110-2019 - page 3

3
Thời sự -
ThứHai 20-5-2019
Họ đã nói
3
biển Cần Giờ
UBND TP.HCM tổ chức
hội nghị tìm cách trị sa tặc
Ngày 23-4, tại Cần Giờ, UBND TP.HCM
tổ chức hội nghị trao đổi thông qua đề án
“Phòng, chống tình trạng khai thác cát trái
phép trên vùng biển CầnGiờ, vùng giáp ranh
giữa TP.HCM và các tỉnh lân cận”.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bí thư Nguyễn
Thiện Nhân cho hay để thực hiện hiệu quả
công tác phòng, chống hoạt động khai thác,
vận chuyển cát trái phép, bên cạnh việc tăng
cường tuần tra, kiểm soát ở cửa sông, khu
vực biển, các địa phương cần kiểm soát nơi
neo đậu và các địa điểm thường xuyên tiêu
thụ, tập kết cát.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu các cơ
quan chức năng cần kiểm tra giấy phép hoạt
động và hành trình khai thác của các phương
tiện cũng như giấy phép điều khiển phương
tiện của cá nhân. TP.HCM cần thành lập tổ
liên ngành thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử
lý các hoạt động khai thác, vận chuyển cát
trái phép; đồng thời đảmbảo các chính sách
hỗ trợ cho cán bộ trực tiếp thực hiện công
tác kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác, vận
chuyển cát trái phép.
Với các tỉnh có tàu khai thác cát tập kết, ông
Nhân cho rằngngoài việc ký kết quy chế phối
hợp, giữa các tỉnh cần hình thành tổ công tác
thường trực để traođổi thông tin, xử lý nhanh
các trường hợp vi phạm.
Ngư dân bức xúc kinh khủng
Trời ơi, tôi vừa ngước mắt lên là thấy hàng
chục tàu hút cát dồn lại. Muốn thả lưới trên
ngư trường của mình mà phải coi tới coi lui
mới dám thả. Bức xúc kinh khủng. Mỗi lần
như vậy tôi đều gọi điện thoại báo về cho
biên phòng địa phương vị trí rồi biển số tàu
nếu có. Tuy nhiên, khi biên phòng ra tới thì
chúng đi mất rồi còn đâu.
Ngư dân
NGUYỄN TẤN X.
,
huyện Cần Giờ
Biên phòng có nghe ngư dân
than thiệt hại
Với vai trò là đại biểu HĐND thị trấn Cần
Thạnh, huyệnCầnGiờ, tôi thườngxuyênnghe
ngư dân phản ánh việc khai thác trái phép
ảnh hưởng rất lớn đến ngư trường, ngư cụ
và đời sống người dân.
Tôm, cá chủ yếu sinh sản ở các bãi cát nên
rõ ràng hoạt động khai thác cát cuốn hết
trứng, sinh vật trong cát khiến sinh vật, môi
trườngkhông thể tái tạođược.Tàu cá củangư
dân cũng thường xuyên va chạmvới tàu cát,
gây thiệt hại cho ngư dân. Ngư cụ của ngư
dân cũng bị các tàu cát cuốn mất. Nhiều vụ
việc có cả hai bên thì biên phòng sẽ đứng ra
để làm cầu nối giúp ngư dân nhận được bồi
thường từ tàu cát.
Thiếu tá
NGUYỄN TẤT HÙNG
,
Đồn phó nghiệp vụ
Đồn biên phòng Cần Thạnh
Đã ở mức báo động
Thực trạng khai thác cát trái phép trên địa
bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2015-2018 đã
ở mức báo động. Nhiều trường hợp liều lĩnh
tổ chức khai thác có quy mô, diễn ra rầm rộ,
nhất là vào ban đêmvới nhiều thủ đoạn tinh
vi nhằm né tránh cơ quan chức năng. Trong
giai đoạnnàyđãphát hiệnvà xử lý 151 trường
hợp khai thác, vận chuyển trái phép.
Ông
LÊ MINH DŨNG
,
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ
(phát biểu tại Hội nghị Phòng, chống tình trạng khai
thác cát trái phép trên vùng biển Cần Giờ ngày 23-4)
ở các cồn, chỗ lồi, chỗ trũng,
nhiều tàu đi dễ mắc cạn, chìm
lắm. Hơn nữa, dù chúng khai
thác cách bờ 5-10 hải lý nhưng
khai thác càng lâu thì càngphải
lấn sâu vào vùng biển sát bờ.
Khi đó, nước chảy xiết hơn sẽ
kéo cát trượt ra ngoài, lâu dần
gây sạt lở. Sống bên bờ biển
bao đời, lớn lên nhờ con tôm,
con cá, sao chúng tôi không lo
cho được. Cứ đà này đất liền ở
CầnGiờkhôngsạtlởmớilạ.Đất
đai, vườn tược, nhà dân, công
trình ven biển… làm mồi cho
hà bá chỉ là chuyện sớmmuộn
thôi!” - anhA. bức xúc.
Ngư dânNguyễnTấnX. (40
tuổi)cũngkhẳngđịnh:“Từngày
có tàu hút cát đến hoành hành,
nguồn tài nguyên biển dần vơi
đi. Bây giờ đi vùng biển gần
không còn nhiều cá như trước
đâu, chúng tôi phải dạt về vùng
biển các tỉnhTiềnGiang,Vũng
Tàu, BếnTremới có cá. Ít nhất
nguồnlợibiểnphảigiảmđếnmột
nửa so với trước đây. Còn ngư
trườngquenthuộcthìhàngchục
tàu cát ngày đêm tung hoành, y
hệt đó là mỏ cát của tụi nó vậy.
Muốn thả lưới tụi tôi phải coi
tới coi lui mới dám thả”.
Nhìn một cái,
biết ngay sa tặc
Ngư dân Phạm Văn A. do
bất bình với nạn sa tặc nên đã
trở thành bạn đồng hành với
bộ đội biên phòng địa phương
để chống vấn nạn này. Cụ thể,
khi ở trên biển, phát hiện tàu
hút cát, anh T. đều báo cho
biên phòng. Còn khi đang ở
nhà, nếu nghe nói có sa tặc,
anh sẵn sàng dùng tàu cá của
mình để đưa lực lượng chức
năng vây bắt.
“Cuộc đời của mình đã gắn
liền với biển rồi, tàu mình lại
có công suất lớn hơn, thường
mưu sinh vào ban đêm nên
hỗ trợ được biên phòng thoát
khỏi tai mắt của sa tặc. Anh
em biên phòng nếu không có
kinh nghiệmđi biển sẽ dễmắc
vào cồn, hư chân vịt, bánh lái,
thậm chí còn bị tai nạn…” -
anh A. nói.
Nhiềungườinóianhlochuyện
bao đồng, anh chỉ mỉm cười.
“Nhiều lần anh emđi biển gặp
tàu cát hút hết ngư cụ đều gọi
cho mình và khóc, nhờ mình
báovới biênphòng, đòi lại công
bằng cho họ. Nghemà thương
lắm” - anh A. giải thích lý do
quyết tâm chống sa tặc.
Vớikinhnghiệmcủangườiđã
làmnghềđánhcáđược27năm,
anhA. khẳngđịnhchỉ cầnđứng
trên bờ nhìn ra biển thì tàu nào
là tàu cát anh đều nhận ra. “Tôi
đối mặt với chúng mỗi lần đi
biển, tàu chở cát chạy thế nào,
trên tàu gắn phương tiện hút
có hình hài ra sao, tôi nhìn cái
là biết” - anhA. nói chắc nịch.
“Mỗi chuyến khai thác cát
như vậy, chúng thu được cả
trăm triệu đồng nên nếu bị bắt
giữ, chỉ phạt vài chục triệu
đồng thì không ăn thua. Hơn
nữa, chúng đi cả trăm chuyến
may ramới bị bắt một chuyến.
Biên phòng bắt bữa nay, ngày
mai chúng cũng ra bình thường
thôi. Phải phạt nặng hơn, thậm
chí tịch thu cả cái tàu may ra
chúng mới sợ” - anhA. nói.•
Số tới:
Vì sao chưa trị
được sa tặc?
khoáng sản của địa phương, lúc nào đồn cần phương tiện
thì người dân xuất bến ngay.
Nhưng tuần tra trên biển không như trên bộ, mà phụ
thuộc vào con nước, điều kiện của ngư dân. Nếu gặp
sóng to, gió lớn, tàu của dân cũng tròng trành khó mà ra
tới nơi được. Có lần mới đi nửa chừng đành phải vòng
về.
Biển Cần Giờ mênh mông, từ bờ ra tới chỗ sa tặc hơn
10 hải lý (tương đương gần 30 km trên đất liền) cho
nên quá trình vây bắt gặp nhiều khó khăn. Mỗi khi nhận
được tin báo, lực lượng ra tới nơi phải mất 2-3 tiếng.
Tuy nhiên, không phải lần nào cũng vây bắt được sa tặc.
Nhiều hôm tới nơi phải nằm im mật phục đợi “thời cơ
chín muồi”, số cát trên tàu đủ đầy để phạt nặng thì biên
phòng mới ùa đến vây bắt, khiến đối tượng không kịp trở
tay. Có hôm do sức khỏe yếu, bộ đội biên phòng nằm la
liệt vì say sóng.
LÊ THOA
Sángnay khaimạc
kỳhọp thứ7Quốc hội
khóaXIV
Sáng nay (20-5), kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV
sẽ họp phiên khai mạc và dự kiến làm việc trong
thời gian 20 ngày (không kể ngày nghỉ), bế mạc vào
ngày 14-6.
Theo chương trình dự kiến, ngày làm việc đầu
tiên, Quốc hội sẽ nghe báo cáo của Chính phủ, báo
cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đánh giá bổ sung
kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội
và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách
nhà nước những tháng đầu năm 2019.
Quốc hội cũng dành thời gian nghe Chủ tịch Ủy
ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn
trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử
tri và nhân dân.
Đáng chú ý, Quốc hội cũng nghe tờ trình đề nghị
Quốc hội phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước
năm 2017 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính
- Ngân sách về vấn đề này. Quốc hội cũng nghe báo
cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm
2017; tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc bổ sung
danh mục dự án mới vào kế hoạch đầu tư công trung
hạn giai đoạn 2016-2020…
Trả lời tại cuộc họp báo diễn ra cuối tuần trước,
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết
đây là kỳ họp giữa năm nên trọng tâm tập trung cho
vấn đề lập pháp. Theo đó, Quốc hội dành thời gian
12/20 ngày để thông qua bảy dự án luật và hai nghị
quyết, cho ý kiến về chín dự án luật khác. Thời gian
còn lại dành cho chất vấn, giám sát chuyên đề và
quyết định vấn đề quan trọng của đất nước.
Các dự án luật, nghị quyết được Quốc hội xem
xét, thông qua, đáng chú ý gồm: Luật Giáo dục (sửa
đổi); Luật Kiến trúc; Luật Quản lý thuế (sửa đổi);
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu
tư công; Luật Thi hành án hình sự (sửa đổi); Luật
Phòng, chống tác hại của rượu bia; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và
Luật Sở hữu trí tuệ (theo quy trình tại một kỳ họp)…
Các dự án luật được Quốc hội cho ý kiến, đáng
chú ý có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước;
Bộ luật Lao động (sửa đổi); Luật Chứng khoán (sửa
đổi); Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Dân
quân tự vệ (sửa đổi); Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của
công dân Việt Nam…
Theo chương trình dự kiến, thứ Bảy và Chủ nhật
hằng tuần trong suốt thời gian diễn ra kỳ họp, Quốc
hội nghỉ, dành thời gian cho các cơ quan của Quốc
hội làm việc theo chương trình riêng. Lý giải về điều
này, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay do thời gian
diễn ra kỳ họp ngắn, khối lượng công việc nhiều,
trong đó có nội dung Quốc hội cho ý kiến và thông
qua tại một kỳ họp.
“Thời gian họp ngắn như vậy, để dự án luật được
thông qua đòi hỏi các cơ quan Quốc hội phải có thời
gian tiếp thu, hoàn chỉnh dự án luật. Vì vậy Quốc
hội không làm việc vào thứ Bảy và Chủ nhật mà
dành thời gian cho các cơ quan Quốc hội tiến hành
việc thẩm tra kỹ, giúp cho việc thông qua dự án
luật” - ông Phúc nói.
ĐỨC MINH
Thẩmtrakỹcácdựánluậttrướckhithôngqua.
Tồng
thư
ký QH
Nguyễn
Hạnh
Phúc.
Ảnh:
ĐỨC
MINH
1,2 4,5,6,7,8,9,10,11,12,13,...16
Powered by FlippingBook