108-2019 - page 9

9
Theo đại diện Sở Xây dựng TP Cần Thơ, hiện trên địa bàn toàn TP chỉ có
một bãi tập kết rác số 71 đường Trần Phú, quận Ninh Kiều là cơ bản đáp
ứng yêu cầu về cơ sở vật chất và đảm bảo vệ sinh môi trường.
“Việc lựa chọn vị trí điểm tập kết rác ở các khu đô thị trung tâm có mật
độ nhà ở dày đặc như Ninh Kiều, Bình Thủy… để đầu tư xây dựng bãi tập
kết rác là rất khó khăn, cần xem xét nhu cầu, tính khả thi, chi phí…” - đại
diện Sở Xây dựng cho biết.
Để tháo gỡ những khó khăn trên, Sở Xây dựng yêu cầu các quận/huyện
rà soát các điểm tập kết rác nhằm ngăn chặn việc phát sinh các điểm tập
kết rác tự phát; đề nghị các quận/huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn
tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị thu gom.
thối kinh khủng, ai đi qua cũng phải
dùng tay che mũi”.
Trao đổi với PV, ông Trần Tiến
Dũng, Quyền Chủ tịch UBND quận
Ninh Kiều, cho biết: Hiện quận đã
cố gắng sắp xếp từ 33 điểm tập kết
rác trên đường xuống còn 22 điểm.
Thời gian tới quận sẽ chỉ đạo các đơn
vị liên quan tiếp tục sắp xếp giảm
số lượng điểm tập kết rác. “UBND
quận cùng với các phòng chuyên
môn đang rà soát các địa điểm có
thể sử dụng để làm nơi tập kết rác
thải nhưng rất khó. Do Ninh Kiều
là quận trung tâm của TP, quỹ đất
có hạn” - ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Thái Bảo, Trưởng
phòng Quản lý đô thị quận Ninh
Kiều, cho hay: Mỗi ngày quận thu
gom 280-290 tấn rác thải, chiếm
60% toàn TP.
“Giai đoạn 2019-2020 quận dự
kiến xây dựng ba
điểm tập kết rác.
Phòng Quản lý đô
thị đã có đề xuất
quy hoạch gửi lên
các cấpTPxin xây
dựng thêm chín
điểm tập kết rác
giai đoạn 2020-
2025. Như vậy trong thời gian tới,
cơ bản trên địa bàn quận sẽ không
còn tồn tại điểm tập kết rác trên
đường. Tuy nhiên, đây là đề xuất
của phòng, còn thực hiện được hay
không thì còn chờ phê duyệt của các
cấp” - ông Bảo thông tin.
Phía quận Bình Thủy, ông Nguyễn
CẨMGIANG
T
heo ghi nhận thực tế tại nhiều
tuyến đường gần trường học,
bệnh viện… thuộc hai quận
Ninh Kiều và Bình Thủy, các thùng
chứa rác đều được tháo bỏ nắp,
túi rác chất cao quá miệng thùng,
rác thải còn được vứt bừa bãi trên
vỉa hè, dưới lòng đường. Sau khi
số rác này được lấy đi thì nước dơ
đọng lại, chảy tràn ra mặt đường
gây ô nhiễmmôi trường, ảnh hưởng
cuộc sống người dân, làm mất mỹ
quan đô thị.
Người dân khu vực than từ lâu
đã phải sống chung với rác thải và
mùi hôi thối như trên. Bà Trần Thị
Khánh V. (phường Bùi Hữu Nghĩa,
quận Bình Thủy) bức xúc: “Tình
trạng này tồn tại cũng đã hơn ba
năm, lượng rác thải được tập kết
ngày càng nhiều. Vào những ngày
mưa thì nước đen tanh chảy tràn ra
đường, còn ngày nắng thì bốc mùi
Các xe tập kết rác trước khu vực đài tưởng niệmBùi HữuNghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ảnh: C.GIANG
HồngHà, Trưởng
phòng Quản lý
đô thị, cho biết:
“Quận đã có văn
bảngửilênUBND
TP xin ý kiến về
việc xây dựng ba
điểm tập kết rác
cố định trên địa
bàn quận để xóa những điểm tập kết
rác trên đường như hiện nay. Tuy
nhiên, vẫn chưa nhận được phản hồi
từ phía TP. Với việc xây dựng được
ba điểm tập kết rác theo kế hoạch
của phòng thì cơ bản sẽ đảm bảo
được việc thu gom, vận chuyển và
xử lý rác của toàn quận”.•
Người dân cho hay tại
các bãi rác này, vào ngày
mưa thì nước đen tanh
chảy tràn ra đường, ngày
nắng thì bốc mùi thối
kinh khủng.
TP.HCM: Nạo vét 18 tuyến kênh, rạch ở quận 12
Sáng 16-5, đoàn đại biểu HĐND TP.HCM đã có buổi khảo sát và
làm việc với UBND quận 12 về tiến độ và hiệu quả triển khai các dự
án chống ngập trên địa bàn quận.
Tại buổi khảo sát, ông Đậu An Phúc, Phó Chủ tịch UBND quận 12,
cho biết quận hiện có 18 dự án nạo vét kênh, rạch. Trong đó đã khởi
công chín dự án trong quý II-2019, dự kiến khởi công bảy dự án trong
quý IV-2019 và hai dự án trong năm 2020. Tổng mức đầu tư của 18
dự án này hơn 800 tỉ đồng.
“Qua triển khai thực hiện, chúng tôi đã nhận được sự quan tâm, ủng
hộ của người dân. Một trong những khó khăn trong việc triển khai là
trong dự án không có chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Tuy
nhiên, khi chúng tôi thông tin và triển khai cho người dân thì đa số
người dân rất đồng tình và ủng hộ” - ông Phúc thông tin.
Cũng qua buổi khảo sát này, UBND quận 12 kiến nghị: Đối với
18 dự án nạo vét, kiên cố hóa các tuyến kênh, rạch, Sở TN&MT
sớm chấp thuận kế hoạch bảo vệ môi trường và vị trí bãi đổ bùn để
làm cơ sở triển khai thực hiện dự án, đảm bảo hoàn thành đúng tiến
độ đề ra.
UBND quận 12 kiến nghị Sở Tài chính, Sở KH&ĐT ghi vốn thực
hiện đầu tư xây dựng một số hồ điều tiết giảm ngập trên địa bàn quận.
Quận 12 cũng kiến nghị UBND TP bố trí vốn, lập dự án đầu tư cải tạo
tuyến rạch Cây Liêm nhằm tăng cường khả năng thoát nước cho quốc
lộ 1 và dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Quá.
Ông Triệu Đỗ Hồng Phước, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách
HĐND TP.HCM, ghi nhận các kiến nghị của UBND quận 12 để làm
việc với các sở, ngành có biện pháp tháo gỡ. Đồng thời đề nghị quận
12 quan tâm và đẩy nhanh tiến độ các công trình, hoàn thành theo kế
hoạch. Đối với công trình đã hoàn thành cần tăng cường quản lý, sử
dụng hiệu quả; quan tâm tính đồng bộ giữa các dự án.
NGUYỄN CHÂU
Đó là một trong những nội dung mà ông Phạm
Quốc Bảo, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện
lực TP.HCM, báo cáo với Đoàn đại biểu Quốc hội
TP.HCM về tình hình giá điện tăng hôm 15-5.
Theo ông Bảo, sau khi triển khai điều chỉnh mức
giá bán l điện, từ ngày 20-3 đến 13-5, Trung tâm
chăm sóc khách hàng của tổng công ty đã nhận được
hơn 300.000 tin báo về dịch vụ điện. Trong đó chỉ có
888 trường hợp thắc mắc trực tiếp về hóa đơn, còn lại
là hỏi thông tin. Tất cả trường hợp phản ảnh về hóa
đơn này đều được đối soát, giải thích. Đến giờ tất cả
đều không còn thắc mắc.
Về hóa đơn tiền điện tăng, ông Bảo cho rằng trong
tháng 3 và tháng 4 là tháng nắng nóng nên sản lượng
điện tăng, tiền điện theo hóa đơn tăng đột biến.
Khoảng 47% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt (hơn
một triệu khách hàng) có mức sử dụng điện tháng 4
tăng trên 30% so với tháng trước đó.
Về bậc tiêu thụ điện, ông Bảo cho biết có sự biến
động lớn ở TP.HCM so với cả nước. Ở TP.HCM chỉ
có gần 10% tổng hộ dân tiêu thụ điện ở bậc 1 và 2 (từ
0 đến 99 kWh/tháng), trong khi bình quân cả nước
gần 32%. Ở bậc 3 (từ 100 kWh đến 200 kWh/tháng
trở xuống), TP.HCM chỉ có hơn 26% tổng hộ dân tiêu
thụ, trong khi cả nước lên đến hơn 68%.
“Còn ở bậc 4, 5, 6 (từ 200 kWh/tháng trở lên),
TP.HCM có 71% tổng hộ dân tiêu thụ điện ở mức
này, trong khi cả nước chỉ có 31%” - ông Bảo lý giải
về việc giá điện tăng ảnh hưởng nhiều nhất đến các
đô thị như TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, còn ở vùng
nông thôn ảnh hưởng rất thấp.
Ông Bảo cho biết thêm vừa qua đoàn kiểm tra liên
ngành của Bộ Công Thương đã đi kiểm tra thực tế
tiêu thụ điện ở Khu chế xuất Tân Thuận với 20 mẫu
sinh hoạt, năm mẫu sản xuất cũng như xuống tiếp xúc
với ba khách hàng sản xuất. Qua đó cho thấy hóa đơn
tiền điện tháng 3 tăng đột biến so với tháng 2, đúng
như thực tế.
Về khung giá bán điện, ông Bảo cho biết năm 2017,
Thủ tướng đã có Quyết định số 34 về khung giá của
mức giá bán l điện bình quân giai đoạn 2016-2020,
trong đó mức giá bán l tối thiểu là 1.606,19 đồng/
kWh và tối đa là 1.906,42 đồng/kWh.
“Vừa rồi giá điện tăng lên ở mức bình quân
1.864,44 đồng/kWh, vẫn nằm trong khung giá do Thủ
tướng phê duyệt” - ông Bảo lý giải.
Nói về sáu bậc thang tăng giá điện, ông Bảo cho biết
các nước lân cận đều sử dụng bảng giá điện bậc thang,
mục tiêu để điều tiết giữa các thành phần sử dụng điện
và quan trọng nhất là tiết kiệm điện. “Tất cả các nước
khi xây dựng giá điện đều quy định một mức tiêu thụ
điện, trên mức đó thì giá rất cao. Như ở Việt Nam là 400
kWh/tháng trở lên, Thái Lan và Hàn Quốc cũng từ 400
kWWh/tháng trở lên giá sẽ rất cao” - ông Bảo cho biết.
“Thực sự Điện lực TP.HCM cũng muốn một bậc để
dễ quản lý, chứ nhiều bậc khó quản lý lắm nhưng đây
là chính sách chung của Nhà nước” - ông Bảo nói. 
TÁ LÂM
Cần Thơ: Đường phố thành
bãi tập kết rác thải
Hiện nhiều tuyến đường trước cổng trường học, bệnh viện, khu tưởng niệm…ở trung tâmTP CầnThơ
đang trở thành nơi tập kết rác thải hằng ngày.
“Điện lựcmuốnmột bậc thanggiáđiện”
1,2,3,4,5,6,7,8 10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook