094-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứHai 29-4-2019
Nghịch lý: Thái Lan đòi mua gạo,
doanh nghiệp Việt khó bán!
QUANGHUY
N
ghị định 107/2018 thay
thế Nghị định 109/2010
về kinh doanh xuất
khẩu gạo đã bãi bỏ một số
điều kiện gây khó cho doanh
nghiệp (DN) muốn gia nhập
ngành kinh doanh này. Tuy
nhiên, nhiều DN vẫn đang
mất nhiều thời gian, vốn
đầu tư để đáp ứng các điều
kiện phải có kho chứa, có
nhà máy để được cấp phép
xuất khẩu gạo.
Lỡ mất nhiều cơ hội
ÔngPhạmMinhThiện,Tổng
Giám đốc Công ty TNHH
Cỏ May, kể cách đây không
lâu, khi tham dự hội chợ về
gạo tại Thái Lan, ông quyết
định mang gạo Việt Nam
(VN) theo giới thiệu. Điều
này khiến nhiều người ngạc
nhiên vì Thái Lan vốn là quốc
gia xuất khẩu gạo mạnh, là
đối thủ so kè của gạoVN trên
thị trường quốc tế.
“Tôi chọn gạo ST của TS
Hồ Quang Cua (Sóc Trăng)
mang sang chào hàng người
dân nước bạn. Trong mấy
ngày hội chợ, tôi đưa gạo ST
ra nấu, mùi cơm thơm lừng,
thêm chút nước mắm, nấm
rơm, chà bông…và thế là rất
đông người đến xếp hàng để
thưởng thức. Sau đó, sáu đối
tácThái Lan đến đặt hàngmua
gạo VN” - ông Thiện chia sẻ.
Điều đáng nói là dù đối tác
Thái Lan muốn mua gạo Việt
nhưng ông Thiện đành phải
lắc đầu. “Tôi từ chối vì mình
chưa có giấy phép xuất khẩu
nên chưa thể ký kết với họ” -
ông Thiện tiếc nuối. Ông cho
hay hiện Cỏ May chưa đáp
ứng đủ điều kiện có kho chứa
theo quy định của Nghị định
107. Vì thế, hiện để xuất khẩu
gạo sang Singapore, công ty
phải thông qua một DN lớn
có giấy phép xuất khẩu.
“Chúng tôi đang phải đi
đường vòng, chấp nhận trả
nhiều chi phí, giảm lợi nhuận
và nhiều rủi ro khác để xuất
khẩu sản phẩm gạo mang
thương hiệu của mình sang
Singapore. Nếu áp dụng cách
nàyđể xuất khẩugạo sangThái
Lan thì công ty không có lời.
Trong khi đó, nếu được xuất
khẩu gạo trực tiếp thì công ty
không phải tốn những khoản
chi phí trên” - ông khẳng định.
Nhiều DN kinh doanh gạo
khác cũnggặpnhữngkhókhăn
tương tự do vướng các quy
định tại Nghị định 107, chủ
yếu là quy định thương nhân
được kinh doanh xuất khẩu
gạo phải có ít nhất một kho
chuyên dùng để chứa thóc,
gạo phù hợp với tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Đặc biệt, quy
định thương
nhân có giấy
chứng nhận
đủ điều kiện
kinh doanh
xuất khẩu gạo
không được
cho thuê lại
kho chứa, cơ
sở xay xát, chế biến thóc,
gạo… đã khiến nhiều công
ty nhỏ buộc phải đầu tư vốn
lớn để xây kho chứa, nhà
máy xay xát (vì đi thuê rất
khó khăn).
Đừng đánhmất lợi thế
của gạo Việt
Theo GS Võ Tòng Xuân,
thời gian gần đây sản xuất
lúa ở nước ta có sự đổi mới.
Nhiều công ty xuất khẩu buộc phải đầu tư vốn lớn để xây kho chứa, nhàmáy xay xát nếumuốn
đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận xuất khẩu. Ảnh: Q.HUY
Đau đầu với “bẻ kèo” hợp đồng
Một vấn đề khiến nhiều DN xuất khẩu gạo khó xử là xây
dựng cánh đồng lớn. Ông NguyễnVăn Đôn, Tổng Giámđốc
Công ty Việt Hưng, cho biết trở ngại trong việc xây dựng
cánh đồng lớn là có nhiều nông dân thường xuyên“bẻ kèo”
khiến DN rất khó khăn về nguồn nguyên liệu.
“DN cung cấp giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hỗ
trợ kỹ thuật… nhưng nhiều nông dân đến khi thu hoạch
thấy giá cao lại bán cho thương lái. Dù hợp đồng có quy
định chế tài nhưng họ không sợ, sẵn sàng đền vì vẫn còn
lời” - ông Đôn nói.
Nhiều DN vẫn đang
mất nhiều thời gian,
vốn đầu tư để đáp
ứng các điều kiện
phải có kho chứa, có
nhà máy để được cấp
phép xuất khẩu gạo.
Tiêu điểm
Theo Cục Chế biến và phát
triển thị trường nông sản (Bộ
NN&PTNT), xuất khẩu gạo ba
tháng đầu năm 2019 ước đạt
1,43 triệu tấn với kim ngạch
593 triệu USD, giảm 3,5% về
khối lượngvàgiảmhơn20%về
giá trị so với cùng kỳ năm2018.
Giá gạo xuất khẩu bình quân
hai tháng đầu năm 2019 đạt
404 USD/tấn, giảm 18% so với
cùngkỳnăm2018.Philippineslà
thị trường xuất khẩu gạo hàng
đầu của VN với 40% thị phần.
Nông dân sử dụng phân hữu
cơ, phân vi sinh, giảm phân
hóa học cho nên ít sâu bệnh,
nhiều giống lúa tương đối
chất lượng, ngon cơm hơn.
Nhiều DN đã xây dựng nhà
máy, vùng nguyên liệu rất tốt,
có logo thương hiệu riêng.
Chất lượng gạo Việt đang
được thị trường tiêu dùng
đón nhận tốt.
“Gạo Thái chất lượng có
thể tốt nhưng mỗi năm chỉ
thu hoạch một vụ nên gạo để
lâu thành gạo cũ, không còn
tươi ngon. Trong khi đó, VN
mỗi năm có 2-3 vụ nên luôn
có gạo mới xuất khẩu. Đấy
là lý do gạo Việt có thể xuất
hiện trên kệ các siêu thị ở
Singapore. Vấn đề hiện nay
là DN phải làm tốt thương
hiệu, bao bì sản phẩm, tăng
cường tiếp thị mở rộng thị
trường” - GS Xuân chia sẻ.
GSVõTòngXuân cũng cho
rằng trong cơ
chế thị trường
như hiện nay,
các DNmuốn
xuất khẩu gạo
thành công thì
phải có tính
chuyênnghiệp
và tạo được
uy tín trên thị
trường thế giới. Mặt khác,
các thị trường nhập khẩu
hiện không chỉ thay đổi cơ
chế nhập khẩu gạo mà còn
bắt đầu có những yêu cầu cao
về chất lượng sản phẩm. Do
vậy, các DN phải có sự liên
kết với nông dân, các hợp tác
xã để xây dựng vùng nguyên
liệu có thể truy xuất được
nguồn gốc sản phẩm, sản
xuất theo hướng an toàn vệ
Thái Lanmuốnmua gạo Việt vì là gạomới, nấu cơmngon, giá cạnh tranh nhưng nhiều doanh nghiệp
trong nước không thể ký hợp đồng xuất khẩu.
sinh thực phẩm. Từ đó góp
phần nâng cao chất lượng sản
phẩm, tạo thương hiệu cho
chính DN cũng như ngành
gạo VN.
Tuy nhiên, GS Xuân cho
rằng xuất khẩu gạo cũng cần
sự hỗ trợ, trách nhiệm từ cơ
quan quản lý, hiệp hội trong
việc cung cấp thông tin thị
trường, xúc tiến thương mại,
xây dựng thương hiệu, tạo
điều kiện cho DN xuất khẩu.
Đồng quan điểm, đại diện
nhiều DN kinh doanh gạo cho
hay tình trạng cạnh tranh, bán
phá giá thường xảy ra ngay
chính trên sân nhà. Vì vậy,
các DN trông chờ Hiệp hội
Lương thực VN (VFA) phải
sớm thay đổi trong quản lý,
điều hành nhằm tạo sự phối
hợp giữa các DN để khi đi
đấu thầu có thể đưa ra mức
giá có lợi nhất cho nông dân
và DN.•
Đằng sau cái bắt tay giữaFPTvàNguyễnKim
Hai nha ban le điên may va công nghê có tiếng trong nước
la Nguyên Kim va FPT vừa đưa ra mô hinh liên kết mua
sắm trực tuyến những mặt hàng điện máy của Nguyễn Kim
trên trang web mua săm online của FPT Shop. Du chi la thư
nghiêm nhưng nhiêu chuyên gia cho răng đông thai nay cho
thây thi trương thương mai điên tư (TMĐT) Viêt Nam ngay
cang canh tranh khôc liêt. Cac doanh nghiệp vưa va nho nếu
không chuyên minh sơm sẽ dễ bi loai khoi sân chơi nay.
Chia se lý do chọn Nguyên Kim làm đối tác, bà Nguyễn
Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc FPT
Retail, cho biêt DN của bà đã nghiên cứu thị trường này nhiều
năm trước, bây giờ là thời điểm phù hợp để hợp tác. Việc hợp
tác lần này dựa trên cơ sở tối ưu thế mạnh sẵn có của đôi bên,
đa dạng hóa sản phẩm, mang lại cho khách hàng hiện hữu
nhiều ưu đãi và cơ hội tiếp cận thêm sản phẩm khác.
Cung theo ba Điêp, trước làn sóng bùng nô TMĐT, FPT
Retail sẽ đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá
sao cho phù hợp nhất với phương thưc bán hàng online. Bên
canh đo, ba Điêp nhin nhân thị trường TMĐT Việt Nam phát
triển khá nhanh và vẫn còn nhiều tiềm năng tăng trưởng.
Môi trường và hệ sinh thái gôm cơ sở hạ tầng viễn thông,
công nghệ thông tin, các chính sách của nhà nước, dịch vụ
logistics, công nghệ mới cũng như việc ngày càng hoàn thiện
các cổng thanh toán trực tuyến đang và sẽ hỗ trợ rất tốt cho
sự phát triển mạnh hơn nữa của TMĐT.
Theo ông Trương Văn Quy, Giam đôc điêu hanh EQVN
(đơn vị đào tạo digital marketing đầu tiên tại Việt Nam), việc
bắt tay của Nguyễn Kim và FPT cho thấy vai trò của công
nghệ trong công ty bán lẻ trực tuyến đang thay đổi.
Phân tich ro hơn, ông Quy cho rằng quá trình chuyển đổi
số đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường thương mại toàn
cầu. Các công ty bán lẻ truyền thống sẽ có ba chiến lược cơ
bản để thích nghi với quá trình này. Thư nhât là tự xây dựng
đội ngũ công nghệ và TMĐT bên trong doanh nghiệp, điều
mà Thê Giơi Di Động làm từ năm 2005 hay Vingroup đã làm
với Adayroi.vn. Thư hai là mua lại các công ty TMĐT và thư
ba là hợp tác chiến lược với các công ty công nghệ TMĐT.
Theo ông Quy, liên doanh Nguyên Kim - FPT sẽ làm thị
trường TMĐT Việt Nam có thêm thành viên mới. Tuy vậy,
để cạnh tranh với Thê Giơi Di Động, Lazada, Shopee, Tiki
hay Adayroi thì hai đơn vị này còn rất nhiều việc để làm.
Cùng đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng
cần sớm bắt tay vào quá trình chuyển đổi số nếu vẫn muốn
tôn tại trên thị trường trong thời gian tới.
Cung quan điêm, ông Vo Thê Thăng, chuyên gia vê TMĐT,
phân tich: Nguyên Kim la nha ban le điên may lâu năm tai
TP.HCM va Ha Nôi. Trong khi FPT la đơn vi manh vê công
nghê, co kinh nghiêm triên khai cac san TMĐT như Shopee…
Viêc liên kêt giưa hai doanh nghiệp la tân dung thê manh cua
nhau và đây có thể là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.
Thi trương TMĐT con dư đia lơn nhưng rồi se chỉ la sân
chơi cua cac doanh nghiệp lơn, giống như xu hương trên thê
giơi là Mỹ có sàn TMĐTAmazon và Ebay, Trung Quôc co
Alibaba... Các doanh nghiệp nho rất kho mà chen chân vao
thi trương nay nếu không co nhưng san phâm đăc thu, tim ra
thi trương ngach, tao sư khac biêt vơi nhưng san TMĐT lơn.
TÚ UYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook