128-2019 - page 10

10
Bạn đọc -
ThứHai 10-6-2019
TRÚCPHƯƠNG-HỮUĐĂNG
V
ừa qua, Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) đã
chính thức bổ sung
chứng nghiện trò chơi điện
tử là một bệnh lý trong danh
sách cập nhật phân loại bệnh
quốc tế (ICD). Theo WHO,
nghiện game là một bệnh về
tâm thần.
Hè là dịp để trẻ em được
vui chơi, giải trí sau một thời
gian dài học tập. Tuy nhiên,
việc được sân chơi lànhmạnh,
bổ ích và phương án quản lý
trẻ dịp hè vẫn là nỗi lo của
nhiều bậc phụ huynh. Nhiều
phụ huynh thường để trẻ sử
dụng iPhone, iPad hay để trẻ
tự do chơi game quá nhiều
mà không biết rằng việc lạm
dụng những thứ đó có thể làm
ảnh hưởng tới tương lai của
con em mình.
Biểu hiện của trẻ
nghiện game
Theo BS CK II Trần Minh
Khuyên, chuyên khoa Tâm
thần kinh và trị liệu tâm lý,
giám định viên pháp y tâm
thần, chứng rối loạn chơi game
hay còn gọi nghiện game là
một chứng rối loạn tâm thần.
Người nghiện thường có
các biểu hiện như thèm chơi
game, chơi game liên tục
không nghỉ trong nhiều giờ,
không kiểm soát được việc
chơi game, không có khả
năng kiểm soát được thời
gian chơi game trên máy tính,
mất thời gian vì chơi game,
bỏ bê các việc học tập, công
việc, che giấu các cảm giác
và tình huống khó chịu, nói
dối về thời gian chơi game.
Ngoài ra, người bệnh còn
có các biểu hiện về cảm xúc
như sẽ tỏ ra khí sắc trầm, mất
hứng thú, sở thích mà chỉ tập
trung vào việc chơi game, mất
ngủ, chán ăn, ăn ít, rối loạn
tâm thần vận động, giảm sút
năng lượng, khó suy nghĩ,
tập trung hoặc ra quyết định.
“Ngày càng có nhiều trường
hợp nhập bệnh viện điều trị do
nghiện game, trong đó phần
lớn các bệnh nhân ở lứa tuổi
học sinh, việc điều trị nghiện
game không quá đắt đỏ. Tuy
nhiên, khi bệnh càng nặng
thì di chứng để lại có thể rất
nặng nề, nhiều trường hợp
người bệnh phải điều trị tâm
thần cả đời. Ngay cả khi đã
cai nghiện thành công, đứa
trẻ vẫn có thể tái nghiện nếu
không có sự lưu tâm thỏa
đáng của phụ huynh” - BS
Khuyên nói.
Con bạn đang ở mức
độ nghiện game nào?
Hệ thốngTrường Phổ thông
nội trú IVS (TP.HCM) là ngôi
trường chuyên giáo dục, điều
trị đối với những học sinh
nghiện game, cá biệt, tăng
động. Là người đang công
tác tại trường này, ông Đặng
Lê Anh, Phó Viện trưởng
Viện Nghiên cứu phát triển
võ Việt Nam và thể thao, cho
biết nhà trường mới tiếp nhận
thêm hai trường hợp gia đình
gửi các em vào để điều trị vì
nghiện game.
Em NA (16 tuổi, Bến Tre)
là con một trong nhà, chơi
game từ năm chín tuổi. Thời
gian đầu chơi rải rác hai, ba
tiếng một ngày, sau tần suất
chơi game tăng lên, thay vì
Cai nghiệngame cho conbằng cáchnào?
Về phương pháp điều trị, cả BS TrầnMinh Khuyên và ông
Đặng Lê Anh đều cho rằng việc đầu tiên trong quá trình
điều trị là tách người nghiện ra khỏi môi trường game bằng
cách rèn luyện thể chất như chơi thể thao, buộc trẻ phải
sinh hoạt giờ giấc điều độ hằng ngày. Đồng thời, gia đình
cần cho trẻ thamgia các chuyến thamquan, các hoạt động
ngoại khóa để tăng cơ hội giao tiếp với xung quanh, quên
đi khao khát chơi game và tăng khả năng tái hòa nhập với
cuộc sống thực tại.
