của cửa hàng và gây tổn thất tinh thần cho
gia đình ông K. Từ những phân tích trên cho thấy không có
căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của
bà C. Việc tòa án cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của ông K. đối với bà C. là đúng quy định pháp
luật nên HĐXX cấp phúc thẩm không có căn cứ chấp nhận
kháng cáo của ông K.
MINH KHÁNH
Tung tinbángạogiả trongngày bầu trưởngấp
Nguyên đơn yêu cầu được bồi thường tổn thất tinh thần 40,5 triệu đồng và chi phí công khai xin lỗi, đăng tin trên báo, đài là 22,5 triệu đồng.
1,2,3,4,5 7,8,9,10,11,12,13,14,15,...16
Powered by FlippingBook