106-2019 - page 9

9
Tiêu điểm
Ảnh nhỏ:
Tân Chủ tịchHĐNDTP.HCMNguyễn Thị Lệ phát biểu tại buổi giámsát. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
Dự án chống ngập khủng
vẫn kẹt mặt bằng
Chủ đầu tư dự án chống ngập 10.000 tỉ đồng camkết nếumặt bằng được
bàn giao vào ngày 30-6 thì dự án sẽ cơ bản hoàn thành cuối nămnay
hoặc đầu năm sau.
KIÊNCƯỜNG
N
gày 14-5, tân Chủ tịch
HĐNDTP.HCMNguyễn
Thị Lệ và đoàn đại biểu
HĐNDTPcó buổi giám sát dự
án chống ngập 10.000 tỉ đồng
đang triển khai. Các đại biểu
“truy” tiến độ bàn giao mặt
bằng cho dự án, đồng thời đặt
nhiều câu hỏi liên quan đến
hiệu quả của công tác chống
ngập hiện nay của TP.
Nhiều quận, huyện
chưa giao mặt bằng
Thông tin về tiến độ dự án
với đoàn đại biểu, ông Nguyễn
Tâm Tiến, Giám đốc Công ty
BT 1547 (chủ đầu tư dự án),
cam kết nếu các quận, huyện
bàn giao mặt bằng vào ngày
30-6 thì dự án sẽ cơ bản hoàn
thành cuối nămnay hoặc chậm
nhất đầu năm sau. “Hiện dự
án đã đạt 76% khối lượng,
vẫn còn một số trường hợp
vướng giải tỏa mặt bằng cần
tháo gỡ” - ông Tiến nói.
Theo đó, ngoài quận 1 không
còn vướng mặt bằng thì các
quận, huyện còn lại như quận
4, 7, 8, huyện Nhà Bè, Bình
Chánh đều chưa giaomặt bằng
để chủ đầu tư thi công. Cụ thể,
cống Phú Xuân còn vướng
18 hộ dân ở quận 7 và huyện
Nhà Bè, cống Mương Chuối
vướng 34 hộ dân huyện Nhà
Bè, cống kiểm soát triều Cây
Khô còn vướng 13 hộ huyện
Bình Chánh, cống kiểm soát
triều Phú Định cũng còn 13
hộ và một tổ chức ở quận 8.
Ngay lập tức, bà Lệ hỏi
đại diện Văn phòng UBND
TP.HCM có mặt tại buổi giám
sát về tình hình giải quyết vấn
đềmặt bằng dự án của lãnh đạo
UBNDTP.HCM thời gian qua
như thế nào…
Đại diện Văn phòng UBND
TP.HCMcho biết PhóChủ tịch
UBND TP Trần Vĩnh Tuyến
đã có văn bản chỉ đạo, yêu
cầu các quận, huyện gấp rút
bàn giao mặt bằng trước ngày
30-6, nếu có những khó khăn,
vướng mắc vượt thẩm quyền
thì báo lại với TP để tìm cách
tháo gỡ.
Sau khi nghe đại diện Văn
phòng UBND TP trình bày,
ông Phạm Đức Hải, Phó Chủ
tịch HĐND TP.HCM, khẳng
địnhngay trong tháng5,HĐND
TP sẽ làm việc với năm quận,
Tại buổi giámsát, các đại biểu
HĐNDTP lưu ý quận, huyện cần
tổ chức tuyên truyền nâng cao
ý thức người dân về việc không
xả rác, khai thông cống rãnh
để tăng hiệu quả thoát nước,
chống ngập.
“Tôi sẽ giám sát việc bàn giao mặt bằng”
“Tôi ghi nhận nỗ lực của nhà đầu tư, đơn vị quản lý của dự
án. Tuy nhiên, về việc bàn giaomặt bằng vào thời gian 30-6 của
các quận, huyện có thể có khó khăn. Vì vậy, các quận, huyện và
các sở, ngành cần vào cuộc để đảmbảo tiến độ công trình”- bà
Nguyễn Thị Lệ phát biểu trong buổi giám sát.
Theo bà Lệ, ngay sau buổi giám sát này, HĐNDTP sẽ trực tiếp
đến các quận, huyện để giámsát việc bàn giaomặt bằng nhằm
đẩy nhanh hơn nữa dự án.
Ngoài dự án chống
ngập 10.000 tỉ đồng,
cần bổ sung dự án
752 về quy hoạch hệ
thống thoát nước thì
bài toán chống ngập
cho TP mới cơ bản
được giải quyết.
huyện liên quan đến dự án để
giám sát việc thực thi yêu cầu
của UBND TP.HCM về việc
bàn giao mặt bằng cho dự án
này. “Chúng tôi cũng yêu cầu
công trình đảm bảo an toàn,
chất lượng. Ngoài ra, các cơ
quan chức năngTPcũng cần có
các tài liệu và công tác tuyên
truyền về hiệu quả dự án cho
người dân được biết” - ông
Hải nhấn mạnh.
Dự án như “lực lượng
biên phòng”
Liên quan đến bài toán chống
ngập của TP.HCM, nhiều đại
biểu trong buổi giám sát đã
đặt các câu hỏi về hiệu quả
của dự án này và sự kết nối
của nó với các dự án chống
ngập khác của TP.
“Đây là dự án đặc biệt giải
quyết vấn đề triều có tính đến
biến đổi khí hậu. Tuy nhiên,
ngoài dự án này thì TP cũng
đang có dự án 752 (quy hoạch
tổng thể hệ thống thoát nước
TP.HCM)” - ông Nguyễn
Văn Trực, Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT TP, giải thích.
Theo ông Trực, khi dự án
chống ngập 10.000 tỉ đồng (dự
án 1547) hoàn thành thì bài
toán chống ngập ở TP.HCM
cũng chỉ giải quyết một phần.
Hiểu nôm na là TP phải có hệ
thống thoát nước tốt (do dự án
752 giải quyết), kết hợp với
dự án 1547 thì bài toán chống
ngập cho TPmới cơ bản được
giải quyết.
“Dự án 1547 được xem như
lực lượng biên phòng khi giải
quyết bài toán triều kết hợp
máy bơm để thoát nước ra
ngoài, còn dự án 752 như lực
lượng an ninh trong nội đô giải
quyết việc thoát nước như khi
có mưa lớn” - ông Tiến ví von.
Ông Nguyễn Hoàng Anh
Dũng, Phó ban quản lý dự
án xây dựng hạ tầng đô thị
TP.HCM, thông tin thêm: Dự
án 752 sẽ tập trung giải quyết
nước mưa và xử lý nước thải
cho khu vực trung tâm TP và
vài quận, huyện vùng ven. Tuy
nhiên, khi được phê duyệt vào
năm 2001, dự án sử dụng các
số liệu cũ nên nay đã lạc hậu.
“Hiện nay triều cường cao
nhất là 1,73 m ở trạm PhúAn,
cao hơn số liệu tính toán trong
quy hoạch là 40 cm. Vì vậy,
TP đang nghiên cứu, cập nhật,
bổ sung lại dự án 752 để thích
ứng với biến đổi khí hậu và
kết hợp dự án chống ngập do
triều” - ông Dũng nói.
Để đồng bộ với dự án chống
ngập do triều, ông Dũng cho
biết TP.HCM đã đề xuất thực
hiện 55 tiểu dự án thoát nước
trong đô thị (nằm trong dự án
752) và ngày 11-5 vừa qua,
HĐND TP đã thông qua nghị
quyết đồng ý sử dụng nguồn
vốn ngân sách TPđể thực hiện
các dự án này.
Cũng theo ông Dũng, bên
cạnh các dự án lớn nói trên,
TP cũng cần rà soát, bổ sung
nhiều dự án chống ngập nhỏ
lẻ khác như xây đê, kè ven
sông các huyện ngoại thành,
chống ngập đường Nguyễn
Hữu Cảnh…•
Tìm ra "thủ phạm" nhuộm đen
sông Cái Lớn, Hậu Giang
Ngày 14-5, UBND tỉnh Hậu Giang có thông cáo báo
chí cho biết nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm sông
Cái Lớn là từ hoạt động xả thải của nhà máy thuộc
Công ty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát.
