106-2019 - page 13

13
Đời sống xã hội -
Thứ Tư 15-5-2019
Nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất
tăng tuổi hưu
Ông PhạmMinhHuân, nguyênThứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, cho rằng cần đưa ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu
cụ thể cho từng đối tượng.
VIẾT LONG
“H
iệnnaybộmáyhành
chính của chúng ta
kém hiệu quả, nếu
tăng tuổi nghỉ hưu vô tình giữ
lại bộmáyhànhchínhyếukém,
trong khi đó nhiều sinh viên
ra trường năng động, sáng tạo
lại không có việc làm…”. Đó
là vấn đề được ông Trương
Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp
hội Dệt may Việt Nam, đưa
ra tại hội thảo góp ý dự thảo
Bộ luật Lao động (sửa đổi) từ
cộng đồng doanh nghiệp, do
Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ
chức ngày 14-5.
Tuổi thọ tăng nhưng
sức lao động có tốt?
Đồng tình với quan điểm
tăng tuổi nghỉ hưu nhưng ông
Cẩm cho rằng cần xem xét lại
thời điểm tăng. Vì theo ông
Cẩm, Việt Nam vẫn đang
trong thời kỳ cơ cấu dân số
vàng, khả năng kéo dài đến
năm 2035, nếu tăng sớm sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến thị
trường lao động.
“Hiện nay mỗi năm cả
nước có 220.000 sinh viên tốt
nghiệp không có việc làm. Cơ
cấu công, nông nghiệp, dịch
vụ chưa cân đối nên chúng ta
phải xem xét…” - ông Cẩm
nêu quan điểm.
Thừa nhận tuổi thọ người
Việt đang cao hơn trước do
tiến bộ về y tế nhưng theo
ông Cẩm, tuổi cao không
đồng nghĩa với thể trạng
sức khỏe tốt, khả năng làm
được công việc khi tuổi
cao, đặc biệt với các ngành
dệt, may, da giày cần nhanh
tay, nhanh mắt, nhanh chân,
người lao động phải ra khỏi
dây chuyền sớm. Việc tăng
tuổi nghỉ hưu làm giảm tỉ lệ
hưởng lương hưu, như vậy
sẽ hình thành một tầng lớp
người dân có thu nhập rất
thấp khi về già.
Ông Phạm Minh Huân,
nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-
TB&XH, cho rằng cần đưa
ra lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu
cụ thể cho từng đối tượng.
Tuy nhiên, hiện nay dự thảo
Bộ luật Lao động đang “dàn
hàng ngang”.
“Trước đây, để chuẩn bị
việc tăng tuổi hưu, chúng tôi
có đưa ra lộ trình tăng trước
đối với khu vực hành chính
sự nghiệp, doanh nghiệp tăng
sau, như vậy nó rất rõ ràng…
Như hiện nay tôi cũng hơi lo.
Vì tăng tuổi nghỉ hưu chắc
chắn sẽ ảnh hưởng đến thị
trường lao động, nếu như
tổng việc làm không tăng,
số người ở lại ảnh hưởng số
người chưa có việc làm. Nên
kinh nghiệm các nước họ đã
làm thì phải có lộ trình đi
từng bước…” - ông Huân
nhấn mạnh.
Trong khi đó, các đại biểu
cho rằng lao động nữ rất sợ
tăng tuổi nghỉ hưu. Vì vậy
sau khi nghe tăng tuổi hưu,
nhiều người liền “chạy” giấy
giám định sức khỏe để nghỉ
hưu trước tuổi.
Tính số ngày nghỉ
Tết thỏa đáng cho
NLĐ xa quê
Bàn về ngày nghỉ Tết, ông
Cẩmcho rằng dự thảo nên giữ
theo phương án đang được áp
dụng. Theo đó, trường hợp
ngàynghỉTết nguyênđán trùng
vào ngày nghỉ cuối tuần thì
người lao động (NLĐ) được
nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
“Đối với ngành dệt may,
nhiều lao động ở quê xa. Vì
vậy, doanh nghiệp càng tạo
điều kiện cho họ có ngày
nghỉ bù Tết dài họ mới quay
lại làm việc. Đơn cử, nhiều
doanh nghiệp dệt may ở khu
vực phía Nam còn cho NLĐ
Tiêu điểm
Việc quy định ngày
nghỉ Tết nguyên
đán ngắn quá sẽ
khó đảm bảo được
lịch nghỉ trọn vẹn
cho NLĐ xa quê bên
người thân sau một
năm làm ăn xa.
Không nên bổ sung
ngày nghỉ lễ 27-7
Nhiều ý kiến cho rằng quy
địnhbổ sungngày nghỉ lễ 27-7
(dương lịch) để tri ân những
người có công với cách mạng
là khôngphùhợpvớimụcđích,
ý nghĩa. Ngược lại, ngày này
phải động viên NLĐ hăng say
lao động và dùng khoản tiền
đó để tri ân những người có
công với cách mạng.
Nhiều ngành lao động cần sự nhanh tay, tinhmắt của người lao động đang gặp vướngmắc trước
đề xuất tăng tuổi hưu. Ảnh: HOÀNGGIANG
nghỉ Tết tới tận hết rằm tháng
Giêng” - ông Cẩm lý giải.
Đồng quan điểm, bà Đỗ
Thị Thúy Hương, đại diện
Hiệp hội Điện tử Việt Nam,
cho rằng việc thay đổi nghỉ
Tết là không cần thiết. Hiện
doanh nghiệp ngành điện tử
tập trung đông lao động tại
một vài địa phương. Do đó
khi nghỉ Tết, NLĐ từ nơi làm
việc cần một khoảng thời
gian di chuyển về gia đình.
Việc quy định ngày nghỉ Tết
nguyên đán ngắn quá sẽ khó
đảm bảo được lịch nghỉ trọn
vẹn cho họ bên người thân
sau một năm làm ăn xa.
Đồng quan điểm, ông
Phạm Minh Huân, nguyên
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH,
cho rằng năm 1994, khi Luật
Lao động mới hình thành
đã có quy định nghỉ bù dịp
Tết nguyên đán. Đây là quy
định có tính nhân văn và
giúp NLĐ có thể giải quyết
tình trạng ách tắc tàu xe mỗi
dịp trước và sau Tết nguyên
đán. Do đó, dự thảo nên giữ
nguyên theo quy định hiện
hành về ngày nghỉ bù dịp
Tết nguyên đán.•
Nên tính lũy tiến tiền lương giờ làm thêm
Theo luật gia Trần Văn Triều, Giám đốc Trung tâmTư vấn
pháp luật, Liên đoàn Lao động TP.HCM, dự thảo Bộ luật
Lao động nên quy định mở rộng khung thỏa thuận về thời
gian làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm trong những trường
hợp đặc biệt, thay vì 300 giờ/năm như quy định hiện hành.
Ông Triều đề xuất nên quy định trả tiền lương làm thêm
giờ cho NLĐ tính theo lũy tiến nhằm đảm bảo quyền lợi
cho NLĐ. Đồng thời, đây cũng là biện pháp khắc phục tình
trạng các doanh nghiệp không tuyển dụng số lượng lao
động phù hợp quy mô doanh nghiệp mà huy động làm
thêm giờ.
TRÚC PHƯƠNG
Ngày 14-5, trao đổi với 
Pháp Luật TP.HCM
, lãnh
đạo UBND TP Huế cho biết
Thường vụ Tỉnh ủy Thừa
Thiên-Huế đã thống nhất
chọn Công viên 3-2 để đặt
bức tượng “Người đàn ông
cúi đầu” do thị trưởng TP
Namyangju (tỉnh Gyeonggi,
Hàn Quốc) tặng TP Huế.
Công viên 3-2 ven bờ Nam
sông Hương (đoạn trước
Trường ĐH Sư phạm Huế)
hiện tại có nhiều tác phẩm điêu
khắc của các nghệ sĩ quốc tế
trưng bày.
Ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế, cho
biết sau khi Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất về chủ trương
nhận tượng và vị trí đặt thì Ủy ban TP sẽ có thông báo gửi
đến thị trưởng TP Namyangju. Còn việc nhận và đặt tượng
hiện vẫn chưa có thời gian cụ thể.
Như 
Pháp Luật TP.HCM
đã đưa tin, ông Cho Kwang
Han, Thị trưởng TP Namyangju (tỉnh Gyeonggy), ngỏ ý
tặng cho Huế, TP hợp tác hữu nghị với TP Namyangju,
một bức tượng mang tên “Người đàn ông cúi đầu”. Khi có
ý định tặng bức tượng, phía thị trưởng tại Hàn Quốc gợi
ý ba vị trí đặt tượng là kinh thành Huế, chợ Đông Ba và
Công viên bờ Bắc sông Hương (đoạn công viên đối diện
Trung tâm Văn hóa Huế).
Tuy nhiên, tại các cuộc họp, nhiều nhà nghiên cứu có
ý kiến bức tượng trên quá cao so với các tượng đã dựng
trên hai bờ sông Hương nên không phù hợp với cảnh quan
Huế, gây khó khăn cho những tượng đài quan trọng sẽ
dựng ở Huế trong tương lai.
Sau khi lắng nghe ý kiến đóng góp của các nhân sĩ, trí
thức và đại diện các sở, ban, ngành, TP Huế đã đề xuất
vị trí lắp đặt là tại Công viên Lý Tự Trọng, trước BV
Trung ương Huế, gần vị trí kết thúc của cầu đi bộ trên
sông Hương. Tuy nhiên, tại cuộc họp gần đây, Thường
vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế đã chọn Công viên 3-2 là vị
trí đặt tượng.
NGUYỄN DO
Tượng “Người đàn ông
cúi đầu” sẽ được đặt tại
Công viên 3-2, TPHuế.
Ảnh: INTERNET
Phạt 2 người Trung Quốc tự ý đám cưới
với phụ nữ Vĩnh Long
UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có quyết định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội đối với hai người đàn ông quốc tịch Trung Quốc (TQ)
vì tổ chức đám cưới với phụ nữ Việt Nam (VN) trái phép.
Theo quyết định xử phạt, ông Yang Minghui và ông Lu
Quan Cheng (cùng quốc tịch TQ) nhập cảnh vào VN bằng
thị thực du lịch ký hiệu “DL” nhưng hai người này đã tổ
chức lễ kết hôn với phụ nữ ở Vĩnh Long khi chưa làm thủ
tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật VN.
Hành vi của hai người này đã vi phạm hành chính là
“người nước ngoài nhập cảnh, hành nghề hoặc có các
hoạt động khác tại VN mà không được phép của cơ
quan có thẩm quyền của VN”.
Căn cứ vào Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày
12-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy;
phòng, chống bạo lực gia đình, UBND tỉnh quyết định
xử phạt hành chính đối với ông Yang Minghui và ông Lu
Quan Cheng mỗi người 20 triệu đồng.
HẢI DƯƠNG
Huế chốt địa điểm đặt tượng “Người đàn ông cúi đầu”
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16
Powered by FlippingBook