117-2019 - page 8

8
Đô thị -
ThứBa28-5-2019
Thực hư chuyện thanh
tra giao thông chỉ đứng
nhìn lô cốt
Thanh tra giao thông đến hiện trường chụp ảnh lô cốt, cốngmất nắp để
truyền ngay cho đơn vị quản lý khắc phục hư hỏng.
LƯUĐỨC -HOÀNG TUYÊN
T
rong tuần qua, Sở GTVT
TP.HCM liên tiếp ra các
văn bản khẩn yêu cầu các
đơn vị quản lý cầu, đường, điện,
cấp thoát nước, cáp quang...
phải xử lý, khắc phục ngay mất
mát, hư hỏng các nắp hầm ga,
cống, hầm kỹ thuật, rào chắn
công trình (lô cốt) gây mất
an toàn trong việc đi lại cho
người dân.
Đồng thời, SởGTVT chỉ đạo
thanh tra giao thông (TTGT)
tiến hành kiểm tra, phát hiện
các khuyết tật, rào chắn nguy
hiểm...
Tuy nhiên, trong quá trình
kiểm tra, ở nhiều vị trí lô cốt,
rào chắn hư hỏng, đường lồi
lõm, lầy lội, cống mất nắp...
TTGT chỉ đến đứng nhìn, ghi
ghi chép chép, chụp ảnh rồi
lên xe bỏ đi. Những hình ảnh
TTGTchỉ đứngnhìnhiện trường
rồi bỏ đi... đang gây thắc mắc
trong nhân dân.
Về thắc mắc nói trên, ông
PhạmLê Lâm, Phó Đội trưởng
Đội tham mưu, Thanh tra Sở
GTVT, cho biết sau khi có
chỉ đạo của Sở, các đội thanh
tra địa bàn đã tăng cường
kiểm tra, phát hiện các bất
cập, khuyết tật, hư hỏng của
cầu, đường, điểm rào chắn
nguy hiểm.
“Quy trình tác nghiệp của
các tổ, đội là đến hiện trường
ghi nhận thực tế bằng hình ảnh,
lập biên bản và gửi thông tin
về các khu quản lý giao thông
đô thị (khu), các quận, huyện
quản lý công trình” - ông Lâm
lý giải.
Theo quy trình cũ, khi ghi
nhận hiện trường, các tổ, đội
phải gửi báo cáo về Thanh tra
Sở. Từ đây mới phát văn bản
tới các khu, quận, huyện có
công trình để các nơi này biết
và có biện pháp khắc phục.
“Cách làm gửi, nhận văn bản,
phản hồi kết quả khắc phục
khuyết tật, bất cập cầu, đường
thường chậm 5-7 ngày” - ông
Lâm cho biết.
Thời gian qua, Thanh tra
Sở đã thiết lập năm nhóm
phản ứng nhanh, ứng dụng
trên Viber với tên giao diện
Hạ tầng GT. Hình ảnh, thông
tin từ các tổ, đội kiểm tra
thực địa được truyền dẫn,
kết nối với các cán bộ phụ
trách khai thác hạ tầng giao
thông của bốn khu và Trung
tâm Quản lý đường hầm sông
Sài Gòn.
Theo ông Lâm, qua ứng dụng
Viber giao diện Hạ tầng GT,
khoảng thời gian từ kiểm tra,
phát hiện, thông tin tới xử lý,
khắc phục các khuyết tật, bất
cập của cầu, đường đã diễn ra
nhanh gọn hơn.
Riêng các trường hợp vi
phạm về rào chắn, TTGT chụp
ảnh làm bằng chứng, lập biên
bản để xử lý theo quy trình.
“Vì vậy không có chuyện
TTGT chỉ đứng nhìn lô cốt,
chụp ảnh rồi bỏ đi” - ông Lâm
khẳng định.•
Thanh tra giao thông chụp ảnh lô cốt gửi cho các khu để xử lý. Ảnh: L.ĐỨC
Mới đây, Sở GTVTTP.HCMđã yêu cầu rà soát các bất cập về rào
chắnthicôngcôngtrìnhthiếtyếutrênđịabànTP.Trongđó,Sởyêu
cầuThanhtraSởGTVTcótráchnhiệmtăngcườngtuầntra,xửlývi
phạmhànhchính tại các công trìnhcó ràochắn thi công; ápdụng
hình thức xử phạt tăng nặng đối với các chủ đầu tư, nhà thầu thi
công,tưvấngiámsátthườngxuyênđểxảyrasaiphạm,táiphạm.
Đồng thời Sở cũng chỉ đạo trước ngày 16-6, Thanh tra Sở
phải thành lập đoàn kiểm tra hiện trường về tình hình rào
chắn, thi công công trình thiết yếu để đánh giá việc chấp hành
về phương án tổ chức phân luồng giao thông, các biện pháp
đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, hệ thống
biển báo, rào chắn thi công, tái lập mặt đường…Từ đó, Thanh
tra đề xuất các giải pháp chấn chỉnh nhằm kịp thời thammưu
đề xuất, điều chỉnh các bất cập.
Qua ứng dụng Viber
giao diện Hạ tầng
GT, khoảng thời gian
từ kiểm tra, phát hiện
thông tin tới xử lý các
bất cập cầu, đường đã
diễn ra nhanh hơn.
BộGTVTyêu cầu
kiểmsoát chặt
các trạmBOT
Bộ GTVT vừa ban hành chỉ thị tăng cường
công tác quản lý nhà nước và kiểm soát doanh
thu đối với các dự án đầu tư theo hình thức hợp
đồng BOT trong lĩnh vực đường bộ.
Theo đó, thời gian qua nhiều công trình dự
án giao thông đưa vào khai thác đã góp phần
phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội,
đảm bảo an ninh-quốc phòng, cải thiện giao
thông đường bộ. Tuy nhiên, dư luận có một
số ý kiến phản ánh về hoạt động thu giá dịch
vụ sử dụng đường bộ.
Do đó, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường
bộ chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển
khai thực hiện việc giám sát, kiểm tra (định kỳ,
đột xuất) công tác tổ chức và hoạt động của các
trạm BOT.
Bên cạnh đó, Tổng cục cần bảo dưỡng
thường xuyên, sửa chữa, bảo trì đảm bảo việc
vận hành các công trình dự án an toàn, thông
suốt; có biện pháp khắc phục hoặc chỉ đạo nhà
đầu tư khắc phục nếu phát hiện các vi phạm,
sai sót trong quá trình vận hành, khai thác các
công trình dự án BOT.
Tổng cục cần xây dựng và ban hành các
biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ, đúng quy
định pháp luật các khoản thu-chi của dự án
đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT do Bộ
GTVT quản lý, không để xảy ra thất thoát,
lãng phí; đảm bảo toàn bộ nguồn thu của dự
án sau khi trừ đi các chi phí cho dự án được
sử dụng ngay để hoàn trả vốn đầu tư.
“Bộ yêu cầu Tổng cục, tiếp tục thực hiện
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong giai đoạn
kinh doanh, khai thác theo quy định; chịu
trách nhiệm trước pháp luật và trước bộ
trưởng về việc thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ được giao…”.
Bộ GTVT cũng giao Vụ Đối tác công tư tham
mưu Bộ tiếp tục làm việc với các bộ, ngành,
địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để
báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các tồn tại,
bất cập đối với các dự án BOT; phối hợp với
các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền về
chủ trương, các kết quả đạt được và các giải
pháp xử lý bất cập đối với các dự án BOT do
Bộ quản lý.
Bộ GTVT giao Vụ Tài chính chỉ đạo các
ban quản lý dự án chủ đầu tư các dự án BOT
do Bộ GTVT quản lý khẩn trương hoàn thành
công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng công
trình làm cơ sở tính toán, điều chỉnh thời gian
hoàn vốn đầu tư dự án.
Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông được giao
chủ trì, phối hợp với Tổng cục Đường bộ
kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác
sửa chữa, bảo trì công trình dự án; các
khoản chi phục vụ công tác bảo dưỡng
thường xuyên, sửa chữa và bảo trì công
trình dự án.
“Thanh tra Bộ chủ trì triển khai công tác
thanh tra đối với các dự án đầu tư theo hình
thức hợp đồng BOT trong lĩnh vực đường bộ
do Bộ GTVT quản lý theo kế hoạch để kịp
thời phát hiện tồn tại, xử lý khắc phục…” -
Bộ GTVT yêu cầu.
VIẾT LONG
Ngày 27-5, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết
qua phân tích mẫu nước, mẫu cá đã xác định nguyên nhân
gần 1.000 tấn cá bè chết ở đoạn sông La Ngà là do thiên tai.
Cụ thể, khi xảy ra trận mưa lớn kéo dài từ tối 15 đến rạng
sáng 16-5, nước cuốn theo rác thải, các chất ô nhiễm từ trên bờ
đổ xuống sông La Ngà, chảy về khu vực trên làm tăng tính độc
của một số khí, dẫn đến cá bị sốc, chết hàng loạt. Thời điểm
trước khi xảy ra vụ cá chết, nước sông La Ngà tại đoạn có các
bè nuôi xuống thấp, lượng cá nuôi khá dày đặc.
Từ kết quả trên, Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Nai sẽ chủ trì,
làm việc với các sở, ngành liên quan và UBND huyện Định
Quán để công bố nguyên nhân cá chết, đồng thời bàn thực
hiện việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại.
Qua thống kê, chính quyền địa phương ghi nhận số lượng
cá chết gần 1.000 tấn của 81 hộ nuôi, thuộc hai xã La Ngà và
Phú Ngọc. Cụ thể, xã La Ngà có 40 hộ bị thiệt hại tổng cộng
gần 428 tấn cá; xã Phú Ngọc có 41 hộ thiệt hại 548,5 tấn cá.
Cá chết chủ yếu là cá chép, cá lăng, cá điêu hồng, cá mè...
Trong đó, nhiều hộ có cá chết đều là cá lớn gần đến kỳ thu
hoạch nên thiệt hại nhiều hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Được biết vào cùng thời điểm này năm ngoái, chỉ sau
một cơn mưa lớn, gần 2.000 tấn cá các loại của người
dân đã đồng loạt nổi lên chết trắng. Cơ quan chức năng
cũng xác định nguyên nhân cá chết do thiên tai. Theo đó,
UBND tỉnh Đồng Nai cũng đã hỗ trợ 129 hộ dân bị thiệt
hại số tiền trên 12 tỉ đồng.
VŨ HỘI
Đã tìm ra nguyên nhân gần 1.000 tấn cá bè sông La Ngà chết
1,2,3,4,5,6,7 9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook