108-2019 - page 11

11
Kinh tế -
ThứSáu17-5-2019
Trung Quốc phá giá nhân dân tệ,
tiền Việt ảnh hưởng gì?
Việt Nam còn rất nhiều công cụ để ổn định tỉ gia và đồng Việt Nam trước cuộc chiến thươngmại Mỹ-Trung.
Tiêu điểm
Trao đổi với báo chí, đại diện
NgânhàngNhànướcthừanhận
sức ép lên tỉ giá đến từ nhiều
phía nhưng không đến mức
quá căng thẳng, vì quan trọng
là cơ quan này đang chủ động
trongđiềuhành. Đồng thời, dự
trữngoại hối củaVNcũngđang
ởmức kỷ lục saukhi Ngânhàng
Nhà nước liên tục mua vào từ
đầu năm tới nay.
Đơn vị này nhiều lần nhấn
mạnh sẽ điều hành lãi suất, tỉ
giá phù hợp với cân đối vĩ mô,
diễn biến thị trường; kết hợp
đồngbộcáccôngcụ,biệnpháp
can thiệp vào thị trường ngoại
tệ khi cần thiết để ổn định thị
trường ngoại tệ.
Ngành dệtmay làmột trong những ngành sẽmua được nguyên liệu rẻ từ TrungQuốc
nhờ nhân dân tệmất giá. Ảnh: PM
PHƯƠNGMINH
T
rong những ngày gần đây,
Trung Quốc (TQ) đã chủ
động giảm giá nhân dân
tệ (NDT) để đối phó cuộc
chiến tranh thương mại với
Mỹ. Với độ mở kinh tế khá
lớn và là đối tác thương mại
lớn với TQ, tiền đồng Việt
Nam (VN) chịu nhiều sức ép
trước động thái này.
Chưa bị tác động
ngay lập tức
Ngay khi các bên đang
lạc quan về một triển vọng
đình chiến thương mại, bất
ngờ Tổng thống Mỹ Donald
Trump quyết định tăng thuế
từ 10% lên 25% với 200 tỉ
USD hàng hóa TQ từ ngày
10-5 và dự kiến sẽ sớm áp
thuế 25% lên 325 tỉ USD
hàng hóa khác. NDT lập tức
mất giá 0,8% so với USD,
hiện ở mức 1 USD đổi được
khoảng 6,787 NDT.
Sự mất giá của NDT chưa
dừng lại ở đó khi vào ngày
14-5, để trả đũa Mỹ, TQ tiếp
tục phá giá đồng tiền củamình,
lên mức 6,8365 CNY/USD.
Động thái trên khiến diễn
biến tỉ giá tiền đồng và NDT
có những thay đổi đáng kể.
Theo Tổng cục Hải quan, tỉ
giá VND/NDT vào ngày 8-4
là 3.421,92 đồng thì đến nay
khoảng 3.402,74 đồng. Điều
này cho thấy đồng tiền VN
đang lên giá so với đồng tiền
TQ, với mức tăng 0,5% so
với NDT.
Chị Nguyễn Phượng, Giám
đốc Công tymay tư nhân HĐ,
cho biết vì sản xuất quần áo
nên hầu hết nguyên phụ liệu
dệt may mua từ TQ và giao
dịch bằng NDT nhưng đến
thời điểmnày, giámua nguyên
liệu chưa có biến động lớn.
“Nguyên nhân do giá theo
hợp đồng từng quý nên đã cố
định và có tính toán rủi ro tỉ
giá. Tuy nhiên, trong thời gian
tới nếu NDT tiếp tục giảm giá
mạnh, chúng tôi sẽ điều chỉnh
lại hợp đồng, theo hướng giá
mua nguyên phụ liệu sẽ rẻ đi”
- chị Phượng cho biết.
TSNguyễnTríHiếu, chuyên
gia tài chính-ngân hàng, đánh
giá việc TQ phá giá đồng tiền
liên quan đến cuộc đối đầu
thương mại giữaMỹ-TQ, VN
chưa bị tác động ngay lập tức.
Trước mắt đang có nhiều tín
hiệu tích cực cho các doanh
nghiệp VN khi đồng tiền TQ
mất giá. Đó là sẽ mua được
nguyên vật liệu giá rẻ vì nhiều
công ty Việt chọn nhập khẩu
nguyên liệu từTQ để sản xuất
thành phẩm và sau đó bán nội
địa hoặc xuất khầu.
“Điều này giúp tăng lợi
thế cạnh tranh cho hàng Việt
và tăng biên lợi nhuận. Mặt
khác, các doanh nghiệp vay
nợ bằng NDT sẽ cảm thấy
khoản nợ giảm đi rõ rệt vì
tiền đồng Việt lên giá so với
NDT” - ông Hiếu phân tích.
Không chỉ cómàu hồng
Tuy nhiên, nhiều ý kiến
cho rằng bên cạnh những yếu
tố tích cực, việc TQ phá giá
NDT tác động không nhỏ đến
VN, đặc biệt là tiền VN. TS
Nguyễn Trí Hiếu phân tích:
NếuNDTgiảmgiá quámạnh,
nhiều công ty Việt nhìn thấy
biên lợi nhuận cao sẽ chuyển
sangmua hàng hóa nhập khẩu
từ TQ để bán vào nội địa thay
vì tập trung đầu tư máy móc,
công nghệ để tạo ra tỉ lệ nội
địa hóa tăng cao.
“Khi chiến tranh thương
mại leo thang và kéo dài, tỉ
giá NDT/USD giảm mạnh,
tác động lớn đến kinh tế VN.
Bởi hàng hóa TQ sẽ cạnh
tranh lớn hơn cũng như tạo
nên sức ép tỉ giá đồng VN và
USD” - ông Hiếu cảnh báo.
Đồng quan điểm, TS Lê
Xuân Nghĩa, thành viên Hội
đồng Tư vấn chính sách tiền
tệ Quốc gia, nhìn nhận NDT
giảm giá mạnh thì hàng nhập
TQ rẻ hơn và ngược lại, hàng
VN đắt hơn khi xuất vào TQ.
Với bất kỳ tình huống nào,
việc lựa chọn giải pháp cũng
mang cả yếu tố tích cực lẫn
tiêu cực.
“Nếu chủ động hạ giá tiền
đồng sẽ giúp hàng xuất khẩu
Việt tăng lợi thế cạnh tranh
so với các nước. Tuy nhiên,
cũng phải tính toán cẩn trọng,
nếu khôngMỹ có thể cho rằng
VN thao túng tiền tệ và dễ dẫn
đến việc bị áp thuế tương tự
TQ” - ông Nghĩa gợi ý.
Ông Trịnh Quang Anh,
Giám đốc Trung tâm nghiên
cứu kinh tế Maritime Bank,
nói: Nhìn về cách điều hành tỉ
giá của Ngân hàng Nhà nước
nhiều năm qua cho thấy cơ
quan này đóng vai trò rất tốt
cân đối cung cầu ngoại tệ,
ổn định tỉ giá. Qua đó cũng
cho thấyVN không theo đuổi
chính sách phá giá nội tệ để
giành lợi thế thương mại như
một vài nền kinh tế mới nổi
khác. Mục tiêu nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài, tái cấu
trúc kinh tế, ổn định kinh tế
vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, ông QuangAnh
cho rằng để tăng giá trị cho
đồngVN thì phải tăng nội lực
nền kinh tế thông qua nâng
cao vai trò hơn nữa doanh
nghiệp nội địa, tham gia
nhiều hơn vào chuỗi giá trị
toàn cầu cũng như cải thiện
bội chi ngân sách.
Một báo cáo mới đây của
Công ty Chứng khoán SSI
nhận định TQ hiện là đối
tác thương mại lớn nhất của
VN nên biến động của NDT
sẽ có tác động nhất định đến
VND. Tuy nhiên, sư mât gia
cua NDT anh hưng đên tiền
đồng phân nhiêu la ơkhia canh
tâm lý. VN vân con nhiêu
công cu đê ôn đinh tỉ gia và
đồng VN, vi vậy nêu co biên
động vân se năm trong tâm
kiêm soat.•
Ngân hàng Nhân dân TQ phá giá NDT, coi
đây là một công cụ để kích thích xuất khẩu
hàng của nước này.Tuy nhiên, các chuyên gia
phân tích từ Công ty Chứng khoánMB (MBS)
đánh giá khi TQ phá giá nội tệ thì nước này
sẽ phải đối mặt với nguy cơ bất ổn kinh tế vĩ
mô trầm trọng, ngoài tầm kiểm soát và gây
thách thức cho nền kinh tế với áp lực lạm
phát tăng, dòng vốn đầu tư đảo chiều; sự
sụt giảm tại các thị trường tài sản nhạy cảm
như thị trường chứng khoán và thị trường
bất động sản.
TS Cấn Văn Lực cho rằng khả năng TQ phá
giámạnh đồng tiền là khó xảy ra vì TQ không
muốn bị cho là thao túng tiền tệ và đang tiến
trình quốc tế hóa NDT.
Mặt khác, trong các cuộc đàmphán thương
mại với TQ, Mỹ đã nhiều lần nói rằng họ sẽ
áp thuế mạnh đối với Bắc Kinh trong trường
hợp NDT bị mất giá hơn nữa.
Trung Quốc không dám mạnh tay phá giá nhân dân tệ
TQ hiện là đối tác
thương mại lớn nhất
của VN nên biến
động của NDT sẽ có
tác động nhất định
đến VND.
Giá thịt heonguy cơ biếnđộngmạnh
Người tiêu dùng chuyển sangmua thịt heo ở kênh siêu thị
nhiều hơn. Ảnh: TÚUYÊN
Thông tin dịch tả heo châu Phi tiếp tục lây lan và
xuất hiện ở các trang trại tự phát nhỏ lẻ gây tâm lý bất
an cho người tiêu dùng (NTD). Ông Nguyễn Ngọc An,
Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết hiện nay tại
khu vực phía Nam, ngoài Đồng Nai, Bình Phước thì
Hậu Giang đã xảy ra dịch tả heo châu Phi. Người chăn
nuôi lo ngại dịch nên bán nhanh đàn heo. Trong khi
đó, NTD dù đã quay lại mua thịt nhưng vẫn ở mức hạn
chế.
“Theo tôi biết, ở miền Bắc giá heo hơi 30.000-33.000
đồng/kg, miền Nam 36.000-37.000 đồng/kg. Hiện Vissan
đang thu mua 38.500 đồng/kg heo hơi. Ngoài giết mổ
1.200 con/ngày, hiện công ty ưu tiên mua thêm 100 con
heo/ngày để cấp đông dự trữ” - ông An nói.
Tuy nhiên, ông An cũng bày tỏ lo lắng việc cấp đông dự
trữ sẽ khiến doanh nghiệp phải gánh rủi ro. Ví dụ, chi phí
cấp đông, trữ đông, hao hụt... tăng cao dẫn đến đầu ra sản
phẩm tăng giá theo. Dự báo trung bình giá heo sau khi rã
đông sẽ tăng 20% so với hiện tại.
“Thời gian tới, khi khống chế được dịch bệnh, NTD
quay lại mua thịt thì cung ít hơn cầu, chắc chắn sẽ xảy ra
biến động giá. Nếu nguồn heo trong nước không đủ thì
việc nhập khẩu thịt heo là giải pháp. Hiện nay do Trung
Quốc cũng có dịch, thịt heo tại các nước dồn về Trung
Quốc nên giá tăng là khó tránh” - ông An phân tích.
Sở Công Thương TP.HCM cũng cho biết đã sẵn sàng
phương án ứng phó với tình hình dịch tả heo châu Phi,
chủ động nguồn cung ổn định thị trường. Theo đó, giai
đoạn 1, giá thịt heo xuống thấp sẽ đẩy mạnh kích cầu tiêu
dùng, vận động các nhà phân phối lớn gia tăng sản lượng
tiêu thụ và thực hiện các chương trình khuyến mãi.
Giai đoạn 2, nguồn cung thịt heo giảm, giá tăng mạnh
thì TP sẽ đẩy mạnh sử dụng nguồn thịt heo đông lạnh dự
trữ. Song song đó, doanh nghiệp bình ổn tiến hành nhập
khẩu thịt heo đông lạnh, cộng với lượng hàng dự trữ sẽ
đủ khả năng cung ứng thịt ra thị trường với sản lượng ổn
định.
TÚ UYÊN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10 12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook