110-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Quốc tế -
Thứ Hai 20-5-2019
Tiêu điểm
l
Úc:
Hãng tin
Reuters
hôm 18-5 cho
biết liên minh cầm quyền Tự do - Quốc
gia của Thủ tướng Scott Morrison đã
giành chiến thắng bất ngờ trong đợt tổng
tuyển cử diễn ra vào hôm 18-5. Trước đó,
hầu hết khảo sát sơ bộ đều dự đoán rằng
đảng Lao động đối lập sẽ chiếm đa số
phiếu một cách dễ dàng. Phát biểu trước
cử tri ủng hộ, Thủ tướng Morrison tuyên
bố chiến thắng này là một phép màu.
Trong lần bầu cử này, Úc đạt mức kỷ lục
về số người tham gia khi có gần 16 triệu
người đã đăng ký bỏ phiếu.
l
Nhật Bản:
Mới đây, Nhật Bản cùng
Hàn Quốc vừa ký thành công với Mỹ
một hợp đồng cung cấp tên lửa hàng
không trị giá gần 600 triệu USD. Theo
đó, Tokyo có thể mua gần 160 tên lửa
không đối không tầm trung AIM-120
AMRAAM của Mỹ cùng hệ thống điều
khiển trị giá 317 triệu USD. 94 tên lửa
phòng không cùng 12 hệ thống điều
khiển trị giá 313,9 triệu USD sẽ được
bán cho Seoul. Động thái trên diễn ra
trong bối cảnh Triều Tiên thử hai tên lửa
hồi đầu tháng 5 khiến một số quốc gia lo
ngại căng thẳng trong khu vực này có thể
leo thang trở lại.
l
Hong Kong:
Cảnh sát Hong Kong
đột kích khoảng 70 địa điểm ở khu vực
Tân Giới và bắt giữ 93 người
(ảnh)
liên
quan đến đường dây đưa người từ Việt
Nam sang làm việc bất hợp pháp ở đặc
khu này, tờ
Sing Tao Daily
cho hay.
Trong số những người bị bắt có 26 lao
động là người Việt Nam mang giấy phép
lưu trú tạm thời tại Hong Kong. Theo
điều tra, mỗi lao động phải nộp khoảng
30 triệu đồng để được đưa sang đây và
cung cấp giấy tờ nhân thân giả.
VĨ CƯỜNG
Điều gì khiến các bên Venezuela
chịu đối thoại?
Không bên nào đủmạnh để phá được thế bế tắc hiện tại ởVenezuela.
ĐĂNGKHOA
S
au nhiều tháng trời căng
thẳng và khủng hoảng,
tuần rồi cả chính phủ
lẫn phe đối lập Venezuela
đều gửi đại diện đến Na Uy
đối thoại, hy vọng thống nhất
được biện pháp giải quyết thế
bế tắc chính trị hiện tại.
Tại sao hai bên lại
đối thoại thời điểm
này?
Vụđảochínhcủapheđối lập
ngày 30-4 dù thất bại nhưng
cũng cho thấy không bên nào
đủ mạnh để phá được thế bế
tắc hiện tại ở Venezuela, tạp
chí
Time
nhận định. Đây khả
năng là động lực để phe đối
lập chấp nhận đối thoại với
chính phủ, sau hàng tháng
dài từ chối vì cho rằng ông
Maduro lợi dụng điều này để
kéo dài thời gian.
Vụ đảo chính dù không
thành công nhưng cũng phần
nào cho thấy rạn nứt trong
tính thống nhất của chính phủ.
Thực tế một số lượng sĩ quan,
binh sĩ quân đội bỏ sang đầu
quân cho phe đối lập, trong
đó quan trọng nhất là cựu lãnh
đạo cơ quan tình báo quốc gia
(SEBIN) Manuel Christopher
Figuera đã cho thấy điều này.
Thêm nữa phe đối lập từng
nói rằngmình đã gặp các lãnh
đạo quân đội cấp cao.
Theo chuyên gia Geoff
Ramsey - trợ lý giám đốc
chương trình Venezuela tại
tổ chức phi chính phủ Văn
phòng Washington về Mỹ
La-tinh, không loại trừ khả
năng nhiều thành viên trong
chính phủ ông Maduro đang
ngày càng sốt ruột trước sự bế
tắc chính trị. Thêm vào đó là
áp lực từ tác động trừng phạt
“Bạn không thương
lượng vì muốn điều
đó, mà vì phải làm
điều đó.”
Các đại diện của chính phủ
đến Na Uy bắt đầu một cuộc
thămdòkhảnăngbànbạcvàđối
thoại với pheđối lậpVenezuela
nhằm xây dựng một lịch trình
hòa bình cho đất nước.
Tổng thống Venezuela
NICOLAS MADURO
Tại sao Na Uy được chọn làm
địa điểm đối thoại?
Tham gia đối thoại về phía chính phủ Venezuela có
Bộ trưởng Thông tin Jorge Rodriguez, Thống đốc Hector
Rodriguez của bangMiranda. Phía phe đối lập có ông Stalin
Gonzalez - một lãnh đạo cấp cao trongQuốc hội do phe đối
lập kiểm soát và hai cố vấn nữa. Đại diện hai bên lần lượt
gặp riêng các nhà hòa giải Na Uy và không gặp nhau trực
tiếp. Bộ Ngoại giao Na Uy cho biết cuộc đối thoại chỉ mới ở
“giai đoạn thăm dò”.
Na Uy được chọn làmđịa điểmđối thoại trước hết vì nước
này là một trong số ít nước châu Âu không công nhận ông
Juan Guaido là tổng thống lâm thời của Venezuela.
Từ nămngoáiTrung tâmGiải pháp xung đột NaUy (NCCR)
đã nỗ lực sau hậu trường để đưa hai bên ở Venezuela đến
gần nhau. Và từ tháng 2 Bộ Ngoại giao Na Uy đã đề nghị hai
bên Venezuela ngồi lại đối thoại.
Na Uy nhiều năm nay từng là nơi tổ chức nhiều cuộc hòa
đàm. Trong đó có cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine hồi
tháng 9-1993, giữa chính phủ Philippines và phiến quân
Maoist năm2011, làm trung gian tìm kiếmmột lệnh ngừng
bắn giữa chính phủ Sri Lanka và nhómvũ trang. Những con
hổ vùngTamil. Bảy năm trước, các nhà đàmphán chính phủ
Colombia và tổ chức phiến quân cánh tả FARCmở cuộc đàm
phán trực tiếp đầu tiên ở Na Uy saumột thập niên xung đột.
Biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Venezuela tại thủ đôWashington (Mỹ) ủng hộ chính phủ Tổng thống
VenezuelaNicolasMaduro. Ảnh: CNN
177
sinh viên nam thuộc ĐH bang Ohio, Mỹ đã bị một
bác sĩ tên Richard Strauss lạmdụng tình dục trong
suốt quãng thời gian gần 20 nămông này công tác
tại đây, hãng tin
AFP
công bố dẫn nguồn từ kết quả
điều tra của hãng luật Perkins Coie sau 12 tháng
điều tra. Hơn440 cựu sinh viên và các nhân viên của
trường biết thông tin liên quan tới những cáo buộc
của Strauss đã tham gia thẩm vấn, trong đó có lời
khai của gần 150 người là nạn nhân trực tiếp. ĐH
bang Ohio sau đó đã bày tỏ lời xin lỗi chân thành
và chịu trách nhiệm thanh toán những khoản chi
phí cho những người từng bị lạm dụng tình dục.
VĨ CƯỜNG
củaMỹ lên ngành công nghiệp
dầu củaVenezuela - vốn cung
cấp 97% nguồn tiền mặt cho
chính phủ.
Nói nhưchuyêngiaRamsey:
“Bạn không thương lượng vì
bạn muốn điều đó. Mà bạn
thương lượng vì bạn phải làm
điều đó. Rất rõ ràng không bên
nào có thể áp đặt chiến lược
ưu thế của mình lên bên kia”.
Đối thoại khả quan
đến đâu?
Tham gia đối thoại là một
bước đảo ngược của phe đối
lập, vốn vẫn cáo buộc ông
Maduro sử dụng các cuộc
thương lượng trong thời gian từ
năm2016 đến 2018 để kéo dài
thời gian. Đổi lại ôngMaduro
cáo buộc phe đối lập cố gắng
giành quyền lực bằng vũ lực.
Về phía chính phủVenezuela,
theoĐại sứVenezuela tại Liên
Hiệp Quốc Samuel Moncada,
cuộc đối thoại là dấu hiệu đầu
tiên cho thấy chính phủ sẵn
sàng đối thoại với ôngGuaido.
Cuộc đối thoại hòa giải này
được Liên Hiệp Quốc ủng hộ.
Tuy nhiên, hai bên khó có thể
thống nhất đượcmột giải pháp
khả dĩ giải quyết được khủng
hoảng, dohai bênvẫncòn thiếu
niềm tin và bất đồng về hàng
loạt vấn đề quan trọng, hãng
tin
AP
nhận định.
LãnhđạođốilậpJuanGuaido
vạch ra lằn ranh đỏ rằng Tổng
thống Nicolas Maduro phải
từ chức. Trên
Twitter
tuần
rồi ông Guaido xác nhận có
gửi đại diện đến Na Uy đối
thoại, tuy nhiên cho biết phe
đối lập sẽ không để bị chính
phủ lèo lái. Ông Guaido vẫn
khăng khăng bất kỳ đối thoại
nào nhằm giải quyết khủng
hoảngVenezuela phải dẫn tới
sự chấm dứt của chính phủ
Tổng thốngMaduro, thay thế
bằng một chính phủ chuyển
tiếp và tổ chức bầu cử tự do,
công bằng.
Theo chuyên gia phân tích
rủi roMỹLa-tinhDiegoMoya-
Ocampos tại công ty cung cấp
thông tin IHS Markit (Anh),
ưu tiên của phe đối lập sẽ là
nhắm đến thành lập một thể
chế thông qua bầu cử và một
lịch trình bầu cử.
Về phần mình, chính phủ
Venezuela khẳng định sẽ
không có cuộc bầu cử mới
nào được tổ chức trước khi
nhiệm kỳ tổng thống của ông
Maduro kết thúc vào năm
2025. Tổng thốngMaduro vẫn
nói việc mình được bầu làm
tổng thống qua cuộc bầu cử
nămngoái là hợp pháp và yêu
cầu Mỹ phải dỡ bỏ mọi trừng
phạt đã áp đặt lên Venezuela
nhằm lật đổ ông.
Đối thoại có
ý nghĩa gì?
Sau cuộc đảo chính thất bại,
ông Guaido từng nói ông cởi
mở với khả năngMỹ can thiệp
quân sự. Ông Guaido nói đặc
phái viên của ông tại Mỹ sẽ
gặp Chỉ huy Bộ Tư lệnh miền
NamcủaMỹ vào đầu tuần này.
Bộ Tư lệnh miền Nam giám
sát các hoạt động quân sự
của Mỹ ở Mỹ La-tinh. Diễn
biến này làm dấy lên lo ngại
khả năng Mỹ can thiệp quân
sự vào Venezuela. Trước mắt
các quan chức Mỹ vẫn nói
tập trung tăng áp lực ngoại
giao và kinh tế để buộc ông
Maduro ra đi.
Giữa tuần rồi Mỹ đã cho
cảnh sát vào trụ sởĐại sứ quán
Venezuelaở thủđôWashington
xuamột số lượngngười ủnghộ
ôngMaduro cố thủởđâynhiều
tháng nay để ngăn chính phủ
Mỹ tịch thu trụ sở. Bốn người
bị bắt. Mỹ hiện tại công nhận
đặc phái viên của ông Guaido
là đại sứ ở Mỹ.
Theo
Time
, dù khó có khả
năng có được sự thống nhất
nhưng cuộc đối thoại tại Na
Uy có thể là bước khởi đầu
của một tiến trình “thương
lượng chuyển tiếp tích cực,
được quốc tế tạo điều kiện”
như lời chuyên gia Ramsey.
Bước đi này sẽ giúpVenezuela
tránh được đe dọa can thiệp
quân sự từ Mỹ.•
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook