117-2019 - page 16

16
Thế giới 24 giờ
Theo GS Marandi, “thể
chế Israel, Saudi Arabia và
UAE đang mong một cuộc
chiến nhưng chính phủ Mỹ
không muốn cuộc chiến này,
trừ khi là một cuộc chiến vì
ông Bolton và có thể cả ông
Pompeo”. Hai nhân vật này
được biết đến với chủ trương
cứng rắn với Iran. Đặc biệt
ông Bolton từng bị Iran cáo
buộc là theo đuổi thay đổi
thể chế nước này.
Điều gì làm Mỹ
chùn tay?
Nói với đài
RT
(Nga), GS
Marandi cho rằng “người
Mỹ đủ thông minh để không
muốn một cuộc chiến. Mỹ
biết nếu một cuộc chiến xảy
ra, toàn bộ các cơ sở dầu,
khí ở vịnh Ba Tư và toàn bộ
tàu dầu sẽ bị phá hủy”. Các
cơ sở này nằm khá sát nhau
nên càng dễ bị tổn thương
một khi chiến tranh xảy ra.
Nếu bị phá hủy, trong hàng
năm dài sau đó các cơ sở này
sẽ chưa thể được xây dựng
lại, đẩy thế giới vào “một
cuộc suy thoái kinh tế lớn”.
Theo GS Marandi, khả
năng xung đột rất khó xảy ra
vì “sẽ không ai chiến thắng”
kể cả Mỹ. Thay vào đó, “cả
thế giới sẽ phải hứng chịu
hậu quả của việc khan hiếm
nghiêm trọng dầu, khí và
sẽ trong thời gian rất dài”.
Mặt khác, chuyên gia
Sabah Zangane về quan
hệ giữa Iran với các nước
Ả Rập và từng là đặc phái
viên Iran tại Tổ chức Hợp
tác Hồi giáo tin tưởng cấu
trúc xã hội - chính trị và quan
hệ giữa chính phủ và người
dân Iran-Iraq sẽ khiến Iraq
không cho phép Mỹ dùng
đất nước mình làm bàn đạp
đánh Iran.
Ông Zangane cho rằng sẽ
không lực lượng nào ở Iraq
ủng hộ ý định đánh Iran (nếu
có) của Mỹ. Vài ngày trước,
một giáo sĩ Sunni ở Iraq đã
huy động lực lượng bảo vệ
Iran trong trường hợp nước
này bị tấn công. Hơn nữa,
theo lời ông Zangane, hiện
vẫn còn nhiều cố vấn quân
sự Iran trên đất Iraq nhằm
giúp quân đội Iraq đánh Tổ
chức Nhà nước Hồi giáo tự
xưng (IS).
Ông Zangane cũng tin Mỹ
không cần có một cuộc đối
đầu quân sự. Theo ông, một
cuộc chiến với Iran không
có lợi cho Mỹ vì hai lý do.
Thứ nhất, chỉ còn hơn một
năm nữa là tới bầu cử tổng
thống ở Mỹ. Xúc tiến chiến
tranh lúc này là một sự tự
sát chính trị và gây nguy hại
lớn cho cả Mỹ và cộng đồng
quốc tế. Thứ hai, Mỹ nhiều
lần nói sẽ chuyển trọng tâm
chiến lược từ Trung Đông
đến Cận Đông. Vì thế chuyện
tạo một cuộc xung đột nữa ở
Trung Đông, ở vịnh Ba Tư
là đi ngược với chiến lược
này và tạo điều kiện để các
đối thủ Mỹ lợi dụng cuộc
chiến này để đạt các mục
tiêu của mình.•
Quốc tế -
ThứBa28-5-2019
ĐĂNGKHOA
C
ăng thẳng giữa Mỹ và
Iran vẫn đang hết sức
nguy hiểm khi hai bên
không ngừng đe dọa, cảnh
báo nhau và có nhiều bước
đi về quân sự.
Mỹ tập trận, đưa vũ khí
và quân đến gần Iran
Theo trang tin
USNI News
(Mỹ), giữa tháng này Mỹ
đưa hai tàu khu trục USS
Gonzalez và USS McFaul
chở tên lửa Tomahawk đến
vịnh Ba Tư. Hai tàu khu
trục tên lửa này hiện đang ở
gần các tàu chiến khác của
Mỹ trong khu vực nhằm đối
phó Iran.
Trong lúc này, đội tàu sân
bay tấn công USS Abraham
Lincoln chở theo 40 máy bay
némbomchiến lược hiện đang
đậu chờ bên ngoài bờ biển
Oman, gần Iran. Trong khi
đó tàu đổ bộ tấn công USS
Kearsarge thì đậu ngoài bờ
biển Các Tiểu vương quốc Ả
Rập thống nhất. Các máy bay
ném bom B-52 cũng đã bắt
đầu các chiến dịch trên không
từ căn cứ Al Udeid của Mỹ
ở Qatar. Hải quân Mỹ cũng
vừa tổ chức tập trận ở biển
Ả Rập với sự tham gia của
tàu sân bay USS Abraham
Lincoln, tàu đổ bộ tấn công
USS Kearsarge, phối hợp
với Quân đoàn Thủy quân
lục chiến của Mỹ.
USNI News
 nhận định
nếu Mỹ xúc tiến một cuộc
tấn công quân sự từ biển thì
“điểm có thể là tốt nhất để
thực hiện điều này là bên
ngoài vịnh Ba Tư” nhằm
giữ hải quân Mỹ xa tầm bắn
của tên lửa chống tàu Iran.
Ngày 19-5, một quả hỏa
tiễn rơi cách trụ sở Đại sứ
quán Mỹ ở thủ đô Baghdad
(Iraq) chỉ hơn 1 km. Quân
đội Iraq nói quả hỏa tiễn này
có vẻ được bắn từ phía Đông
Baghdad, nơi có căn cứ của
một số nhóm dân quân người
Shiite được Iran bảo trợ. Vài
giờ sau đó, Tổng thống Mỹ
Donald Trump lên Twitter
cảnh cáo Iran “đừng bao
giờ đe dọa Mỹ lần nữa”, vì
“nếu Iran muốn đánh nhau
thì đó sẽ chính thức là ngày
tàn của Iran”.
Tuần trước hãng tin
Fars
News
(Iran) dẫnmột số nguồn
tin Iraq cho biết quân đội Mỹ
cho 70 xe quân sự chở quân
từ Jordan sang Iraq, tăng số
lượng quân Mỹ ở Iraq lên
10.000. Mỹ còn gửi một
lượng vũ khí chưa xác định
đến Iraq thông qua các công
ty an ninh ở Jordan. Hiện các
lực lượng Mỹ ở Iraq được
đặt vào tình trạng báo động
cao vì căng thẳng với Iran.
Trước đó, giữa tháng 5 Mỹ
cho sơ tán một bộ phận nhân
viên ngoại giao khỏi Iraq.
Liệu có khi nào Iraq sẽ trở
thành nơi Mỹ dùng làm bàn
đạp đánh Iran?
Sẽ không có
cuộc chiến nào
Trong khi đó theo tin từ
New York Times
(Mỹ), vừa
rồi các quan chức tình báo
Mỹ đã giải mật một bức ảnh
chụp một tàu Iran trên vịnh
Ba Tư có chở tên lửa. Một
số hình ảnh khác chưa được
giải mật, chụp cảnh nhiều
vệ binh Quân đoàn Vệ binh
Cách mạng Iran đưa tên lửa
đạn đạo tầm ngắn lên một
số tàu tại nhiều cảng Iran.
Theo
New York Times
, các
bức ảnh cho thấy Iran đang
huy động lực lượng, điều này
đặt tàu chiến, căn cứ và tàu
thương mại Mỹ trong khu
vực vào rủi ro.
Cả Cố vấn an ninh quốc
giaMỹ John Bolton và Ngoại
trưởng Mỹ Mike Pompeo
đều cho rằng nếu kết hợp
với các thông tin tình báo
khác, những hình ảnh tên
lửa này có thể cho thấy Iran
đang chuẩn bị tấn công Mỹ.
Các diễn biến này làm tăng
thêm lo ngại về một cuộc
xung đột khó tránh giữa Mỹ
và Iran. Tuy nhiên, theo GS
Mohammad Marandi tại ĐH
Tehran (Iran), một số nước
trong khu vực muốn đánh
Iran nhưng Mỹ thì không.
Đội tàu sân bay tấn côngUSS AbrahamLincoln vẫn chưa đến eo biểnHormuz - cửa biển hẹp
mở vô vịnh Ba Tư. Ảnh: REUTERS
• Congo
: Hãng tin
AP
ngày 26-5
đưa tin đã có ít nhất 30 người chết
và hàng trăm người mất tích sau
khi một chiếc chuyền bị lật ở hồ
Mai Ndombe, TP Inongo nước này.
Thị trưởng TP Simon Mbo Wemba
cho biết thời điểm xảy ra tai nạn
trên thuyền chở theo khoảng 350
hành khách, hầu hết là giáo viên,
trong đó chỉ 183 người còn sống
sót. Nguyên nhân ban đầu được xác
định là do thời tiết xấu và khả năng
thuyền bị quá tải, cũng như không
đủ áo phao.
• Nhật
: Sáng 27-5, Nhật hoàng
Naruhito và hoàng hậu Masako tiếp
đón Tổng thống Mỹ Donald Trump
và đệ nhất phu nhân Melania tại
cung điện Hoàng gia ở thủ đô Tokyo
trong chuyến thăm Nhật bốn ngày.
Qua đó, ông Trump chính thức trở
thành nguyên thủ quốc gia đầu tiên
gặp tân Nhật hoàng sau lễ đăng
quang hồi đầu tháng 5-2019. Theo
Reuters
, quyết định này của ông
Naruhito là nhằm thể hiện sự khăng
khít trong liên minh hai nước.
• Iraq
: Chính quyền Baghdad
ngày 26-5 đã tuyên án tử hình với
ba phiến quân người Pháp thuộc Tổ
chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng
(IS) bị bắt khi đang tiến công vào
Syria. Cả ba tay súng này đều là
người gốc Paris trước khi đầu quân
và chiến đấu cho IS. Một tên trong
số đó đã từng tham gia trong các vụ
tấn công ở Pháp và Bỉ. Iraq trong
những tháng gần đây được bàn giao
hàng ngàn phiến quân từ Syria bị
bắt trong các trận chiến tiêu diệt IS,
đài
AFP
đưa tin.
VĨ CƯỜNG
Truyền thôngAnh đưa tin nước này đã bí mật chuyểnmột
lực lượng đặc biệt đến Trung Đông nhằm đối phó việc Iran
tấn công vào các tàu thươngmại của Anhở vịnhBaTư. Động
thái của Anh diễn ra sau khi xảy ra vụ bốn tàu dầu thương
mại bị tấn công ở vịnh Ba Tư tuần trước. Mỹ cáo buộc phía
Iran là thủ phạm. Trong khi đó, Hạm đội 5 hải quân Mỹ cho
biết Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh - bao gồm tất cả quốc gia
Ả Rập ở vịnh Ba Tư ngoại trừ Iraq - đã bắt đầu “tăng cường
tuần tra an ninh” ở các vùng biển quốc tế trong khu vực
biển Ả Rập từ ngày 18-5.
Chúng tôi không hứng thú
với việc leo thang căng thẳng
trong khu vực, vì nếu có điều
gì đó đi sai đường, mọi người
sẽ mất mát, trong đó có Iran,
trong đó có Mỹ, có tất cả các
nước ở khu vực.
Đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc
MAJID TAKHT-E RAVANCHI
Tiêu điểm
Nếu Mỹ xúc tiến một
cuộc tấn công quân
sự từ biển thì điểm
tốt nhất để thực
hiện điều này là bên
ngoài vịnh Ba Tư.
2
người chết và hơn 600 người phải nhập bệnh viện khi
Nhật hứng chịu một đợt nắng nóng bất thường xảy ra
trên diện rộng hôm 26-5. Nhiệt độ đã tăng lên đến mức
kỷ lục gần 38,8 độ C ở hai thị trấn Obihiro và Ikeda.
Cơ quan khí tượng Nhật đã phát cảnh báo nhiệt độ
cao trên diện rộng từ Hokkaido đến khu vực Kinki và
kêu gọi người dân cảnh giác nguy cơ bị say nắng. Một
số công ty đường sắt đã phải hủy nhiều chuyến do lo
sợ biến dạng thanh ray dưới nắng nóng, theo tờ
The
Japan Times.
VĨ CƯỜNG
Mỹ nói đủ thông minh để
không chiến tranh với Iran
Chiến tranh với Iran sẽ đẩy thế giới đến bờ vực thảmhọa kinh tế cùng cuộc khủng hoảng khan hiếmdầu.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 16
Powered by FlippingBook