Tỉnh đã chỉ đạo công an tỉnh xem xét các hành vi vi
phạm của công ty này để xử lý nghiêm theo quy định,
đồng thời chỉ đạo Sở TN&MT phối hợp với đoàn thanh
tra của Bộ TN&MT thanh tra toàn diện công tác bảo vệ
môi trường tại nhà máy. Tỉnh cũng chỉ đạo UBND thị
xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ thống kê thiệt hại do
nước sông ô nhiễm, trên cơ sở đó tỉnh sẽ thành lập hội
đồng chuyên môn để có phương án giải quyết phù hợp,
đúng quy định.
Trước đó, qua phản ánh của người dân và khảo sát
của các cơ quan bảo vệ môi trường, từ ngày 22-3 đến
2-5, sông Cái Lớn và các kênh nhánh đã xảy ra bốn đợt
ô nhiễm nước mặt. Tỉnh đã chủ động báo cáo về Bộ
TN&MT, đồng thời chỉ đạo Sở TN&MT khẩn trương
phối hợp với các đơn vị hữu quan và chính quyền địa
phương kiểm tra các nguồn thải, thu thập mẫu nước
để truy nguyên nhân. Kết quả xác minh bước đầu cho
thấy nguồn nước sông Cái Lớn và các kênh nhánh bị ô
nhiễm hữu cơ bởi các nguồn thải dọc sông. Trong đó,
nguyên nhân chính là từ hoạt động xả thải của nhà máy
thuộc Công ty TNHH Mía đường, cồn Long Mỹ Phát.
HẢI DƯƠNG
Dự án lấn sông Hàn: Xóa nhà
cao tầng, tăng mảng xanh
Sáng 14-5, bên lề cuộc họp UBND TP Đà Nẵng
thường kỳ, ông Thái Ngọc Trung, Phó Giám đốc phụ
trách Sở Xây dựng, xác nhận thông tin trên.
Theo ông Trung, thực hiện Thông báo số 331-
TB/BTV của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng,
UBND TP đã đề xuất với nhà đầu tư các dự án đang
trong quá trình triển khai tạm dừng việc thi công
để phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát tính
pháp lý, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch dự án.
Ông Trung cho hay Sở Xây dựng đã làm việc với
chủ dự án Marina Complex (Công ty TNHH Bến du
thuyền Đà Nẵng, thành viên Tập đoàn Quốc Cường
Gia Lai) để rà soát hồ sơ pháp lý. Đồng thời, các
bên đã trao đổi phương án điều chỉnh quy hoạch dự
án theo hướng giảm mật độ xây dựng nhà ở, tăng
không gian công cộng, cây xanh, tạo vệt không
gian cảnh quan xuyên suốt từ cầu sông Hàn đến cầu
Thuận Phước.
Cụ thể, chủ đầu tư thống nhất lùi các công trình
thấp tầng vào sâu bên trong, nhường khu vực ven
sông cho công viên cảnh quan.
Ngoài ra, chủ đầu tư dự án thống nhất dành lại vệt
20 m mặt tiền sông Hàn làm lối đi bộ kết hợp công
viên công cộng. Quỹ đất dành cho công trình cao
tầng của dự án Marina Complex có diện tích khoảng
6.800 m
2
, chủ đầu tư thống nhất chuyển thành đất
công viên cây xanh, bãi đỗ xe công cộng.
Cũng theo lãnh đạo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng,
trước những thiệt hại của doanh nghiệp, TP sẽ tìm
cách hoán đổi các lô đất trống đang quản lý, đủ điều
kiện xây dựng công trình cao tầng trên nguyên tắc
ngang giá.
Như
Pháp Luật TP.HCM
 đã thông tin, dự án
Marina Complex được thiết kế với 128 nhà phố liền
kề kinh doanh (shophouse), 57 căn biệt thự ven sông
Hàn. Trong quy hoạch còn có hai tòa tháp căn hộ,
khách sạn và bến du thuyền. Dự án đã hoàn thiện
phần bờ kè lấn sông Hàn, gây bức xúc trong dư luận
thời gian qua.
TẤN VIỆT
Dự ánMarina Complex lấn sôngHàn tại bờĐông thuộc
quận Sơn Trà, ĐàNẵng. Ảnh: TẤNVIỆT
Công nhân đang thi công trên công trình cống ngăn triều Tân Thuận, quận 7, TP.HCM. Ảnh: KIÊNCƯỜNG
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook