108-2019 - page 16

16
chỉ trích mạnh mẽ chính
sách tị nạn của bà Merkel.
Ngày 15-5, Tổng thống
Trump tuyên bố tình trạng
khẩn cấp quốc gia đối với
thiết bị viễn thông do các
công ty có nguy cơ gây ra
an ninh quốc gia sản xuất.
Đây là một hành động được
hiểu rộng rãi nhằm nhắm
vào hai công ty là ZTE và
Huawei của TQ trong nỗ
lực đóng băng những công
ty này khỏi thị trường thế hệ
mạng di động thứ năm (5G).
Phản ứng của EU với
Huawei cho đến nay khác
nhau ở nhiều quốc gia thành
viên. Mặc dù Ủy ban châu
Âu đã đưa khuyến nghị vào
tháng 3 về việc bảo mật của
5G, khối liênminh không nêu
tên Huawei và cũng không
cấm tập đoàn TQ này ở EU.
Theo bà Zhang, để duy trì
các động lực phát triển giữa
EU và TQ, mối quan hệ hai
bên phải được xây dựng trên
chủ nghĩa đa phương kèm
theo các quy tắc cùng mục
tiêu và hướng dẫn cụ thể.
Mục đích của một thỏa thuận
dựa trên nguyên tắc là để tạo
một môi trường thuận lợi
hơn cho dòng vốn. Bà Zhang
còn khẳng định cả hai khối
kinh tế lớn châu Âu và TQ
sẽ không thể chấm dứt “hôn
nhân” của họ trong các hợp
tác thương mại. Họ đang xem
xét và bổ sung các nguyên
tắc cho một mô hình mới để
xây dựng mối quan hệ vững
mạnh và ổn định hơn.
Một thỏa thuận phải mang
lại kết quả tốt đẹp cho cả hai
bên. Vì thế nếu được phát
triển dựa trên các nguyên
tắc hợp tác, sáng kiến “Vành
đai và Con đường” của TQ
có thể là nhân tố thiết yếu
trong chiến lược kết nối châu
Á của châu Âu nhằm thúc
đẩy trao đổi hàng hóa, con
người và văn hóa với mục
tiêu hai bên cùng có lợi, bà
Zhang kết luận.•
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
ThứSáu17-5-2019
HÀMINHTHU
T
rả lời phỏng vấn tờ
Süddeutsche Zeitung
,
Thủ tướng Đức Angela
Merkel nhận địnhTrungQuốc
(TQ) và Mỹ là hai trong ba
“đối thủ” lớn mà châu Âu
phải hợp sức để giải quyết
những thách thức được đặt
ra. Theo bà Merkel, đó là
do sự ảnh hưởng kinh tế từ
Bắc Kinh và thế độc quyền
trong các dịch vụ công nghệ
của Washington.
Không những là thách
thức, TQ và Mỹ tạo với Liên
minh châu Âu (EU) một tam
giác mà theo bà Xueying
Zhang, nghiên cứu sinh từ
ĐHYale (Mỹ), ví von là tam
giác “tình yêu thương mại”.
Nhưng trong đó, chính EU
và cả TQ lại “không may”
lâm vào thế khó xử.
Trung Quốc vừa là đối
tác, vừa là thách thức
EU là đối tác thương mại
lớn nhất của TQ và TQ là đối
tác thương mại lớn thứ hai
của EU, sau Mỹ. TQ chiếm
khoảng 1/5 lượng hàng hóa
nhập khẩu của EU và hơn
1/10 xuất khẩu của nước này.
Từ năm 2015, hơn 50% đầu
tư trực tiếp nước ngoài của
TQ chảy vào EU cùng với
các thỏa thuận sáp nhập và
mua lại, bao gồm hãng ô tô
Volvo của Thụy Điển. TQ và
EU cũng thể hiện cam kết
mạnh mẽ đối với chủ nghĩa
đa phương trong thỏa thuận
Paris về biến đổi khí hậu
và các vấn đề về vũ khí hạt
nhân, vốn là các thỏa thuận
Mỹ đã quay lưng.
Cùng với việc là một đối
tác thương mại, TQ cũng
là một thách thức đáng kể
đối với EU. Đầu tiên, TQ đã
xây dựng các kết nối kinh
tế với nhiều quốc gia thành
viên EU với quy mô và tốc
độ chưa từng thấy. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài của TQ
vào EU đạt mức kỷ lục 41,5
tỉ USD năm 2016, tăng từ
2,3 tỉ USD năm 2010. Thứ
hai, một vài quốc gia lo ngại
rằng TQ với tầm chính trị
quyết đoán của họ có thể
là nguyên nhân gây chia rẽ
EU. Bắc Kinh được xem là
đang “thử” khối liên minh
bằng cách cung cấp cho các
nước Đông Âu những gói lợi
ích kinh tế để đổi lấy tiếng
nói ủng hộ của họ trước bạn
bè quốc tế.
Theotờ
SouthChinaMorning
Post
, TQ có một chiến lược
khá tham vọng ở Đông Âu
với các dự án cơ sở hạ tầng
trong khuôn khổ TQ - CEEC.
Mạng lưới hợp tác giữa TQ
và 16 nước Trung và Đông
Âu này cùng các chính sách
hỗ trợ kinh tế của nó đã trở
thành yếu tố quan trọng ở
một số nước kém phát triển
hơn. Bên cạnh đó, TQ chuẩn
bị rót thêm nguồn tài chính
vào cảng lớn nhất Đại Tây
Dương của Bồ Đào Nha là
Sines và có thể tiếp cận cảng
của Ý thông qua sáng kiến
gây nhiều tranh cãi “Vành
đai và Con đường”.
Thế khó xử và
giải pháp
Châu Âu và TQ cũng
đang vướng vào thế khó xử.
Washington được cho là tạo
ra các vấn đề nan giải cho
EU và có thể buộc EU phải
lựa chọn hoặc Mỹ hoặc TQ,
theo bà Zhang.
Sau khi áp thuế vào thép
và nhôm từ khu vực đồng
euro, Tổng thốngMỹ Donald
Trump còn dọa những trừng
phạt thuế khác liên quan đến
khoản trợ cấp của hãng máy
bayAirbus. Tuyên bố đưa ra
một ngày trước khi hội nghị
thượng đỉnh EU-TQ diễn ra.
Đầu năm nay, tờ
The New
York Times
đưa tin Tổng
thống Trump đã nhiều lần
đặt vấn đề với các quan chức
cấp cao của ông hồi năm
2018 về việc Mỹ rút khỏi
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương (NATO). Bên
cạnh đó, ông Trump không
ngần ngại bày tỏ sự ủng hộ
việc Anh rời EU trong khi
Từ trái sang: Chủ tịchỦy ban châuÂu Jean-Claude Juncker, Tổng thốngMỹ Donald Trump,
Chủ tịch TrungQuốc Tập Cận Bình. Ảnh: REUTERS, AP
Philippines:
Hôm 16-5, Ngoại
trưởng Teodoro Locsin tuyên bố trên
Twitter rằng Manila đã triệu hồi đại
sứ và các tổng lãnh sự ở Canada sau
khi Ottawa không đáp ứng việc thu
hồi 69 container rác thải do công ty
Canada đưa trái phép tới Philippines
trong giai đoạn 2013-2014, dù thời
hạn 15-5 được đặt ra đã qua. Đến nay,
phía Canada vẫn khẳng định rằng đây
là một giao dịch thương mại không
liên quan đến chính phủ. Tháng trước,
Tổng thống Rodrigo Duterte đe dọa
sẽ “tuyên chiến” nếu vấn đề vẫn
không được giải quyết.
Trung Quốc:
Khoảng 20 người
bị mắc kẹt dưới đống đổ nát sau khi
tòa nhà của một đại lý xe hơi tại TP
Thượng Hải đổ sập vào lúc 11 giờ 30
(giờ địa phương) hôm 16-5. Phần lớn
nạn nhân là công nhân xây dựng đang
làm việc bên trong khi tai nạn xảy ra.
