117-2019 - page 14

14
NGUYỄNHIỀN-HỮUĐĂNG
M
ới đây, Bộ GTVTvừa
hoàn thành dự thảo
nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị
định 46/2016 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh
vực đường bộ và đường sắt.
Dự thảo nghị địnhmới này dự
kiến sẽ tăng nặng mức phạt
đối với các hành vi sử dụng
rượu bia, ma túy và nhiều
hành vi nguy hiểm khác.
Tuy nhiên, điều mà người
dân quan tâm hơn là làm sao
để tránh tình trạng “cưa đôi”
giữa CSGTvà người vi phạm.
Bởi thực tế đã có tình trạng
CSGT hoặc chính người vi
phạm gạ “cưa đôi” mức phạt
theo quy định của pháp luật,
không lập biên bản. Bằng cách
đó, người vi phạm chỉ phải
mất nửa số tiền phạt và khỏi
chạy tới chạy lui đóng phạt,
CSGT thì bỏ túi số tiền ấy.
Đừng “cưa đôi”
mức phạt rồi cho qua
Nhiều bạn đọc cho rằng để
việc xử phạt mang tính răn đe
thì phải loại bỏ tình trạng mãi
lộ, nguyên tắc ngầm đưa tiền
và cho qua.
Anh Trương Minh L., một
tài xế xe tải đường dài chia
sẻ: “Việc xử phạt sẽ giúp
người vi phạmnhớ để sau này
không vi phạm nữa. Tôi đồng
ý với việc tăng mức xử phạt
đối với hành vi lái xe khi sử
dụng rượu bia vì có như thế
mới răn đe được. Tuy nhiên,
phạt như thế nào để mang lại
hiệu quả mới là chuyện đáng
nói, bởi theo thực tế hiện
nay tình trạng mãi lộ chưa
được loại bỏ.
Như bản thân
tôi là một tài
xế thì chuyện
vi phạm giao
thông làkhông
thể tránh khỏi
và các lỗi như
lấn làn đường,
chạy xe quá
tốc độ… là
những lỗi tôi
thường gặp
nhất. Cứ mỗi
lần bị CSGT
thổi vào thì thường là khung
phạt bao nhiêu sẽ tự biết chia
đôi, kẹp vào bằng lái là được
cho qua, khỏi trả giá. Việc xin
được đưa tiền chỉ bằng một
nửa với mức phạt để không
phải bị lập biên bản, không
bị giữ bằng lâu nay đã trở
thành luật ngầm của cánh tài
xế chúng tôi.
Bản thân tôi
không thích
điềunàynhưng
vì tiện và lợi
cho mình nên
thực hiện theo.
Tuy nhiên, tôi
nghĩ nếu lỗi
nhỏ thì không
sao, lỗi nặng
như sử dụng
rượu bia có
nồng độ cồn
cao quá mức
cho phép khi lái xe mà cứ
phạt theo kiểu “cưa đôi” thì
cho dù mức phạt tăng cũng
chẳng ăn thua và rất nguy
hiểm cho xã hội”.
Tương tự, anh NVT, tài xế
xe container của một công ty
tại Sóc Trăng, cũng cho rằng
cách phạt như thế nào cho
hiệu quả là một chuyện đáng
quan tâm. “Vì hiện nay, đây
đó cũng còn chuyện người
vi phạm đưa tiền rồi được
cho qua. Nếu tăng mức phạt
lên, người vi phạm chỉ cần
bỏ thêm ít tiền đưa CSGT
mà không có biên bản, tiền
không được nộp vào ngân
sách. Đóng phạt kiểu này khó
mà răn đe được ai”.
Giám sát “cưa đôi”
bằng công nghệ
Bạn đọc
Gia Bảo
(quận 1,
TP.HCM) nêu quan điểm về
việc tăng nặng mức xử phạt
đối với các trường hợp lái
xe vượt quá nồng độ cồn, sử
dụng ma túy hoặc vi phạm
Tăng mức phạt cho một số vi phạm
phổ biến
Dự thảo bổ sung một số điều của Nghị định 46/2016 sẽ
tăng nặng mức phạt cho một số hành vi vi phạm phổ biến.
Chẳng hạn như:
- Tài xế ô tô lùi xe trên cao tốc sẽ có mức phạt 16-18 triệu
đồng (mức phạt hiện hành là 800.000-1,2 triệu đồng).
- Tài xế ô tô không nhường đường cho xe xin vượt sẽ có
mức phạt 800.000-1,2 triệu đồng (mức phạt hiện hành là
300.000-400.000 đồng).
- Tài xế ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ
cồn sẽ có mức phạt 26-30 triệu đồng, tước bằng lái 10-12
tháng (mức phạt hiện hành là 16-18 triệu đồng, tước bằng
lái xe 4-6 tháng).
- Tài xế xe máy không chấp hành yêu cầu kiểm tra chất
ma túy, nồng độ cồn sẽ bị phạt 5-7 triệu đồng, tước bằng
lái xe 10-12 tháng (mức phạt hiện hành là 3-4 triệu đồng,
tước bằng lái xe 3-5 tháng).
Bạn đọc -
ThứBa28-5-2019
Cần giảm bớt sự can
thiệp của CSGT đến
mức càng ít càng
tốt bằng cách tăng
cường giám sát,
xử lý vi phạm giao
thông qua camera,
dữ liệu giám sát
hành trình, mọi hoạt
động của xe và tài xế
đều được giám sát.
Tăng tiền phạt nhưng phải
triệt nạn “cưa đôi” với CSGT
Phải giám sát chặt quá trình vi phạmvà nộp phạt đối với người vi phạmgiao thông để tránh tình trạng
CSGT và người vi phạmđồng lõa “cưa đôi”.
quy định trên đường cao tốc
là cần thiết tại thời điểm hiện
nay. “Tình trạng CSGT “cưa
đôi” với người vi phạm hay
“nhờ CSGT đóng phạt giùm”
không phải là chuyệnmới mẻ.
Bản thân tôi cũng là người
di chuyển thường xuyên nên
không tránh khỏi đã từng phải
“cưa đôi” với CSGT.
“Tôi cho rằng để chấm dứt
được tình trạng này không
phải chuyện đơn giản. Tuy
nhiên, sẽ làm được nếu có
quyết tâm từ cả phía người
vi phạm và CSGT.
Để giảm tình trạng này,
cần giảm bớt sự can thiệp của
CSGT đến mức càng ít càng
tốt, bằng cách tăng cườnggiám
sát, xử lý vi phạm giao thông
qua camera, dữ liệu giám sát
hành trình, mọi hoạt động của
xe và tài xế đều được giámsát.
Thông qua dữ liệu này, cơ
quan có thẩm quyền sẽ xử
phạt thật nặng, nghiêmminh
các hành vi vi phạm, như vậy
sẽ góp phần chấn chỉnh trật
tự, an toàn giao thông, cũng
như giảmđược điều kiện phát
sinh chuyện “cưa đôi” trong
vi phạm” - bà
Mai Lệ Chi
,
quận 7, TP.HCM, nói.
Đồng quan điểm, bạn đọc
TuấnNgọc
(HàNội) cho rằng
cần đơn giản hóa thủ tục đóng
phạt, tránh rườm rà bằng cách
người vi phạmcó thể ngồi nhà
đóng phạt thông qua ví điện
tử hay tài khoản ngân hàng.
Còn cơ quan xử lý vi phạm trả
lại giấy tờ cho người vi phạm
thông qua đường bưu điện. Có
như vậy mới giải quyết được
tâm lý người vi phạm chỉ vì
ngại đi đóng phạt, lấy giấy tờ
nênmới “cưa đôi” với CSGT.•
Ý kiến bạn đọc
Cá nhân có thể bị xử phạt đến 1 tỉ đồng
Nghị định 42/2019 quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủy sản đã tăng rất nhiều
lần mức xử phạt tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực
thủy sản. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi
vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy
sản theo nghị định này là 1 tỉ đồng. Trong khi đó, theo
quy định hiện hành (Nghị định 103/2013) thì mức
phạt tiền tối đa trong hoạt động thủy sản áp dụng đối
với cá nhân chỉ là 100 triệu đồng.
Nghị định 42/2019 nêu rõ mức xử phạt tiền từ 800
triệu đồng đến 1 tỉ đồng đối với chủ tàu cá có một
trong các hành vi vi phạm sau:
Khai thác thủy sản quá hạn mức do tổ chức nghề
cá khu vực cấp phép trong trường hợp tái phạm; tàu
cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam
không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn…
Với hành vi vi phạm phổ biến như hủy hoại nguồn
lợi thủy sản hoặc khu vực thủy sản còn non tập trung
sinh sống… thì sẽ bị phạt tiền 50-100 triệu đồng.
Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như
của cá nhân thì mức phạt bằng hai lần mức phạt tiền
đối với cá nhân.
Nghị định 42/2019 có hiệu lực kể từ ngày 5-7-2019
và thay thế Nghị định 103/2013.
TM
Xử lý “chặt chém”dukhách:
Chỉ phạt thôi chưađủ
Mới đây Chính phủ đã ban hành
Nghị định 45/2019 quy định về hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực du
lịch. Trong đó quy định rõ hành vi tranh
giành khách du lịch hoặc hành vi nài ép
khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ
sẽ bị xử phạt tiền 1-3 triệu đồng. Trong
thực tế, hành vi này trước đây pháp luật
cũng đã có quy định. 
Cụ thể, theo Nghị định 158/2013
về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo quy định phạt tiền 1-3 triệu
đồng đối với các hành vi vi phạm như
tranh giành khách du lịch hoặc hành vi
nài ép, chèn ép khách du lịch mua hàng
hóa, dịch vụ...
Thế nhưng trong thực tế mặc dù đã
có luật định cho những hành vi vi phạm
nhưng hành vi tranh giành khách du
lịch, nhất là các hành vi vi phạm như
nài ép khách du lịch mua hàng hóa,
dịch vụ, “chặt chém” khách du lịch vẫn
xảy ra ở nhiều nơi, nhất là đối với du
khách nước ngoài do không phải là
người bản địa. 
Thường thì các hành vi vi phạm tranh
giành, nài ép… khách du lịch mua hàng
hóa diễn ra tại một thời điểm nhanh,
chóng vánh và không thể nhanh chóng
phát hiện nếu không có lực lượng chức
năng làm nhiệm vụ . Một thực tế là hầu
như có rất ít trường hợp tranh giành,
chèo kéo, “chặt chém” là do các cơ
quan chức năng phát hiện. Thường thì
các vụ vi phạm chỉ đến khi nạn nhân là
du khách bức xúc, phản ánh hoặc đưa
lên mạng xã hội gây xôn xao dư luận
mới được cơ quan chức năng vào cuộc
xác minh, xử lý. 
Việc ban hành các chế tài xử lý các
hành vi vi phạm như hành vi tranh
giành, chèo kéo, ép buộc khách du lịch
mua hàng hóa, dịch vụ, “chặt chém”
khách du lịch... là cần thiết nhưng vẫn
chưa đủ nếu không có việc kiểm soát
thường xuyên tại các điểm đến du lịch. 
Cần phải có một lực lượng phản ứng
nhanh và thường xuyên ra quân để
nhanh chóng phát hiện, xử lý nghiêm
các hành vi vi phạm như đe dọa, chèn
ép du khách.
Song song bên cạnh đó, tại các điểm
đến du lịch nổi tiếng cũng cần phải có
những băng rôn, panô, áp phích... để
phổ biến, tuyên truyền các hành vi bị
nghiêm cấm làm phiền khách du lịch
cũng như các chế tài là những mức xử
phạt vi phạm hành chính đối với các
hành vi vi phạm đối với khách du lịch
để các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là
những người mưu sinh, buôn bán các
điểm cá nhân, tổ chức biết nắm rõ...
Hiện nay, tại các điểm đến du lịch rất
thiếu những nội dung phổ biến, tuyên
truyền này.
MINH VŨ
Dự thảo nghị địnhmới về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt dự kiến
sẽ tăng nặngmức phạt đối với các hành vi sử dụng rượu bia, ma túy và nhiều hành vi nguy hiểmkhác.
Ảnhminh họa: HOÀNGGIANG
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16
Powered by FlippingBook