110-2019 - page 2

2
Thời sự -
ThứHai 20-5-2019
2
“Cô không tưởng
tượng được đâu,
chúng đông khủng
khiếp, quần lại
thành từng đám,
không đèn đuốc
gì hết, lù lù như
những bóng ma
giữa biển. Ngư
trường đánh cá
mà cứ tưởng là sa
trường của riêng
chúng nó vậy đó.”
Ngư dân
Nguyễn Minh T.
(huyện Cần Giờ, TP.HCM)
Sa tặc hoành hành trên
Ngư dân huyện CầnGiờ, TP.HCM
khẳng định cứmàn đêmbuông
xuống, hàng chục tàu khai thác cát
lậu công suất lớn lại ào ra biển để
“kiếmăn”, tạo nênmột “sa trường”
của riêng họ.
HOÀNGKIM-THUTRINH
M
ột chiều tháng 5, men
theo con đê ở xã Long
Hòa, huyện Cần Giờ,
TP.HCM, chúng tôi thấy nhiều
mảnh lưới đánh cá rách tả tơi,
bị sóng đánh dạt vào bờ. Đây
là những gì còn sót lại sau các
trận “va chạm” giữa tàu cá của
ngư dân và tàu khai thác cát.
Nhiều ngư dân địa phương
đưa mắt ra phía biển, chỉ cho
chúng tôi những khu vực mà
các tàu cát lậu thường neo
đậu. Thấy đằng xa có tàu công
suất lớn đi ngang, các ngư dân
khẳng định chắc nịch đó là tàu
cát. Họ đã quá quen với những
con tàu này bởi hầu như mỗi
lần ra biển làmỗi lầnđụngmặt.
Thức đêm canh sa tặc
Gặp chúng tôi, anh Lê Hữu
L. (31 tuổi) buồn rầu thanmới
bị mấy tàu cát “càn” trên biển
Cần Giờ cách đây nửa tháng
khiến 120 lưới đánh cá của anh
hư hỏng hoàn toàn.
AnhL. kể lại, khoảng 21 giờ
một ngày tháng 4, sau khi đến
ngư trường có cá, anh thả toàn
bộ lưới xuống rồi thả nổi tàu
đợi cá dính lưới. Ngư cụ của
anh dài khoảng 8-10 m, được
maythànhdạngkhunghìnhchữ
nhật, bên trong có hom để bắt
cá. Tuy nhiên, anh không dám
chợp mắt vì phải canh chừng
tàu hút cát đến quấy phá.
Vài chục phút sau, hai tàu lù
lù đến, thả ống xuống nước để
hút cát.AnhL. xuađuổi tàunày
dạt ra thì tàu kia lại đến bơm.
“Rồi phút chốc dàn lưới của tôi
bị hút mất, cái đứt từng khúc,
Thiếu thốn kinh phí
Trao đổi với
Pháp Luật TP.HCM
, Thiếu tá Nguyễn Tất Hùng,
Đồn phó nghiệp vụ Đồn biên phòng Cần Thạnh, cho hay: Công
tác tuần tra trên biển không như xe máy đổ xăng vào mà đi. Đơn vị
phải thuê tàu của ngư dân mới hiệu quả, chứ triển khai phương tiện
chuyên dụng dễ bị lộ bí mật, không đảm bảo yếu tố nghiệp vụ. Mỗi
chuyến thuê ngư dân đi cũng mất khoảng 4 triệu đồng, ra đó có bắt
được hay không thì đơn vị cũng phải trả chi phí. Về nguyên tắc,
hoạt động có kết quả mới được quyết toán, còn giả sử hoạt động bị
lộ bí mật thì đồn tự trả chi phí phần đó. Kinh phí đơn vị được cấp là
phục vụ tuần tra bảo vệ biên giới thường xuyên, chứ không có kinh
phí riêng chuyên về hoạt động đấu tranh khai thác cát lậu.
“Mình ra đó nhiều khi không bắt liền tay được. Biết nó hoạt động
từ 3 giờ chiều, mình giả dạng tàu ngư dân đánh cá ra nằm phục ở
đấy. Nhưng nhiều khi nó đưa ống hút xuống biển thật nhưng lại
chưa hút gì hết. Mình ập tới bắt, không đủ chứng cứ, gọi là “bắt
non” thì cũng không xử lý được” - ông Hùng nói.
Biên phòng đã làm gì?
trôi dạt trên biển. Xót của, tôi
la hét, chửi bới nhưng chúng
khôngcoi ragì, lát sauhút xong
mới tắt đèn chạy đi luôn. Tôi
mới vaymượnkhắpnơi để sắm
lại dàn lưới với giá hơn 60 triệu
đồng. Trong thời gian chờ sắm
lưới mới, tôi đành ở nhà nửa
tháng, nhìn vợ con nheo nhóc
mỗi ngày mà đứt từng khúc
ruột” - anh L. thở dài.
Đây không phải lần đầu anh
L. gặp sự cố như vậy. Trước
đó anh cũng từng vài lần bị tàu
cát phá lưới nhưng thiệt hại chỉ
dăm ba triệu đồng. Anh L. kể
tiếp: “Anh emđi biển bị nhiều
lắm, không chỉ riêngmình tôi.
Thức đêm thức hômđi lưới đã
cựcnhưngkhổnhấtlàphảicanh
chừng để đuổi tàu hút cát. Mà
phải thức sáng đêm vì chúng
ra rất bất chợt, có khi 6-7 giờ
tối đã ra, cũng có lúc 1-2 giờ
sáng mới xuất hiện. Chúng ra
từng tốp, từng tốp, đỉnh điểm
đông nhất chắc phải 50-70
tàu, có khi cả trăm tàu. Kinh
hoàng lắm”.
Thấy chúng tôi hoài nghi
về câu nói “cả trăm tàu”, ngư
dân NguyễnMinhT. (49 tuổi)
khẳng định chắc nịch: “Cô
không tin cứ thử một lần theo
chúng tôi ra biểnbanđêmxem,
sẽ thấy chúng quậy phá tanh
bành vùng biển của chúng ta
như thế nào. Cô không tưởng
tượng được đâu, chúng đông
khủng khiếp, quần lại thành
từng đám, không đèn đuốc gì
hết, lù lù như những bóng ma
giữa biển. Riết rồi ngư dân tụi
tôi ra ngư trường đánh cá mà
cứ tưởng đây là sa trường của
riêng chúng nó vậy đó”.
Mang nỗi bức xúc vì cũng
từng nhiều lần bị tàu cát vây,
làmhư ngư cụ, anhT. bất bình
nói: “Chúng khai thác cát ngay
đường lưới của mình, ống hút
cát hút luôn cả lưới. Ngư dân
ít người nên bọn chúng không
coi ra gì. Thậm chí có những
ngư dân phản ứng dữ quá đã bị
tàu cát “vô tình” đụng bể ghe.
“Tôi bị mất lưới hoài nhưng
chỉ biết nóng ruột la hét một
hồi chứ đâu làm gì được. Sáp
lại chỗ chúng thì không được,
chẳng khác nào trứng chọi đá
vì tàu mình nhỏ chỉ dài hơn
10 m, bằng gỗ, còn chúng là
tàu sắt công suất lớn dài mấy
chục mét. Có lần tức quá tôi
némđồ loạn xạ qua tàu nó, rồi
cũng đành cam chịu về nhà
sắm lưới mới thôi. Chứ biết
kêu ai bây giờ” - anh L. chưa
hết ấm ức.
Theo anhT., rất nhiều tàu cát
hoạt động trên biểnCầnGiờ đi
từ vùng biểnVũngTàu ra, tốp
này về, tốp khác ra. Có hôm
2-3 giờ sáng anh giong tàu ra
biển đánh mẻ cá sớm thì thấy
ngư trường quen thuộc giờ đã
thành sa trường. Lúc đó anh
chỉ biết tìm chỗ nào vắng vẻ
nhất để thả lưới, mong kiếm
được ít cá.
“Có vụ chúng tôi trình báo
lực lượngbiênphòngcủaVũng
Tàu, họ hỏi biển số tàu cát là
baonhiêunhưngchúngđi trộm
cắp nên có gắn biển số đâumà
thấy” - anh T. than vãn.
Nỗi lo sạt lở, mất nhà
Giống như những ngư dân
khác, anh PhạmVănA., người
đeo bámbiển nhiều năm, cũng
chịu không ít thiệt hại về ngư
cụ. “Mỗi tấm lưới của tôi dài
tới 30 m, có giá lên đến 1,5
triệu đồng. Thiệt hại không
biết bao nhiêu mà tính, không
ai bồi thường được” - anh nói.
Anh cũng cho hay khoảng 10
năm trở lại đây, lượng hải sản
ở vùng biển Cần Giờ đã giảm
đến 70%, ngư dân thiệt hại rất
nghiêm trọng.Anh lý giải việc
khaitháccátbừabãilàmthayđổi
dòng chảy, phá hủymôi trường
sinh sản của cá, tôm.Vì cá, tôm
thường chọn cồn cát làm nơi
sinh sản vì khu vực này dòng
chảy không quá mạnh. Nhiều
ngưdân cũngvì vậymà dần bỏ
cái nghề ông cha truyền lại, lên
bờ nuôi hào, làm khô cá, làm
thuê làmmướn…
Ngoài nỗi lomất ngư trường,
mất miếng cơm manh áo, an
toàn đường biển và sạt lở cũng
khiến ngư dân lo lắng không
kém. “Chúng hút cát bừa bãi
Đồn biên phòng Cần Thạnh (huyện CầnGiờ, TP.HCM) bắt được
một tàu khai thác, vận chuyển cát trái phép vào đầu tháng
4-2019. Hiện đồn đã chuyển hồ sơ sang Ban Chỉ huy Bộ đội biên
phòng TP ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt gần
82,5 triệu đồng, tịch thu 833m
3
cát. (Ảnh doĐồn biên phòng Cần
Thạnh cung cấp)
Tàu hút cát bị Đồn biên phòng LongHòa (huyện CầnGiờ, TP.HCM)
bắt được khi đang bơmcát từ biển lên vào giữa tháng 2-2019.
(Ảnh doĐồn biên phòng LongHòa cung cấp)
Khôngphải lầnnào cũng
vây bắt được sa tặc
Thượng tá Phạm Long Bào, Đồn trưởng Đồn biên
phòng Long Hòa, cho hay: Đồn chúng tôi không được
trang bị phương tiện đủ công suất để ra tận biển bắt sa
tặc mà chủ yếu phải thuê tàu ngư dân. Cũng may người
dân Cần Giờ có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên
1 3,4,5,6,7,8,9,10,11,12,...16
Powered by FlippingBook