Theo Sở Cứu hỏa TP Thượng Hải,
11 người sau đó đã được giải cứu
thành công. Hiện vẫn chưa có con số
thương vong về người. Công tác tìm
kiếm vẫn đang được tiếp tục, đài
AFP
cho hay.
Hàn Quốc:
Tòa án khu vực Trung
Seoul hôm 15-5 đã ban hành lệnh bắt
giữ đối với cựu giám đốc Cơ quan
Cảnh sát Quốc gia Kang Shin-myung
(ảnh)
với cáo buộc can thiệp trái phép
vào các cuộc bầu cử và hoạt động
chính trị dưới thời Tổng thống Park
Geun-hye. Theo đó, ông này được
cho là đã giúp đỡ trái phép các chính
trị gia thân cận với bà Park Geun-
hye trước thềm tổng tuyển cử tháng
4-2016 qua việc cung cấp thông tin
tình báo, đài
KBS
đưa tin.
VĨ CƯỜNG
Chiến tranh Trung Quốc - Mỹ:
Khi nào mới kết thúc?
Trong buổi khai mạc hội nghị đối thoại về các nền văn
minh châu Á tại Bắc Kinh ngày 15-5, Chủ tịch TQ Tập Cận
Bình cho biết các “nền văn minh” không nên đụng độ lẫn
nhau. Theo ông Tập, không có nền văn minh nào vượt trội
hơn, vì thế nếu cho rằng chủng tộc hay nền văn minh của
bất kỳ ai có thể thay thế những cái khác là hoàn toàn sai
lầm và có thể gây ra những hậu quả“thảm khốc”. Trước đó,
trong bài phát biểu với báo chí, Tổng thống Mỹ Donald
Trump cho rằng chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ
không khác gì “một cuộc cãi vã nhỏ”. Hơn nữa, ông khẳng
định Mỹ sẽ luôn luôn thắng.
Nếu Mỹ muốn nói chuyện,
chúngtôiluônmởrộngcửa.Nếu
Mỹmuốnchiếntranh,chúngtôi
sẽ chiến đấu tới cùng. Trải qua
hơn 5.000 nămđầy thách thức,
có cuộc chiến nào mà người
TQ chúng tôi chưa từng thấy?
KANG HUI
,
Chủ tịch Đài Phát thanh,
Truyền hình Trung ương Trung Quốc
Tiêu điểm
Chính quyền
Washington được
cho là tạo ra các vấn
đề nan giải cho EU
và có thể buộc EU
phải lựa chọn hoặc
Mỹ hoặc TQ.
76
tiêmkích tàng hình thế hệ thứ nămSu-57 vừa đượcTổng
thống Nga Vladimir Putin đặt mua nhằm trang bị cho
không quân nước này, hợp đồng sẽ hoàn tất trước năm
2028, hãng tin
TASS
hôm 15-5 cho hay.
Được biết Nga ban đầu dự tính chỉ mua 16 chiếc, tuy
nhiên do hãng sản xuất đồng ý giảm20%giá thành cho
cả máy bay và thiết bị đi kèm nên quân đội mới có khả
năng tăng số lượng đơn hàng. Tiêm kích Su-57 do Tập
đoàn Sukhoi phát triển để cạnh tranh với F-22 và F-35
của Mỹ với giá bán khoảng 50 triệu USD/chiếc, rẻ hơn
2,5 lần so với đối thủ. Hôm 14-5, chuyên cơ của Putin
đã được sáu tiêm kích Su-57 hộ tống khi tới thăm trung
tâm thử nghiệm vũ khí hàng không lớn nhất nước này
ở bang Chkalov.
VĨ CƯỜNG
Tam giác thương mại
Trung Quốc-EU-Mỹ: Khó xử!
Dù cuộc chiến thươngmại với Washington đang bất phân thắng bại, Bắc Kinh vẫn có thể thắt chặt
mối quan hệ với các khối kinh tế khác như EU và Nga.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook