110-2019 - page 12

12
Đời sống xã hội -
ThứHai 20-5-2019
HOÀNG LAN
Q
uỹ học bổngVừADính
vừa tổchức chương trình
Thắp sáng những ước
mơ - tổng kết các dự án đầu
tư nguồn nhân lực trẻ vùng
dân tộc và biển đảo nhân kỷ
niệm 20 năm thành lập quỹ.
Tri ân những tấm lòng
Thaymặt banđiềuhànhQuỹ
học bổng Vừ A Dính và gia
đình, các em được thụ hưởng
các dự án, bàTrươngMỹHoa,
nguyênPhóChủtịchnước,Chủ
tịch quỹ học bổng, bày tỏ sự
tri ân sâu sắc đến các nhà hảo
tâmđãđồnghànhcùngcác em.
Theo đó, năm2009, sau khi
tổng kết 10 năm thành lậpQuỹ
học bổng VừADính, trăn trở
trước đời sống của người dân
tộc thiểu số ở những vùng
phên dậu của Tổ quốc, quỹ
học bổng quyết định cho ra
đời những dự án mang tính
chiến lược. Đó là bốn dự án
“Ươmmầm tương lai”, “Chắp
cánh ước mơ”, “Mở đường
đến tương lai”, “Thắp sáng
tương lai”, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực trẻ cho vùng
miền núi và hải đảo.
Cho đến nay, từ các dự án,
278 emđã tốt nghiệp bậc trung
học, 166 em đang tiếp tục học
lên cao đẳng, đại học (ĐH),
60 emđã tốt nghiệpĐHvà trở
về làm việc tại bản làng, quê
hương, sáu emđược nhận học
bổng đi du học nước ngoài, 41
em đã được nhận giải thưởng
cuộc thi các bộ, ngành...
Tấm lòng nối
tấm lòng, bàn tay
tiếp bàn tay
Là ngôi trường đầu tiên
đặt nền móng xây dựng dự
rất nhiều khó khăn. Ở đảo em
chỉ được học các môn chính,
còn không biết gì về tiếng
Anh, mỗi ngày trên đảo chỉ
có điện vài tiếng. Học được
bốn năm thì em được đón về
đất liền học và phải tự lập từ
năm lớp 6. Tuy nhiên, nhờ
sự quan tâm, lo lắng của các
thầy cô và Quỹ học bổng Vừ
ADính, em đã vượt qua được
thời gian khó khăn ban đầu và
hòa nhập với các bạn” - Thu
Quyền chia sẻ.
Hiện đang hỗ trợ kinh phí
học tập cho sáu sinh viên
đang theo học tại ĐHYDược
TP.HCM với thời gian sáu
năm trong dự án “Chắp cánh
ước mơ” của Quỹ học bổng
Vừ A Dính, TS-BS Nguyễn
Phan Tú Dung cho hay đã
đồng hành cùng chương trình
được bảy năm. Chia sẻ về lý
do gắn bó với dự án, BS Tú
Dung kể: “Cách đây 25 năm,
tôi cũng là một sinh viên tỉnh
lẻ ở miền Trung khăn gói vào
Sài Gòn học tập. Xuất thân
từ gia đình khó khăn, tôi thấu
hiểu được những gì các bạn
trẻ nhà nghèo đang phải đối
mặt. Với sự hỗ trợ của mình,
tôi mong rằng các bạn có thể
yên tâm phần nào để học tập
tốt, đạt được ước mơ của
chính mình và của gia đình.
Giờ các bạn vẫn chưa có gì
trong tay nhưng nếu cố gắng
phấn đấu thì sẽ thay đổi được
cuộc sống”.
Là một trong sáu sinh viên
được BS Tú Dung hỗ trợ, em
Bùi Viết Trí, dân tộc Mường,
hiện là sinh viên năm thứ năm
khoa Y học cổ truyền, ĐHY
Dược TP.HCM, chia sẻ năm
năm trước, rời vùng quê nông
thôn vào TP.HCM học tập đã
chịu rất nhiều áp lực về kinh
tế và nghĩ đến việc bỏ học.
“Em có một người chị ở
TP tích cóp cũng được một
khoản nhưng lúc em vào học
thì chị dành hết cho em nên
không còn đồng nào nữa.
Em đã nghĩ đến việc bỏ học,
kiếmviệc làmđể có tiền ngay,
không ngờ sau đó hồ sơ của
em được Quỹ học bổng Vừ
A Dính xem xét. Từ đó em
đã bỏ suy nghĩ phải dừng lại
việc học và cố gắng học tập
tốt. Sáu năm nay sau lưng em
đã có một hậu phương vững
chắc” - Trí bày tỏ.•
QUỸ HỌC BỔNG VỪ A DÍNH
20 năm thắp sáng ước mơ
vùng núi và hải đảo
Hành trình
tìm con chữ
và thực hiện
ước mơ của
các emhọc
sinh ở vùng
núi và hải đảo
không còn
gập ghềnh,
trắc trở nhờ
các dự án
của Quỹ
học bổng
Vừ ADính.
Tại lễ kỷ niệm, chương trình
đã tiếp nhận gần 32 tỉ đồng từ
cácmạnh thườngquânđể tiếp
tục chăm lo cho các dự án của
Quỹ học bổng Vừ A Dính.
Tiêu điểm
BàNguyễn Thị Sơn chia sẻ về việc nhận nuôi 10 emhọc sinh đầu tiên của dự án “Ươmmầmtương lai”.
Ảnh: HL
án “Ươm mầm tương lai”,
bà Nguyễn Thị Sơn, Chủ tịch
HĐQTTrườngTHCS - THPT
Duy Tân, cho hay trong một
lần gặp gỡ nguyên Phó Chủ
tịch nước Trương Mỹ Hoa,
Chủ tịch Quỹ học bổng VừA
Dính, được bà Hoa giới thiệu
về hoạt động của quỹ, bà đã
nhận thí điểm 10 em học sinh
dân tộc thiểu số trên cả nước
về học tại trường. Và cũng từ
mô hình thí điểm này, dự án
“Ươmmầmtương lai” của quỹ
học bổng được hình thành.
Sau 10 nămđồng hành cùng
quỹ, Trường Duy Tân đã tiếp
nhận 67 em học sinh dân tộc
thiểu số, con hải quân và ngư
dân. Trong số này, nhiều em
đã tốt nghiệp THPT tiếp tục
được cấp học bổng học tiếp lên
ĐH, một số em tốt nghiệp ĐH
và có công việc ổn định. Em
Điểu Dương, dân tộc S’tiêng,
được nhận học bổng du học
tại Cộng hòa Liên bang Nga...
Cũng nhận nuôi 67 em
học sinh của dự án “Ươm
mầm tương lai”, trong đó
có nhiều em học sinh là con
em các chiến sĩ hải đảo, bà
Hà Thị Kim Sa, Hiệu trưởng
kiêmChủ tịch HĐQTTrường
THCS - THPTHồng Hà, bày
tỏ niềm tự hào khi nhiều em
đang học tại các trường ĐH
danh tiếng.
Bà Sa bày tỏ chưa bao giờ
coi việc này là công tác từ
thiện mà tự bao giờ đã cảm
thấy đó là trách nhiệm, nghĩa
vụ củamột côngdânyêunước.
Nghẹnngàochiasẻvềnhững
ngày xa gia đình nhưng được
ngôi trường THCS - THPT
Hồng Hà đùm bọc, em Phan
Thị Thu Quyền đến từ đảo
Song Tử Tây, tỉnh Khánh
Hòa kể gia đình mình là
một trong những gia đình
tiên phong ra đảo sinh sống,
khẳng định chủ quyền. “Đợt
đi đầu tiên gia đình em gặp
Bà Sa bày tỏ chưa
bao giờ coi việc
này là công tác từ
thiện mà tự bao giờ
đã cảm thấy đó là
trách nhiệm, nghĩa
vụ của một công
dân yêu nước.
Bà TrươngMỹ Hoa tiếp nhận
tài trợ của các đơn vị cho các
dự án của quỹ. Ảnh: HL
Đánh thức vùngđất ngủyên…giànhgiảiĐại sứhọc đường
ÔngNguyễnHoàngHiệp, Thứ trưởng BộNN&PTNT, cùng hoa hậu
Việt Nam2018 Trần Tiểu Vy trao phần thưởng cho các emhọc sinh
giành giải đặc biệt. Ảnh: UNDP
Vượt qua hơn 500 tác phẩm gửi tham dự cuộc thi “Đại sứ
học đường trong phòng, chống thiên tai và thích ứng biến
đổi khí hậu 2019,” phim ngắn
Đánh thức vùng đất đã ngủ
yên sau thiên tai
đã giành giải đặc biệt của cuộc thi.
Đánh thức vùng đất đã ngủ yên sau thiên tai
là phim
ngắn có thời lượng hơn năm phút, nội dung giới thiệu
vùng quê bên dòng sông Thu Bồn, vốn đông đúc, thu hút
khách du lịch nhưng đã bị bỏ hoang sau trận lụt năm 2000.
Tác phẩm do em Nguyễn Ý Như và Trần Thanh Thúy, học
sinh lớp 7/5 Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hội
An, Quảng Nam) thực hiện.
Tiếc nuối một vùng đất rộng lớn, có tiềm năng phát triển
kinh tế, Như và Thúy đã khảo sát và đưa ra những ý tưởng
sáng tạo, thiết thực là tận dụng tiềm năng và tài nguyên còn
bỏ ngỏ để phát triển dịch vụ du lịch như chèo thuyền đưa
khách đi ngắm phố cổ Hội An trong mùa nước lũ.
Cuộc thi “Đại sứ học đường trong phòng, chống thiên
tai và thích ứng biến đổi khí hậu 2019” được Tổng cục
Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) và Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) phối hợp với UBND
các tỉnh Quảng Nam, Thừa Thiên-Huế và Ninh Thuận tổ
chức dành cho học sinh THCS các tỉnh.
Cuộc thi nhằm tạo ra sân chơi bổ ích, giúp các em học sinh
tìm hiểu và cùng sáng tạo, nâng cao ý thức tuyên truyền tới
những người thân xung quanh về các vấn đề liên quan đến
phòng, chống thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam, bà Caitlin
Wiesen cho rằng những ý tưởng và giải pháp sáng tạo của
các em học sinh có thể giúp chúng ta thực hiện những thay
đổi cần thiết để xây dựng một tương lai bền vững và chống
chịu với thiên tai, biến đổi khí hậu tốt hơn cho Việt Nam.
Giải nhất của cuộc thi được trao cho tác phẩm
Hãy
hành động khi chưa quá muộn
của nhóm học sinh lớp 9/1
Trường THCS Nguyễn Du (TP Hội An, Quảng Nam) dựa
trên lượng like và share qua fanpage Thông tin phòng,
chống thiên tai.
Tác giả của hai tác phẩm đoạt giải cao nhất sẽ được tham
gia buổi lễ mít-tinh ngày truyền thống phòng, chống thiên
tai do Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ
chức tại Hà Nội để giới thiệu về các tác phẩm của mình.
Ngoài ra, hơn 40 em học sinh có bài dự thi xuất sắc
được chọn vào vòng chung kết cũng được nhận giấy khen
của Tổng cục Phòng, chống thiên tai.
TN
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16
Powered by FlippingBook