106-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 15-5-2019
HÀPHƯỢNG
S
áng 14-5, Bộ GD&ĐT
tổ chức hội nghị trực
tuyến toàn quốc về công
tác chuẩn bị tổ chức kỳ thi
THPT quốc gia và tuyển sinh
đại học, cao đẳng năm 2019.
Rà soát nhân sự tại
ba điểm nóng
SơnLa,HòaBình,HàGiang
là ba tỉnh để xảy ra bê bối gian
lận thi cử chấn động trong
kỳ thi THPT quốc gia 2018,
do đó tại hội nghị trực tuyến
sáng 14-5, công tác tổ chức
thi của các tỉnh này được Bộ
GD&ĐT khá lưu ý.
Phát biểu tại hội nghị, ông
Trần Đức Quý, Phó Chủ tịch
UBND, Trưởng ban chỉ đạo
thi THPT quốc gia 2019
tỉnh Hà Giang, cho biết:
Thể hiện quyết tâm hoàn
thành tốt kỳ thi THPT quốc
gia 2019, đồng thời để đảm
bảo kỳ thi nghiêm túc, công
bằng, khách quan, tỉnh đã
cho thành lập ban chỉ đạo
thi ở từng huyện. Đồng thời,
tỉnh cũng cho rà soát từng
thành viên trong ban chỉ
đạo. Thành viên nào liên
quan đến năm trước hay có
vấn đề sẽ không dùng tiếp
cho năm nay. Tỉnh cũng chú
trọng, lựa chọn kỹ nhân sự
tham gia công tác thi, có
phương án hỗ trợ thí sinh...
“Với bài học của năm2018,
địa phương tổ chức kỳ thi năm
nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh:
Chuẩn bị dù có chu đáo đến
mấy nhưng tuyệt đối không
được chủ quan, các khâu kiểm
tra, thanh tra phải được hết
sức coi trọng.
Ngoài ra, người đứng đầu
ngành giáo dục cũng lưu ý ba
nhóm việc để các địa phương
ghi nhớ.
Thứ nhất, phải nhận diện
rất rõ công việc phải làm.
Thứ hai, phải phân công đúng
người, đúng việc và từng
người phải biết trách nhiệm,
yêu cầu công việc của mình.
Và cuối cùng, mỗi việc phải
có quy trình cụ thể, chặt chẽ.
“Ba nhóm việc trên đều
phải tăng cường thanh tra,
kiểm tra để phát hiện sơ hở,
thiếu sót, từ đó nhanh chóng
khắc phục. Cùng với đó, lưu
ý lựa chọn nhân sự tham gia
kỳ thi không chỉ đáp ứng
yêu cầu về chuyên môn mà
cả phẩm chất đạo đức” - Bộ
trưởng Nhạ nói.
Ngoài ba nhóm việc trên,
Bộ trưởng Nhạ nhắc nhở các
địa phương năm vấn đề cần
lưu tâm liên quan đến coi thi;
chấm thi; thanh tra, kiểm tra;
đảm bảo an ninh trong và
ngoài phòng thi, đảm bảo cả
thể chất và tinh thần cho thí
sinh, cán bộ làm công tác thi
cử; công tác hậu cần. Đối với
nămnhómviệc trêncần rà soát,
phân công, phân nhiệm nhịp
nhàng, đặc biệt phát huy tinh
thần chủ động của địa phương.
“Chúng ta tuyệt đối không
chủ quan, dù là nhỏ nhất” - Bộ
trưởng Nhạ nhấn mạnh điều
này trước yêu cầu kỳ thi năm
nay phải đạt mục tiêu là giảm
áp lực, an toàn, công bằng,
khách quan, tạo được niềm
tin trong xã hội.•
Thi THPT 2019: Cam kết
không để xảy ra tiêu cực
Mọi công tác
chuẩn bị cho
kỳ thi THPT
quốc gia 2019
cơ bản đã
hoàn tất, các
tỉnh để xảy ra
gian lận thi
cử nghiêm
trọng đã siết
các khâu tổ
chức kỳ thi.
BộtrưởngBộGD&ĐTchobiết
nội dung của đề thi THPT 2019
nằmchủyếutrongchươngtrình
lớp12,bámsátđềthithamkhảo.
Mục đích của kỳ thi là kiểm tra,
đánhgiánănglựcngườihọcsau
12 năm nhưng sẽ nhẹ nhàng,
không gây áp lực.
Tiêu điểm
Bộ trưởng Phùng XuânNhạ: “Tuyệt đối không chủ quan dù ở khâu nhỏ nhất của kỳ thi THPT quốc gia”.
tỉnh sẽ không để những tồn tại
của năm trước diễn ra, trên cơ
sở đánh giá lại sai phạm của
năm trước để tìm ra những
kẽ hở. Chúng tôi quyết tâm
tổ chức kỳ thi năm nay hiệu
quả, chắc chắn không để xảy
ra tiêu cực” - ông Quý nói.
Đây cũng là tinh thần của
địa phương để xảy ra tiêu cực
trong thi cử như Sơn La, Hòa
Bình. Tại Hòa Bình, với gần
9.000 thí sinh đăng ký dự thi
THPT quốc gia 2019, lãnh
đạo Sở GD&ĐT tỉnh này cho
biết công tác chuẩn bị kỳ thi
đã ổn định từ cơ sở vật chất
đến kinh phí…
Đối với tỉnh Sơn La, ông
Phạm Văn Thủy, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh, Trưởng ban
chỉ đạo thi THPT quốc gia
2019, cho biết tỉnh đã thực
hiện nghiêm túc quy chế và
quy trình thi do Bộ GD&ĐT
ban hành. Công tác chuẩn
bị cơ sở vật chất, tài chính
cho kỳ thi năm nay đảm bảo
đúng tiến độ đề ra. Rút kinh
nghiệm từ năm trước, đại diện
ban chỉ đạo thi tỉnh Sơn La
cam kết Sơn La năm nay sẽ
quyết tâm thực hiện tốt kỳ thi
THPT quốc gia.
Ba nhóm việc địa
phương cần ghi nhớ
Lưu ý đến ba tỉnh để xảy
ra gian lận thi cử năm 2018
cũng như lưu ý chung với 63
Lưu ý lựa chọn
nhân sự tham gia
kỳ thi không chỉ
đáp ứng yêu cầu về
chuyên môn mà cả
phẩm chất đạo đức.
Đãbáokiểmlâmvề cặp“rắnhổmây”khủngởnúi Cấm
Một nhóm công nhân, kỹ sư người ẤnĐộ đã phát hiện và bắt được cặp rắn hổmây khủng gần 60 kg ở núi Cấm, AnGiang.
Sáng 14-5, PV
Pháp Luật TP.HCM
 có mặt tại chuồng
nuôi nhốt tạm cặp rắn khổng lồ, nặng đến 30 kg/con. Đó
là một chuồng nuôi trong khu du lịch di tích lịch sử đồi
Tức Dụp, xã An Tức, huyện Tri Tôn, An Giang.
Quan sát thấy rõ hai con rắn rất khỏe mạnh, mỗi con dài
tầm 6-7 m, nặng chừng 30 kg.
Theo ông Trương Vĩnh Thành, Phó Tổng Giám đốc Tập
đoàn Sao Mai, người đang tạm nuôi giữ cặp rắn, hai con
rắn này được các công nhân người Ấn Độ bắt dưới chân
núi Cấm, thuộc huyện Tịnh Biên, An Giang.
Các công nhân này đã phát hiện cả ổ rắn trong lúc thi
công một công trình điện mặt trời. Họ đã tập trung bắt
được cả ổ, gồm rắn đực, rắn cái và một số rắn con. Theo
nhiều người dân địa phương, đây là loài rắn hổ mây mà
trong dân gian vẫn kể nhau nghe về sự to lớn, nhanh nhẹn
và oai phong.
Liên quan đến vụ việc này, ông Trần Phú Hòa, Chi cục
trưởng Chi cục Kiểm lâm (Sở NN&PTNT tỉnh An Giang),
cho biết đã nắm được thông tin và bước đầu cho lực lượng
kiểm lâm tiếp cận để nắm bắt tình hình và các thông tin
liên quan.
“Ngày 15-5, chi cục sẽ có đoàn công tác phối hợp cùng
cơ quan có liên quan đến trực tiếp kiểm tra, xác minh các
bên, thu thập thông tin liên quan, qua đó xác định cặp rắn
có nằm trong danh mục thực-động vật quý hiếm phải bảo
tồn theo quy định hay không” - ông Trần Phú Hòa nói.
Khi PV hỏi qua thông tin phản ánh và hình ảnh chụp,
clip cho thấy có vẻ đó là rắn hổ mây, ông Trần Phú Hòa
cho biết đến thời điểm này do chi cục chưa có xác minh,
kiểm tra cụ thể nên chưa thể khẳng định đó có phải là rắn
hổ mây hay không. “Rắn có rất nhiều loại, phải xác minh
cụ thể mới có thể kết luận được nên chưa thể minh định rõ
do có những đặc điểm về màu da và một số đặc điểm khác
của một số loại trông giống nhau. Do vậy phải chờ kết quả
xác minh, coi kỹ và sau đó chi cục sẽ có báo cáo cụ thể
cũng như đề xuất hướng xử lý” - ông Hòa nói thêm.
Trong khi đó, chiều cùng ngày, trao đổi với
PLO
, một
lãnh đạo quản lý dự án điện mặt trời ở An Hảo, trực thuộc
Tập đoàn Sao Mai khẳng định cặp rắn nói trên do công
nhân trong quá trình phát quang, thi công tuyến đường và
hệ thống thoát nước đã phát hiện, bắt được.
“Cặp rắn này và một số rắn nhỏ khác anh em công nhân
bắt được cách nay vài tháng và sau đó có báo về cho ban
quản lý dự án để nhốt lại. Do không rõ đây là loại rắn nào,
có nằm trong sách đỏ hay không và không biết xử trí như
thế nào nên chúng tôi tạm thời nhốt lại và chuyển về khu
du lịch ở đồi Tức Dụp, huyện Tri Tôn, An Giang để nhốt
cho đảm bảo vì khu du lịch này có cổ phần của tập đoàn.
Hiện nay phía tập đoàn đã báo cho cơ quan chức năng và
kiểm lâm để cơ quan chuyên môn kiểm tra, xác định cặp
rắn thuộc chủng loại nào, thuộc sách đỏ hay không để có
hướng xử lý” - lãnh đạo quản lý dự án điện mặt trời ở An
Hảo, trực thuộc Tập đoàn Sao Mai nói.
Vị này cũng cho biết nếu cơ quan chức năng xác định
loài rắn này thuộc danh mục sách đỏ thì sẽ bàn giao lại
cho Nhà nước để xử lý theo quy định về bảo vệ thực vật,
động vật quý hiếm.
Phía quản lý dự án điện mặt trời ở An Hảo, trực
thuộc Tập đoàn Sao Mai cũng cho biết phạm vi dự án điện
mặt trời nằm trên địa bàn xã An Hảo và tiếp giáp với khu
vực rừng phòng hộ của núi Cấm nên quá trình các nhà
thầu phụ thi công chặt cây để san lấp mặt bằng, mở đường
và thi công thoát nước đã phát hiện rất nhiều rắn.
Núi Cấm còn được gọi là núi Ông Cấm hay Thiên Cấm
Sơn, là một trong bảy ngọn núi ở An Giang. Núi Cấm
cao 705 m, cao nhất ĐBSCL. Người dân địa phương cho
biết vùng núi Cấm ngày xưa cây cối tốt tươi, có rất nhiều
hươu, nai, hổ, báo..., đặc biệt là rắn hổ mang chúa.
TRẦN VŨ - GIA TUỆ
Đầu rắn to bằng nửa cục gạch ống. Ảnh: TRẦNVŨ
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook