094-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứHai 29-4-2019
Chủdự án 10.000 tỉ tiết lộ
cách chống ngập
Lãnh đạo chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng cho hay dự án
đang tăng tốc triển khai và dự kiến hoàn thành cuối nămnay.
Khókhăntháodỡlògạch
thủcôngởQuảngNgãi
PHANCƯỜNG
“D
ự án này sẽ kiểm soát
ngập do triều cường
và chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu cho vùng
diện tích 570 km
2
với khoảng
6,5 triệu người dân thuộc khu
vực trung tâm TP.HCM, phía
bờ hữu sông Sài Gòn. Có thể
khẳng địnhTPhoàn toàn không
ngập do triều khi dự án đi
vào vận hành thực tiễn” - ông
Nguyễn TâmTiến, Tổng Giám
đốc Công tyTNHHTrungNam
BT 1547 (chủ đầu tư dự án),
cho biết như trên.
Giải quyết vấn đề
ọc ngược nước
Ông Tiến thông tin: Dự án
có sáu cống ngăn triều lớn và
hệ thống đê kè. Khi đi vào
hoạt động, các cống ngăn triều
sẽ được đồng bộ hóa bằng hệ
thống công nghệ điều khiển
SCADA và mạng lưới quan
trắc mực nước kênh rạch của
hơn 15 điểm thu thập dữ liệu
bố trí khắp sông ngòi, kênh
rạch của TP.HCM.
Thông qua mạng lưới đó,
các dữ liệu mực nước sẽ được
ghi nhận, báo cáo và tự động
cập nhật cho các trung tâm
điều hành dự án để các nhân
viên vận hành thực hiện đóng
mở các van ngăn triều. Hoặc
hệ thống vận hành cửa van sẽ
tự động đóng mở khi thông số
mực nước ở tình trạng cảnh báo
của triều cao.
Nói về nguyên nhân gây ngập
ở TP.HCM, nhiều chuyên gia
nhận địnhmột trong những yếu
tố đáng chú ý là sự xuống cấp
của hệ thống tiêu thoát nước,
thiếu đồng bộ, thiếu khoa học
và chưa cập nhật tình hình biến
đổi khí hậu.
Theo đó, tình trạng hệ thống
thoát nước nội đô TP đang
vướng phải chính là vấn đề
“ọc ngược nước” (nước từ
kênh rạch đổ vào nội đô khi
triều lên cao).
Các chuyên gia cũng nhận
định: Về nguyên lý ống cống
thông nhau,
hệ thống cống
rãnh chính là
ốngthônggiữa
mặt đường,
mặt phố và
kênhrạch.Khi
nước triềucao
hơn cao trình
cống, nước từ kênh rạch chảy
ngược vào đường phố, nhà
cửa, đô thị thông qua hệ thống
cống rãnh này.
Thực tế, nhiều khu vực
thấp trũng thuộc bờ hữu sông
Sài Gòn như quận 4, quận 7,
quận 8 và nặng nhất là huyện
Bình Chánh đã và đang phải
chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
từ việc ngập nặng do triều dù
trời không mưa.
Giải quyết ngập do
mưa kết hợp triều
Một trong những nỗi ám ảnh
của người dân TP.HCM nhiều
năm qua là tình trạng ngập do
mưa cùng lúc kết hợp triều
cường: Trên trút nước, dưới
nước dâng khiến TP như đang
bị nhấn chìm.
Theo đại diện
chủ đầu tưdự án,
trong tình huống
cực đoan nhất là
khi mưa lớn kết
hợp triều cao, hệ
thống quan trắc
kể trên sẽ phát
tín hiệu cảnh báo và các van
cống bắt đầu đóng lại, ngăn
triều xâm nhập vào kênh rạch.
Sau khi các van cống được
đóng lại hoàn toàn, các máy
bơm (chín máy bơm công suất
lớn lắp ở ba cống) sẽ tiến hành
bơmnước trực tiếp từ bên trong
kênh rạch nội đô đổ ra sông
lớn nhằm điều tiết cao trình
mực nước thấp hơn cao trình
1,3-1,5 m của hệ thống cống
thoát nước đô thị.
Một khi mực nước kênh rạch
nội đô thấp hơn cao trình 1,3-
1,5 m, nước mưa sẽ theo hệ
thống thoát nước đô thị thoát
ra kênh rạch và hệ thống máy
bơm công suất lớn tiếp tục hỗ
trợ cho thoát nước đô thị bằng
cách bơm nước ra sông ngòi.
Quá trình sẽ tiếp tục diễn ra
cho đến khi các hiện tượng cực
đoan liên quan đếnmưa và triều
chấm dứt. Đó là điểm khác biệt
cho dự án giải quyết ngập do
triều mà các dự án chống ngập
trước đây ởTP.HCMchưa hoàn
thiện được.
Tuy nhiên, lãnh đạo chủ đầu
tư dự án cũng cho rằng việc giải
quyết hoàn toàn ngập do mưa
không được dự án này đảmbảo
vì còn phụ thuộc vào hệ thống
cống rãnh, thoát nước. Vì vậy,
công tác khai thông cống rãnh
cũng như ý thức dân sinh trong
việc đảm bảo cống rãnh thông
thoáng rất quan trọng cho việc
chống ngập.
Liên quan đến dự án này,
Phó Chủ tịch UBNDTP.HCM
Trần Vĩnh Tuyến vừa có văn
bản giao Sở KH&ĐT khẩn
trương thực hiện đúng theo
chỉ đạo của UBND TP về
tiến độ toàn dự án (hiện đã
đạt khoảng 75%).
Về công tác bồi thường giải
phóng mặt bằng, ông Tuyến
giao UBND các quận, huyện
liên quan dự án khẩn trương
hoàn tất công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng, bàn giao
mặt bằng cho nhà đầu tư triển
khai dự án theo đúng tiến độ,
trước ngày 30-6 tới.•
Dự án chống
ngập 10.000
tỉ đồng đang
trong quá
trình triển
khai.
Ảnh:
PH.CƯỜNG
Đẩy nhanh dự án về đích
TP.HCM có diện tích hơn 2.000 km
2
, trong đó hơn 1.330 km
2
(63%) có cao độ dưới 1,5 m là nơi có địa hình thấp, chịu tác
động trực tiếp từ triều biển Đông nên thường xuyên xảy ra
tình trạng ngập.
Dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng do triều khu vực TP.HCM
có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) khởi công giữa
năm 2016 nhằm kiểm soát ngập do triều cường và chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570 km² và
khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và
trung tâm TP.HCM.
Trước đó, ôngNguyễnTâmTiến cho biết:“Hiện nhà đầu tư, cơ
quan chức năng liên quan và UBNDTP đang dần tháo gỡ từng
nút thắt khó khăn để dự án có thể chạy một cách thuận tiện,
trơn tru nhất nhằm đẩy nhanh dự án về đích đúng hẹn”.
Lãnh đạo chủ đầu
tư dự án khẳng định
TP.HCM hoàn toàn
không ngập do triều
khi dự án đi vào vận
hành thực tiễn.
Sau gầnmột năm triển khai chủ trương tháo
dỡ các lò gạch cũ ởQuảng Ngãi, đến nay
công tác này vẫn chưa thể hoàn tất do nhiều
vướngmắc.
Trước đó, ngày 6-6-2018, UBND tỉnh Quảng Ngãi
ban hành công văn giao Sở Xây dựng, Sở TN&MT,
công an tỉnh và các huyện phối hợp thực hiện yêu
cầu các chủ lò gạch phải tháo dỡ lò gạch (gồm lò thủ
công, lò thủ công cải tiến, lò đứng liên tục và lò sử
dụng nguyên liệu hóa thạch - gọi tắt là lò thủ công).
Tuy nhiên, đến nay tỉnh Quảng Ngãi mới xóa bỏ
được 51 lò, còn 198 lò (trong đó huyện Tư Nghĩa
có 80 lò) đang hoạt động. Các lò thủ công này nằm
xen lẫn trong khu dân cư, gần trường học. Khi các
lò hoạt động, môi trường bị ô nhiễm làm ảnh hưởng
đến sức khỏe và đời sống của người dân.
Bà Nguyễn Thị N. (thị trấn Sông Vệ, huyện Tư
Nghĩa) cho hay mấy chục năm sống gần các lò gạch,
gia đình bà luôn phải đối mặt với khói bụi, tiếng ồn.
“Ngày nào cũng hít khói bụi, người lớn chịu còn
không nổi huống gì trẻ con” - bà N. bức xúc.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết trong gần một
năm qua, nhiều chủ lò gạch đã không hợp tác với
địa phương để tháo dỡ. Bởi đây là nghề truyền
thống có từ rất lâu, là nghề mưu sinh không chỉ
riêng gia đình họ mà là của hàng trăm lao động
đang làm việc tại các lò.
Ông Lê Tấn Cảnh (xã Nghĩa Phương, huyện Tư
Nghĩa), chủ một lò gạch, cho biết gia đình ông đã
gắn bó với nghề làm gạch thủ công hơn 20 năm.
Đây là nghề mang lại thu nhập chính, nuôi sống gia
đình và hàng chục lao động đang làm việc.
“Vì lợi ích chung của xã hội, bản thân tôi sẵn
sàng tháo dỡ. Tuy nhiên, những lao động đang làm
việc cho gia đình tôi nay nghỉ việc họ sẽ làm gì?
Tôi mong Nhà nước, các cấp có phương án tạo điều
kiện, hỗ trợ cho chúng tôi trong quá trình tháo dỡ và
chuyển đổi nghề nghiệp” - ông Cảnh nói.
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, ông Lê Trung
Thành, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa, thừa nhận
công tác tháo dỡ các lò gạch thủ công tại huyện gặp
rất nhiều khó khăn. Vướng mắc lớn nhất trong gần
một năm qua là người dân không hợp tác với chính
quyền địa phương. Sau thời gian tuyên truyền, vận
động thì hiện nay tình hình đã khả quan hơn.
“Huyện đã thành lập đoàn công tác, tổ chức đối
thoại và bàn nhiều giải pháp hỗ trợ cho người dân.
Hiện nay huyện đang xin ý kiến Thường vụ Tỉnh
ủy trích ngân sách để hỗ trợ tháo dỡ, dự kiến mỗi lò
7-10 triệu đồng” - ông Thành nói.
Ông Nguyễn Minh Đạo, Chánh Văn phòng UBND
tỉnh Quảng Ngãi, cho biết sắp tới tỉnh tiếp tục chỉ
đạo các địa phương tìm giải pháp phù hợp với đặc
thù từng địa phương để thực hiện việc xóa bỏ lò thủ
công.
“Về việc làm, tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan
hỗ trợ về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo điều
kiện cho hộ dân vay vốn từ Quỹ bảo vệ môi trường
tỉnh. Đối với người lao động trong độ tuổi lao động
tại các cơ sở lò thủ công, nếu có nguyện vọng học
nghề sẽ được tham gia các lớp đào tạo nghề tại các
trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường
xuyên; được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề
theo quy định của tỉnh” - ông Đạo cho hay.
THANH NHẬT
Lò gạch vẫn hoạt độngmặc dù có yêu cầu tháo dỡ của
UBND tỉnhQuảngNgãi. Ảnh: T.NHẬT
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook