128-2019 - page 7

7
Pháp luật
&
cuộc sống -
Thứ Hai 10-6-2019
(Tiếp theo trang 1)
Luật và đời
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết vì muốn thu hút
các quy định có liên quan vào dự thảo Luật Phòng, chống tác hại
của rượu bia nhưng do có nhiều ý kiến khác nhau nên Quốc hội đã tổ
chức biểu quyết để tiếp tục hoàn thiện dự luật.
Chi tiết hơn, khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã
cấm “điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường
mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 mg/100 ml máu
hoặc 0,25 mg/lít khí thở”. Khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường
thủy nội địa 2004 cũng đưa ra các giới hạn về nồng độ cồn trong
máu...
Nay với dự luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, Chính phủ
cũng muốn có cả các cấm đoán đại loại như thế. Chiều 3-6, hai
phương án được đưa ra lấy ý kiến biểu quyết vừa có cấm tiệt vừa
có cấm một phần. Ngặt nỗi phương án 1 chỉ được gần 50% số đại
biểu đồng ý (dù được lấy ý kiến tới hai lần do lần đầu nhiều đại biểu
không nghe rõ nội dung); phương án 2 cũng có tỉ lệ đồng ý tương tự.
Với tỉ lệ này, nếu không có thay đổi nào khác, có thể dự luật được
Quốc hội xem xét thông qua tới đây sẽ không có quy định cấm đoán
nào dành cho người lái xe có uống rượu bia.
Tất nhiên, dù dự luật không đề cập đến nhưng với quy định hiện
nay của các luật giao thông (và Nghị định 46/2016…) thì người lái
xe có hơi men vẫn phải chịu các mức chế tài phù hợp. Vấn đề là
chuyện xem ra cũng đơn giản nhưng vì sao dư luận lại hiểu lầm là
Quốc hội chưa đồng thuận cấm lái xe khi đã uống rượu bia? Lỗi từ
cách giật tít của báo chí như ai đó đã nói? Hay chính xác hơn phải là
từ phương thức xây dựng dự luật có khiếm khuyết khiến các đại biểu
Quốc hội, nhà báo, người dân đã không thể hiểu đúng, hiểu ngay ý
của nhau?
Theo ban soạn thảo dự luật, các văn bản pháp luật về phòng,
chống tác hại của rượu bia hiện còn tản mạn, chưa mang tính hệ
thống, hiệu lực pháp lý thấp, chủ yếu là nghị định, thông tư, chỉ thị.
Hậu quả là có sự chồng chéo, thiếu đồng bộ, khó thống nhất trong
tổ chức thực thi…
Từ đó, dự luật
mong muốn điều
chỉnh các tác hại
của rượu bia trong
nhiều lĩnh vực,
không chỉ đối với
sức khỏe mà còn
đối với kinh tế, xã
hội.
Theo đó, nội
dung của dự luật
vừa có những quy
định hoàn toàn
mới, vừa có những
quy định được tạo
dựng, nâng cấp
trên các văn bản
hiện hành. Đơn cử,
trong ba nội dung
cần xin ý kiến đại
biểu vào chiều 3-6 thì có hai nội dung rất mới (thời gian bán rượu
bia để tiêu dùng tại chỗ; khung thời gian không được quảng cáo rượu
bia trên báo nói, báo hình). Còn nội dung liên quan đến việc uống
rượu bia của người điều khiển phương tiện giao thông thì đã có từ
lâu trong các luật giao thông.
Điều đáng nói là suốt một thời gian dài ban soạn thảo đã không
có sự lưu ý cần thiết về những cấm đoán đang có trong các luật giao
thông đó. Khi muốn tích hợp các quy định đó vào dự luật nhưng
người đề nghị thế này, người mong mỏi thế khác, thay vì tổ chức biểu
quyết trước về việc tích hợp đó rồi sau đó mới tính đến hai phương
án cụ thể thì Quốc hội lại làm khác đi. Chưa kể là khi tổ chức biểu
quyết, những người có thẩm quyền của Quốc hội cũng không thông
tin về việc đã có luật hiện hành cùng mục đích bỏ phiếu để ai nấy đều
tỏ tường.
Vậy là cả hai phương án đều không đạt quá bán và sự bán tín bán
nghi của dư luận cũng từ đây mà ra!
Để không còn làm cho nhiều người hoang mang, bức xúc, báo chí
sẽ phải có cách đưa tin đầy đủ. Quan trọng hơn, cơ quan soạn thảo
luật lẫn những nhà lập pháp cũng cần phải rút kinh nghiệm trong
việc cung cấp thông tin và cách thức làm luật nhằm tránh những hiểu
lầm đáng tiếc như vừa rồi. Điều này luôn rất cần vì theo nhận định
của Chính phủ thì các quy định phòng, chống tác hại của rượu bia
hiện còn thưa thớt, rải rác nên người dân khó nhớ, ít thông.
NGUYÊN THY
Nội dung trong các dự thảo
và 2 phương án biểu quyết
Liên quan đến việc người lái xe có uống rượu
bia, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu
bia lúc siết nhiều, lúc siết ít, lúc muốn giữ nguyên
theo các luật giao thông.
Có lúc dự luật yêu cầungười lái bất kỳ loại xenào
(ô tô hay xe gắnmáy…) đều không được có nồng
độ cồn trongmáu hoặc hơi thở. Có lúc dự luật chỉ
cấmtiệt đối với người lái ô tô và tăngmức hạn chế
đối với xe máy (nồng độ cồn giới hạn trong máu
sẽ là 30mg/100ml máu hoặc 0,15mg/lít khí thở).
Hai phương ánđược đưa ra lấy ý kiếnbiểuquyết
vào chiều 3-6 là: 1) Cấm điều khiển phương tiện
giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng
độ cồn; 2) Cấmđiều khiểnphương tiệngiao thông
mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt
mức quyđịnh củapháp luật về an toàngiao thông.
Luật cấmrượubiavà lỗi
gâynhầmlẫn
Cựu thứ trưởng Công
an Bùi Văn Thành (bị
tòa sơ thẩm xử 30 tháng
tù) kháng cáo đề nghị
TAND Cấp cao tại Hà
Nội cân nhắc cho mình
được hưởng án treo.
Hôm nay, 2 cựu
thứ trưởng
công an lại hầu tòa
Sau khi bị bác kháng cáo kêu oan trong vụĐông ÁBank,
Vũ “nhôm” cùng hai cựu thứ trưởng Bộ Công an tiếp tục
hầu tòa lần thứ hai.
TUYẾN PHAN
T
heo dự kiến, hôm nay (10-6), TAND
Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở lại phiên phúc
thẩm xét xử Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ
“nhôm”, cựu thượng tá, Tổng cục V, Bộ
Công an) cùng hai cựu thứ trưởng Bộ Công
an trong vụ án liên quan đến việc thâu tóm
hàng loạt nhà, đất công sản.
Trong số này, Vũ “nhôm” bị cáo buộc tội lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ. Hai cựu thứ trưởng
Bộ Công an Bùi Văn Thành và
Trần Việt Tân cùng bị xét xử
về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng.
Hai bị cáo còn lại là Phan
Hữu Tuấn (cựu phó tổng cục
trưởng Tổng cục V, Bộ Công
an) và Nguyễn Hữu Bách (cựu
cán bộ Tổng cục V) bị xét xử
về tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ.
Trước đó, cuối tháng 1-2019, TAND TP Hà
Nội mở phiên sơ thẩm xét xử năm bị cáo nói
trên trong vụ thâu tóm bảy dự án đất vàng tại
Đà Nẵng và TP.HCM, gây thiệt hại hơn 1.159
tỉ đồng. Tòa tuyên phạt Vũ “nhôm” 15 năm
tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ; cựu thứ trưởng Trần
Việt Tân 36 tháng tù, cựu thứ trưởng Bùi Văn
Vũ “nhôm” và các bị cáo trong vụ án
(
cựu thứ trưởng Bùi Văn Thành,
hàng trên, bìa trái;
cựu thứ trưởng Trần Việt Tân
, hàng trên, bìa phải)
. Ảnh: TUYẾNPHAN
Thành 30 tháng tù, cùng về tội thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Hai bị cáo Phan Hữu Tuấn và Nguyễn Hữu
Bách cùng bị tuyên năm năm tù về tội lợi dụng
chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Sau phiên sơ thẩm, nhiều bị cáo đã có đơn
kháng cáo. Vũ “nhôm” kháng cáo cho rằng
mình hoàn toàn không phạm tội lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ,
không đồng ý với nội dung bản án sơ thẩm
mà TAND TP Hà Nội đã tuyên.
Tr o n g k h i đ ó , c ự u t h ứ
trưởng Công an Bùi Văn Thành
kháng cáo đề nghị TAND Cấp
cao tại Hà Nội cân nhắc cho
mình được hưởng án treo. Còn
ông Trần Việt Tân thì không
chấp nhận những phán quyết
của tòa sơ thẩm TAND TP Hà
Nội về nội dung cũng như hình
phạt 36 tháng tù. Ông đề nghị
được tòa cấp phúc thẩm xem
xét, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho
mình theo quy định của pháp luật.
Trước đó, chiều 7-6, TAND Cấp cao tại
TP.HCM đã tuyên án phúc thẩm vụ gây thất
thoát hơn 3.608 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng
Thương mại Cổ phần Đông Á (DAB). Tòa đã
tuyên bác kháng cáo, y án 17 năm tù đối với
Vũ “nhôm” về tội lạm dụng chức vụ, quyền
hạn chiếm đoạt tài sản.•
1,2,3,4,5,6 8,9,10,11,12,13,14,15,16
Powered by FlippingBook