Kèm theo đó là kết hợp với các biện pháp tâm lý trị liệu
- nhận thức hành vi như phân tích cho trẻ hiểu tác hại của
việc chơi game, tạo cho trẻ môi trường sống lành mạnh và
dạy cho trẻ kỹ năng sống…
Hè đến rồi, làm sao giải thoát con
khỏi iPad và game?
rải rác chơi thì ngày nào cũng
chơi. Do chơi game quá nhiều
cộng với cãi lời cha mẹ nên
A. bị đưa vào đây.
Một trường hợp khác là em
VT (15 tuổi, TP.HCM), chơi
game từ năm 12 tuổi, vì quá
đammê game (chơi tám tiếng
một ngày) nên năm lớp 9 em
đã bỏ thi. T. chơi thâu đêmcho
tới sáng. Cũng vì do nghiện
game, ảnh hưởng tới học tập
cũng như sinh hoạt nên gia
đình phải gửi T. vào trường.
“Quá trình nghiện game
có ba mức độ là thích game
(người chơi chỉ chơi rải rác
từ 30 đến 45 phút một lần),
mê game (chơi từmột đến hai
giờ trongmột ngày) và nghiện
game (chơi nhiều hơn ba giờ
trong một ngày và chơi liên
tục nhiều ngày).
Độ tuổi dễ bị ảnh hưởng
nhiều nhất là 13 đến 20 tuổi.
Thường thì trẻ ở mức độ một
và hai thì sẽ dễ điều trị hơn,
nếu trẻ rơi vào mức độ ba
nghĩa là tâm lý của trẻ đã bị
ảnh hưởng nặng nề trong thế
giới game. Khi đó, việc điều
trị liên quan nhiều đến bệnh
lý, bị rối loạn tâm thần nhiều
hơn, khó điều trị hơn” - ông
Đặng Lê Anh nhận định.•
Dù trời đã khuya nhưng vẫn còn nhiều đứa trẻmải mê chơi game trongmột tiệm Internet ở TP.HCM.
Ảnh: HỮUĐĂNG
“Quá trình nghiện
game có ba mức
độ là thích game
(người chơi chỉ chơi
rải rác từ 30 đến 45
phút một lần), mê
game (chơi từ một
đến hai giờ trong
một ngày) và nghiện
game (chơi nhiều
hơn ba giờ trong một
ngày và chơi liên tục
nhiều ngày).
Tổ chức Y tếThế giới (WHO) vừa chính thức bổ sung chứng nghiện trò chơi điện tử làmột bệnh lý trong
danh sách cập nhật phân loại bệnh quốc tế.
Đón taxi từ sânbay, kháchbị vòi thêmtiền chặngngắn
Mới đây, khi máy bay hạ cánh
xuống sân bay Tân Sơn Nhất sau
chuyến công tác, tôi đi bộ ra vị
trí chờ đón taxi trong sân bay để về nhà nghỉ ngơi sau
chuyến đi dài ngày.
Đứng chờ đợi chừng hơn năm phút, một chiếc taxi của
hãng taxi Vinasun chạy trờ tới. Tôi được nhân viên làm
nhiệm vụ an ninh, bảo vệ trong sân bay ra hiệu bước lên
xe. Xe vừa lăn bánh và khi nghe tôi nói địa chỉ về nhà
của mình ở đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân
Bình, nữ tài xế tỏ vẻ khó chịu và bảo với tôi chút nữa nhớ
cho chị thêm mấy chục nghìn nữa để chị... “bù lỗ”.
Bình thường đi taxi chặng ngắn, tôi vẫn cho thêm tiền
tài xế nhưng đó là một sự tự nguyện. Tôi không thích bị
vòi tiền như thế này. Tôi nói với chị là tôi sẽ trả tiền xe
theo đúng hành trình của mình được thể hiện trên hóa đơn
taxi, nếu chị cảm thấy không hài lòng hay không tiện thì
có thể dừng xe ngay trong sân bay để tôi có thể xuống đón
xe khác về nhà.
Thể hiện thái độ bực bội, chị nói với tôi rằng từ sáng giờ
chị chạy toàn là những cuốc xe gần và trong tháng vừa rồi
chị phải bấm bụng “bù lỗ” mấy triệu đồng từ tiền túi của
mình do không đạt doanh số vì chạy toàn cuốc ngắn khi
chở hành khách. Chị còn nói thêm do tôi đã bước lên xe
chứ nếu biết tôi đi cuốc ngắn chị sẽ từ chối ngay trước đó.
Thú thật sau chuyến công tác dài ngày, tôi muốn nhanh
chóng về nhà để nghỉ ngơi. Thế nhưng ngồi trên taxi buổi
trưa hôm đó với gần 30 phút từ sân bay về nhà, tôi mệt
mỏi và thật sự khó chịu vì chị tài xế liên tục than khổ rồi
kể lể những áp lực trong công việc, doanh số, hoàn cảnh
của mình phải nuôi đàn con nhỏ ở nhà... Sau câu chuyện
kể là chị mong tôi “thông cảm” vì theo chị cũng đã có
nhiều hành khách thông cảm với chị bằng việc cho thêm
tiền chị đi cuốc ngắn.
Đây không phải là lần đầu tiên tôi đi taxi từ sân bay Tân
Sơn Nhất về nhà sau chuyến công tác hay sau chuyến về
thăm quê rồi trở lại TP. Đây cũng không phải lần đầu tiên
tôi cho thêm tài xế taxi vài chục nghìn khi họ chạy cuốc
ngắn và phải nghe kể lể về hoàn cảnh khó khăn, về việc
phải bù lỗ vì không đủ doanh số theo quy định của các
hãng taxi.
Tôi không hiểu trong hoạt động nghề nghiệp, việc chạy
xe đón khách của người tài xế các hãng taxi quy định như
thế nào nhưng việc tài xế vòi tiền hay xin tiền thêm của
hành khách để bù lỗ cho đoạn đường ngắn là khó chấp
nhận được.
Vài lời góp ý, tôi rất mong các hãng taxi, trong đó có
hãng taxi Vinasun đang hoạt động trong sân bay Tân Sơn
Nhất cần nhắc nhở nhân viên cũng như tài xế của mình,
tránh làm phiền hành khách đi taxi chặng ngắn như vậy.
Nếu thấy cần thiết thì các hãng taxi cứ tăng giá những
đoạn đường ngắn hơn chặng bình thường một cách sòng
phẳng, nếu khách hàng thấy hợp lý thì đi thôi, đừng để tài
xế bị thiệt và hành khách không vui.
MINH VŨ
Từphảnánhcủabạnđọc
PhápLuậtTP.HCM
nêutrên,chúng
tôi đã liênhệ với đại diệnVinasun. ÔngTạ LongHỷ, PhóGiám
đốcVinasunCorp,chobiếtcácquyđịnhcủacôngtyđềukhông
chophép tài xế cóhànhvi vòi vĩnh thêmtiềncủa khách, ngoại
trừ phần cước phí phải thanh toán cho chuyến đi. Đây chỉ là
hànhvi bột phát của cánhân tài xế, làmảnhhưởngđếnchính
sách của công ty là luôn đảmbảo quyền lợi của khách hàng.
ÔngHỷrấtmongkháchhàngcungcấpsốtàixế,biểnsốxehoặchọ
têncủatàixếcùngthờigian,hànhtrìnhđểcôngtykiểmtravàcó
hướngkhắcphụcnhằmbảovệquyềnlợitốtnhấtcủakháchhàng.
“Với hành vi vòi vĩnh tiền của khách, tài xế vi phạm sẽ bị
công ty sa thải” - ông Hỷ nhấn mạnh.
TRÚC PHƯƠNG
ghi
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook